750 câu trắc nghiệm Quản trị học
tracnghiem.net chia sẻ 750 câu trắc nghiệm Quản trị học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành Kinh tế nhằm giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Nội dung bộ đề xoay quanh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể lãnh đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khơi dậy động cơ thúc đẩy hành động của nhân viên là:
A. Khơi dậy sự thỏa mãn của nhân viên
B. Khơi dậy lòng tự trọng của nhân viên
C. Khơi dậy sự đam mê làm việc của nhân viên
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Trong một quá trình quản trị, người thừa hành là:
A. Người trực tiếp làm một công việc hay một nhiệm vụ, và không có trách nhiệm trông coi công việc của những người khác.
B. Người chỉ cần thừa hành những mệnh lệnh của cấp trên.
C. Người không cần quan tâm đến công việc của người khác.
D. Người chấp hành và thực hiện tất cả các ý kiến của mọi người.
-
Câu 3:
Cơ sở để thiết kế bộ máy tổ chức đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây, ngoài trừ:
A. Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
B. Tuân thủ tiến trình của chức năng tổ chức ở những tổ chức khác tương tự với mình
C. Môi trường vĩ mô, vi mô và công nghệ của doanh nghiệp
D. Các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
-
Câu 4:
Người ta phân biệt kỹ năng của một nhà quản trị gồm:
A. Điều hành, chỉ huy và lãnh đạo.
B. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm tra.
C. Kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, và nhân sự.
D. Kỹ thuật, nhân sự, và tư duy
-
Câu 5:
Phân cấp quản trị là:
A. Nhà quản trị giao hết cho các cấp dưới quyền hạn của mình
B. Sự chia đều quyền hạn giữa các nhà quản trị với nhau
C. Duy trì quyền hạn của những nhà quản trị cấp trên
D. Sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị cấp trên cho các nhà quản trị cấp dưới.
-
Câu 6:
Quá trình quản trị bao gồm các hoạt động cơ bản, đó là:
A. Hoạch định, tổ chức, điều khiển, và kiểm soát
B. Kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính
C. Kỹ thuật, tài chính, nhân sự, kinh doanh
-
Câu 7:
Một trong các nội dung sau đây KHÔNG được coi là tiền đề cho một quyết định hợp lý:
A. Đảm bảo tính tuyệt đối của hiệu quả sẽ đạt được.
B. Không có mâu thuẫn về mục tiêu và các khả năng lựa chọn có tính khả thi.
C. Nên xếp cố định các tiêu chuẩn ưu tiên để chọn lựa các khả năng.
D. Sự lựa chọn cuối cùng phải được đánh giá là tối ưu.
-
Câu 8:
Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây KHÔNG thuộc chức năng điều khiển của người quản trị:
A. Giải quyết các xung đột, mâu thuẫn
B. Động viên nhân viên
C. Sắp xếp, phân công các nhân viên đã tuyển dụng
D. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
-
Câu 9:
Nhà quản trị không phải là:
A. Người làm việc trong tổ chức, nhưng chỉ có nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác.
B. Người có những chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm không giống như những người thừa hành.
C. Người điều khiển công việc của những người khác, làm việc ở những vị trí khác nhau và mang những trách nhiệm khác nhau.
D. Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây liên quan tới các kỹ năng của người quản trị là không chính xác:
A. Ông Giám đốc Công ty hiểu biết về nghiệp vụ tài chính kế toán thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta.
B. Ông Trưởng Phòng kinh doanh có nhận định đúng đắn và kịp thời về việc không thể tổ chức đưa hàng đến bán ở Nha Trang trong dịp hè năm nay như đã dự kiến thì ta gọi đó là kỹ năng kỹ thuật của ông ta.
C. Ông Trưởng Phòng Hành chánh có quan hệ tốt với mọi người trong công ty và được mọi người yêu mến thì ta gọi đó là kỹ năng nhân sự của ông ta.
D. Chị Tổ trưởng Tổ văn thư đã kịp thời nhận thấy có vấn đề gì đó bất thường trong cách soạn thảo một văn bản của nhân viên dưới quyền thì ta gọi đó là kỹ năng tư duy của chị ta.
-
Câu 11:
"Kế hoạch đa dụng là những cách thức hành động đã được tiêu chuẩn hóa để giải quyết những tình huống......và có thể lường trước"
A. Thường xảy ra
B. Ít xảy ra
C. Phát sinh
D. Xuất hiện
-
Câu 12:
Điền vào chỗ trống 'Tầm hạn quản trị là......bộ phận, cá nhân dưới quyền mà một nhà quản trị có khả năng điều hành hữu hiệu nhất'
A. Số lượng
B. Cấu trúc
C. Giới hạn
D. Qui mô
-
Câu 13:
Điền vào chỗ trống: "quản trị là những hoạt động cần thiết khi có nhiều người kết hợp với nhau trong một tổ chức nhằm thực hiện ... .. chung"
A. Lợi nhuận
B. Lợi ích
C. Mục tiêu
D. Kế hoạch
-
Câu 14:
Khi đề cập đến vấn đề động viên trong quản trị, lý thuyết về bản chất con người của Mc.Gregor ngụ ý rằng:
A. Cần phải tìm hiểu, phân loại bản chất của công nhân để sa thải dần công nhân bản chất X và thay thế dần những công nhân có bản chất X thành những công nhân có bản chất Y.
