290+ câu trắc nghiệm môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 300 câu trắc nghiệm Chủ nghĩa xã hội khoa học - có đáp án. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn "Thi Thử" để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ai là người được Ph.Ăngghen đánh giá là “nắm phép biện chứng một cách cũng tài tình như Hêghen là người đương thời với ông”?
A. Mê li ê
B. Xanh Ximông
C. Phurie
D. Ôoen
-
Câu 2:
Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào?
A. Tình yêu
B. Tự nguyện
C. Hôn nhân 1 vợ một chồng
D. Cả a, b và c
-
Câu 3:
Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
B. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Do sự phát triển của giai cấp công nhân
D. Giai cấp tư sản đã trở thành giai cấp phản động
-
Câu 4:
Mâu thuẫn cơ bản nổi bật của thời đại hiện nay là:
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
B. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
C. Các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với Chủ nghĩa đế quốc
D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa
-
Câu 5:
Quan hệ giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa xã hội:
A. Là mâu thuẫn
B. Là thống nhất
C. Là thống nhất về căn bản
D. Đồng nhất với nhau
-
Câu 6:
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu cơ cấu xã hội nào:
A. Cơ cấu xã hội – dân cư.
B. Cơ cấu xã hội – nghề nghiệp.
C. Cơ cấu xã hội – dân số.
D. Cơ cấu xã hội – giai cấp.
-
Câu 7:
Mặt khác tôn giáo phản ánh nhu cầu, khát vọng được cứu dúp, được che chở, được công bằng, được hạnh phúc của con người. Nội dung nói về:
A. Tính lịch sử của tôn giáo.
B. Tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện của tôn giáo.
C. Tính chính trị của tôn giáo.
D. Cả ba nội dung trên.
-
Câu 8:
“Vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học”, thuộc phương pháp nghiên cứu:
A. Kết hợp lịch sử – lôgíc.
B. Khảo sát và phân tích.
C. Tổng kết lý luận từ thực tiễn.
D. Liên ngành.
-
Câu 9:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ... và không ... của nhân dân.
A. Tôn giáo
B. Tín ngưỡng
C. Tín ngưỡng - tôn giáo
D. Tôn giáo - tín ngưỡng
-
Câu 10:
Yếu tố nào có tác động trực tiếp để phát huy nguồn lực con người?
A. Phát triển kinh tế - xã hội
B. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin
C. Giáo dục về đạo đức, lối sống
D. Giải quyết việc làm
-
Câu 11:
Xu hướng liên hiệp các quốc gia do:
A. Nhu cầu phát triển PTSX hàng hóa – Quốc tế hóa.
B. Chủ nghĩa đế quốc thực hiện chiến tranh xâm lược.
C. Các dân tộc thuộc đia liên hiệp lại chống CNĐQ.
D. Cả a, b, c
-
Câu 12:
V.I. Lênin sinh ngày tháng năm nào?
A. 5.5.1870
B. 22.4.1870
C. 18.3.1870
D. 28.11.1870
-
Câu 13:
Điều kiện và tiền đề kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
B. Phát triển kinh tế - xã hội
C. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và thực hiện luật Hôn nhân và nâng cao trình độ văn hoá và dân trí cho mọi người dân
D. Cả a, b và c
-
Câu 14:
Tìm ra định nghĩa đúng nhất về giai cấp công nhân:
A. Là giai cấp bị thống trị.
B. Là giai cấp lao động trong nền sản xuất công nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại của xã hội.
C. Là giai cấp đông đảo trong dân cư.
D. Là giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất
-
Câu 15:
So với các nền dân chủ trước đây, dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác biệt cơ bản nào?
A. Không còn mang tính giai cấp.
B. Là nền dân chủ phi lịch sử.
C. Là nền dân chủ thuần tuý.
D. Là nền dân chủ rộng rãi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
-
Câu 16:
CNXH không xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung mà chủ yếu xóa bỏ chế độ sở hữu TBCN vì:
A. Các chế độ sở hữu khác đã bị CNTB xóa bỏ.
B. Ý chí chủ quan của giai cấp công nhân.
C. Nhu cầu thiết lấp chế độ công hữu.
D. Thiết lập QHSX mới.
-
Câu 17:
Cách mạng châu Âu 1848 là:
A. Cách mạng XHCN.
B. Tạo tiền đề cho cách mạng XHCN.
C. Cách mạng công nghiệp.
D. Cách mạng nông dân.
-
Câu 18:
V.I. Lênin mất ngày tháng năm nào?
A. 22.4.1924
B. 21.1.1924
C. 21.1.1922
D. 28.1.1924
-
Câu 19:
Điều kiện khách quan khách của cách mạng XHCN là:
A. Nền sản xuất đại công nghiệp xã hội hóa TBCN.
B. Giai cấp công nhân đấu tranh chống lại nhà tư bản.
C. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản.
D. Sự bóc lột của giai cấp tư sản.
-
Câu 20:
Câu “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” là của ai?
A. C.Mác
B. Ph.Ăng ghen
C. C.Mác và Ph.Ăng ghen
D. V.I.Lênin
-
Câu 21:
Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bắt đầu và kết thúc khi nào?
A. Từ khi Đảng cộng sản ra đời và xây dựng xong chủ nghĩa xã hội.
B. Bắt đầu từ thời kỳ quá độ cho đến khi xây dựng xong giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
C. Bắt đầu từ giai đoạn cao của xã hội cộng sản và kết thúc ở giai đoạn cao của xã hội cộng sản.
D. Cả ba đều không đúng.
-
Câu 22:
Đặc trưng nào trong số các đặc trưng sau được coi là đặc trưng cơ bản nhất của giai cấp công nhân nói chung?
A. Không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động.
B. Họ lao động trong nền công nghiệp có trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại.
C. Bị giai cấp tư sản bóc lột
D. Cả ba đều sai
-
Câu 23:
Trạng thái tự nhiên xã hội loài người trong lịch sử thuộc thời đại nào:
A. Công xã nguyên thủy.
B. Cổ đại.
C. Phong kiến.
D. Tư bản.
-
Câu 24:
Tôn giáo mới ra đời ở Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX là:
A. Phật giáo.
B. Công giáo.
C. Tin lành.
D. Cao đài.
-
Câu 25:
“Trong tình hình sản xuất tư bản chủ nghĩa còn chưa chin muồi, thì lỳ luận tương ứng với tình hình đó cũng chưa chin muồi được”. Nội dung trên nói về:
A. Hoàn cảnh lịch sử.
B. Nội dung tư tưởng XHCN.
C. Những hạn chế của CNXH không tưởng.
D. Nguyên nhân của những hạn chế.
-
Câu 26:
Theo Đảng ta cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa bao gồm:
A. Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa
B. Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức xã hội chính trị.
C. Đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 27:
Câu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”là của ai?
A. C.Mác
B. C.Mác & Ph.Ăng ghen
C. V.I Lênin
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 28:
Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng nhau chung sống?
A. 49
B. 52
C. 54
D. 56
-
Câu 29:
Nội dung cơ bản quyết định nhất của liên minh là:
A. Liên minh về chính trị.
B. Liên minh về kinh tế.
C. Liên minh về văn hóa.
D. Liên minh về xã hội.
-
Câu 30:
Để tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay thì chính sách cụ thể nào của Đảng và Nhà nước ta được coi là vấn đề cực kỳ quan trọng?
A. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá của các dân tộc.
B. Phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số.
D. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.