750 câu trắc nghiệm Quản trị học
tracnghiem.net chia sẻ 750 câu trắc nghiệm Quản trị học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể lãnh đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiến trình kiểm tra dự phòng gồm mấy bước?
A. 3
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 2:
Tại sao kiểm tra phải khách quan?
A. Vì nếu có định kiến, sẽ không đánh giá đúng về sự thực hiện nhiệm vụ
B. Vì nhằm để kiểm tra đạt hiệu quả cao
C. Vì để phù hợp đặc điểm tổ chức
D. A, B đúng
-
Câu 3:
Sự kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu như thế nào?
A. Phải cho thấy sự khác biệt giữa thành quả thực tế và thành quả mong đợi
B. Quan tâm đến những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của xí nghiệp.
C. Chỉ dựa vào chỗ khác biệt và không nên quan tâm đến các sai lệch khác.
D. A,B đúng
-
Câu 4:
Tại sao nhà quản trị phải hiểu rõ các thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra?
A. Vì nó giúp nhà quản trị nắm được điều gì đang xảy ra.
B. Vì nếu không hiểu rõ, nhà quản trị không thể sử dụng được nó và việc kiểm tra sẽ vô nghĩa.
C. Cả A, B đúng
D. A sai, B đúng
-
Câu 5:
Cơ chế kiểm tra phải được thiết kế dựa trên cơ sở nào?
A. Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.
B. Theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra.
C. A đúng, B sai
D. A và B đúng
-
Câu 6:
Tại sao mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế kiểm tra theo những yêu câu riêng?
A. Vì các tổ chức đều có hoạt động riêng biệt.
B. Vì các doanh nghiệp có mục tiêu hoạt động khác nhau.
C. Vì các doanh nghiệp có những con người khác nhau
D. Cả A, B, C đúng
-
Câu 7:
Có mấy nguyên tắc để xây dựng cơ chế kiểm tra?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 8:
Nhà quản trị cần có năng lực gì trong chức năng kiểm tra?
A. Giải thích các số liệu thống kê.
B. Giải thích các bảng biểu
C. Xác định và dự đoán trước các chiều hướng chính và những thay đổi cần thiết.
D. A và B đúng
-
Câu 9:
Nhà quản trị cần làm gì trong công tác kiểm tra?
A. Theo dõi thường xuyên công việc
B. Sử dụng các biện pháp kiểm tra thích hợp.
C. Giải thích các báo cáo và số kiệu kiểm tra hằng ngày
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 10:
Khâu cuối cùng trong chức năng của quản trị?
A. Tổ chức
B. Kiểm tra
C. Hoạch định
D. Điều khiển
-
Câu 11:
Tại sao phải phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo trong kiểm tra quản trị?
A. Để loại bớt những gì ít quan trọng hay không cần thiết
B. Để xác định và dự đoán những chiều hướng chính và thay đổi cần thiết.
C. Để đơn giản hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành, trách nhiệm.
D. Để tăng năng suất và đem lại lợi nhuận cao?
-
Câu 12:
Tại sao phải phổ biến các chỉ dẫn cần thiết 1 cách liên tục trong kiểm tra quản trị?
A. Cải tiến sự hoàn tất công tác.
B. Tiết kiệm thời gian, công sức của mọi người để tăng năng suất và đem lại lợi nhuận cao.
C. A và B
-
Câu 13:
Cái nào không phải là mục đích của kiểm tra quản trị?
A. Làm sang tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng.
B. Phát hiện kịp thời những vấn đề và những đơn vị bộ phận chịu trách nhiệm để sửa sai.
C. Làm phức tạp hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và trách nhiệm.
D. Phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo để loại bớt những gì ít quan trọng
-
Câu 14:
Cái nào là mục đích của kiểm tra quản trị?
A. Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp mục tiêu của tổ chức.
B. Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng 1 cách hữu hiệu.
C. A đúng B sai
D. Cả A, B đúng
-
Câu 15:
Kiểm tra quản trị có mấy mục đích?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 16:
Kiểm tra quản trị là gì?
A. Là 1 nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, nhằm so sánh thành tựu thực hiện với định mức đã đề ra
B. Là 1 nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, so sánh thành tựu thực hiện được với định mức đã đề ra, đảm bảo nguồn lực đã và đang được thực hiện có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của tổ chức.
C. Là 1 nỗ lực nhằm thiết lập những hệ thống phản hồi để đảm bào nguồn lực đã và đang được thực hiện có hiệu quả.
D. Cả 3 đều sai
-
Câu 17:
Kênh truyền thông nào được lượng thông tin nhiều nhất?
A. Kênh truyền thông trực diện
B. Kênh truyền thông qua điện thoại.
C. Kênh truyền thông viết đích danh.
D. Kênh truyền thông không viết đích danh.
-
Câu 18:
Khi thông điệp trong quá trình truyền thông cần được lưu giữ, nhà quản trị nên dung kênh truyền thông nào?
A. Kênh truyên thông trực diện.
B. Kênh truyền thông qua điện thoại.
C. Kênh truyền thông viết đích danh hoặc không đích danh.
D. A và B đúng.
-
Câu 19:
Yếu tố nào có thể gây trở ngại cho quá trình truyền thông hiệu quả trong một tổ chức?
A. Sự nhận thức chủ quan của người tham gia truyền thông.
B. Quy mô hoạt động của tổ chức.
C. Lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
D. Tất cả các yếu tố trên đều đúng.
-
Câu 20:
Có rất nhiều người nói rằng :”truyền thông có hiệu quả hay không phần lớn là trách nhiệm của người gửi thông tin, còn người nhận chỉ đóng vai trò thụ động”. Theo các bạn, phát biểu này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
-
Câu 21:
Truyền thông hiệu quả cần thiết cho tổ chức trong việc:
A. Nâng cao hiệu quả hoạt động.
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Nâng cao việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 22:
Khi một nhân viên thỏa mãn hơn trong công việc của họ:
A. Họ sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn.
B. Có nhiều khả năng họ sẽ nỗ lực hơn để đạt được mục tiêu mà cấp trên giao.
C. Họ sẽ gắn bó với công ty hơn.
D. Câu B và C đúng.
-
Câu 23:
Theo Herzberg, các yếu tố nào là yếu tố bình thường, không có giá trị động viên:
A. Sự công nhận.
B. Tăng trách nhiệm trong công việc.
C. Lương bổng, phúc lợi, an tâm công tác.
D. A và B đúng
-
Câu 24:
Theo Herzberg, các yếu tố nào là yếu tố động viên nhân viên làm việc hăng hái hơn”.
A. Lương bổng, phúc lợi, an tâm công tác.
B. Công việc hứng thú, điều kiện làm việc thoải mái.
C. Cảm giác hoàn thành công việc, công việc đòi hỏi sự phấn đấu và cơ hội được cấp trên nhận biết
-
Câu 25:
Để biện pháp động viên khuyến khích đạt hiệu quả cao nhà quản trị xuất phát từ:
A. Nhu cầu nguyện vọng của cấp dưới
B. Tiềm lực của công ty
C. Phụ thuộc vào yếu tố của mình
D. Tất cả những câu trên