B. Người có bản chất X là loại người không thích làm việc, lười biếng trong công việc, không muốn chịu trách nhiệm, và chỉ khi làm việc khi bị người khác bắt buộc
C. Biện pháp động viên cần thích hợp với bản chất con người
D. Người có bản chất Y là loại người ham thích làm việc, biết tự kiểm soát để hoàn thành mục tiêu, sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm, và có khả năng sáng tạo trong công việc
-
Câu 15:
Hành động sau đây không phải là hoạch định:
A. Anh Tổ trưởng Tổ bảo vệ của một cơ quan đặt ra những nội dung cần chú ý và thực hiện theo trong dịp Tết Nguyên đán nhằm bảo vệ tốt cơ quan trong dịp lễ lớn này của dân tộc.
B. Ông Trưởng Phòng Hành chánh đang hướng dẫn một nhân viên soạn thảo và trình bày một bản kế hoạch theo những nội dung và ý kiến chỉ đạo của Ông Giám đốc.
C. Ông Trưởng Phòng Kinh doanh của một công ty đang soạn ra các qui chế, qui định để các nhân viên thực hiện theo.
D. Ông Giám đốc xác định chiến lược của công ty đến năm 2005 là phải xuất khẩu được hàng sang các nước Châu Âu, đồng thời đề ra các biện pháp để thực hiện điều đó.
-
Câu 16:
Vai trò liên cá nhân của một nhà quản trị sẽ không bao gồm:
A. Vai trò liên lạc (quan hệ với người khác trong và ngoài tổ chức).
B. Vai trò đại diện (có tính chất nghi lễ trong tổ chức).
C. Vai trò lãnh đạo (phối hợp và kiểm tra công việc của những người dưới quyền).
D. Vai trò nhà kinh doanh (xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức)
-
Câu 17:
Không nên hiểu Quản trị ngày nay được xem là một nghề, với minh chứng sau đây:
A. Những nhà quản trị có khuynh hướng ngày càng tách rời khỏi những người sở hữu.
B. Những người có năng lực quản trị đã, đang và sẽ chuyển sang hành nghề tư vấn về quản trị.
C. Có nhiều tổ chức đang thực hiện chức năng chuyên đào tạo ra những người quản trị.
D. Những người quản trị ngày càng có khuynh hướng nhận thức đúng đắn về vai trò của mình.
-
Câu 18:
"Theo quan điểm quản trị hiện đại, nhà lãnh đạo hiện đại là người......đến người khác để đạt được mục tiên của tổ chức".
A. Bắt buộc
B. Ra lệnh
C. Truyền cảm hứng
D. Tác động
-
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Tầm hạn quản trị:
A. Tầm hạn quản trị là khái niệm dùng để chỉ số lượng nhân viên dưới quyền mà một nhà quản trị có thể điều khiển một cách tốt nhất.
B. Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp tùy thuộc vào năng lực nhà quản trị, trình độ nhân viên, độ ổn định của công việc.
C. Tầm hạn quản trị là số lượng nhân viên dưới quyền (kể cả những người trực thuộc những người này, nếu có) mà nhà quản trị có thể điều khiển một cách tốt nhất.
D. Tầm hạn quản trị có liên quan mật thiết đến số lượng các tầng nấc trung gian trong một doanh nghiệp
-
Câu 20:
"Động viên là tạo ra sự......hơn ở nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu cá nhân".
A. Vui vẻ
B. Quan tâm
C. Nỗ lực
D. Thích thú
-
Câu 21:
Hãy chỉ ra phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Có thể nói rằng lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả
B. Chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị
C. Thời xa xưa, người ta chẳng cần quan tâm đến quản trị vì tài nguyên chưa khan hiếm, sức người không những sẳn có mà còn dư thừa
D. Người ta quan tâm đến quản trị là vì muốn phối hợp các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực một cách hiệu quả
-
Câu 22:
Một trong bốn nội dung sau đây không phải là đặc trưng của một tổ chức:
A. Một tổ chức có nhiều thành viên.
B. Một tổ chức là một doanh nghiệp, một công ty.
C. Một tổ chức có một cơ cấu mang tính hệ thống.
D. Một tổ chức là một thực thể có một mục đích riêng biệt.
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Khi nói về kết quả của một quá trình quản trị thì cũng có nghĩa là nói về hiệu quả của quá trình đó.
B. Kết quả, hay còn gọi là hiệu quả, của một quá trình quản trị là đầu ra của quá trình đó, theo nghĩa chưa đề cập gì đến chi phí bỏ ra trong quá trình đó
C. Hiệu quả của một quá trình quản trị chỉ đầy đủ ý nghĩa khi nó hàm ý so sánh kết quả với chi phí bỏ ra trong quá trình quản trị đó
D. Khi kết quả của một quá trình quản trị rất cao, thì hiển nhiên hiệu quả của quá trình đó cũng rất cao
-
Câu 24:
Khi bàn về động viên, người ta sử dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow với ngụ ý rằng:
A. Con người luôn luôn muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn vị trí hiện tại của mình.
B. Nhu cầu của con người thì có nhiều bậc từ thấp đến cao, khi được thỏa mãn nhu cầu ở một bậc nào đó thì con người có khuynh hướng muốn thỏa mãn nhu cầu ở bậc cao hơn.
C. Nhu cầu của con người là có 5 loại: nhu cầu vật chất-sinh lý; nhu cầu an toan; nhu cầu xã hội; nhu cầu được tôn trọng; và nhu cầu tự hoàn thiện bản thân.
D. Cần nhận định nhu cầu hiện tại của nhân viên để có biện pháp động viên phù hợp.
-
Câu 25:
Tại sao các tổ chức của Mỹ áp dụng chế độ "Cá nhân quyết định và chịu trách nhiệm"?
A. Vì tập quán của người Mỹ.
B. Vì người Mỹ thường ít sợ trách nhiệm.
C. Vì họ coi trọng yếu tố cá nhân trong tập thể.
D. Để gắn chặt giữa quyền hạn và trách nhiệm.