Đề thi giữa HK2 môn Toán 8 năm 2021
Trường THCS Quốc Thái
-
Câu 1:
Tập nghiệm của phương trình 3x - 6 = x - 2 là
A. S={2}
B. S={−2}
C. S={4}
D. S=∅
-
Câu 2:
Phương trình nào sau đây vô nghiệm?
A. x−1=0
B. 4x2+1=0
C. x2−3=6
D. x2+6x=−9
-
Câu 3:
Cho các mệnh sau: (I) 5 là nghiệm của phương trình \(2x - 3 = \frac{{x + 2}}{{x - 4}}\). (II) Tập nghiệm của phương trình \(7 - x = 2x - 8\) là x = 5. (III) Tập nghiệm của phương trình 10 - 2x = 0 là S = 5. Số mệnh đề đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
-
Câu 4:
Chọn khẳng định đúng.
A. 3 là nghiệm của phương trình x2−9=0
B. {3} là tập nghiệm của phương trình x2−9=0
C. Tập nghiệm của phương trình (x+3)(x−3)=x2−9 là Q
D. x=2 là nghiệm duy nhất của phương trình x2−4=0
-
Câu 5:
Tính giá trị của \((5x^2 + 1)(2x - 8) \) biết \( \frac{1}{2}x + 15 = 17\)
A. 0
B. 10
C. 11
D. 15
-
Câu 6:
Giả sử x0 là một số thực thỏa mãn 3 - 5x = - 2 . Tính giá trị của biểu thức S = 5x02- 1 ta được
A. 1
B. 2
C. 4
D. -6
-
Câu 7:
Cho biết 2x - 2 = 0 Tính giá trị của \(5x^2- 2 \)
A. -1
B. 3
C. 1
D. 0
-
Câu 8:
Số nghiệm của phương trình \((x - 1) ^2 = x^2 + 4x - 3 \)
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 9:
Giải phương trình 10 - 4x = 2x - 3 và viết số gần đúng của nghiệm ở dạng số thập phân bằng cách làm tròn đến hàng phần trăm.
A. 2,14
B. 2,15
C. 2,16
D. 2,17
-
Câu 10:
Nghiệm của phương trình \(|| x+1|-1|=5\) là
A. \(S=\{-7 ; 5\}\)
B. \(S=\{1; 5\}\)
C. \(S=\{1 ; 5;7;-5\}\)
D. \(S=\{5\}\)
-
Câu 11:
Tập nghiệm của \(||x-3|+1|=2\) là
A. \(S=\{2 ; -4\}\)
B. \(S=\{-2 ; 4\}\)
C. \(S=\{0 ; -3\}\)
D. \(S=\{2 ; 4\}\)
-
Câu 12:
Tập nghiệm của \(\left|x^{2}-9\right|=x^{2}-9\) là
A. \(x \geq 3 \text { hoặc } x \leq-3\)
B. \(x= 3 \text { hoặc } x =-3\)
C. \(x=3\)
D. \(x=-3\)
-
Câu 13:
Giải phương trình: (3x - 2)(4x + 5) = 0
A. \(S = \left \{ \dfrac{2}{3};\dfrac{-5}{4} \right \}\).
B. \(S = \left \{ \dfrac{2}{3};\dfrac{5}{4} \right \}\).
C. \(S = \left \{ \dfrac{3}{2};\dfrac{-5}{4} \right \}\).
D. \(S = \left \{ \dfrac{2}{3};\dfrac{-4}{5} \right \}\).
-
Câu 14:
Tập nghiệm của phương trình \(4 x^{2}+4 x+1=x^{2}\) là
A. \(S=\left\{1 ;\frac{1}{3}\right\}\)
B. \(S=\left\{-1 ;-\frac{1}{3}\right\}\)
C. \(S=\left\{-\frac{1}{3}\right\}\)
D. \(S=\left\{0 ;-\frac{1}{3}\right\}\)
-
Câu 15:
Tập nghiệm của \(x^{2}+6 x+5=0\) là
A. \(S=\{-1 ;-5\}\)
B. \(S=\{2 ;3\}\)
C. \(S=\{-2 ;-3\}\)
D. \(S=\{-6 ;-1\}\)
-
Câu 16:
Tập nghiệm của \(x^{2}-7 x+6=0\) là
A. \(S=\{0 ; -4\}\)
B. \(S=\{2 ; 6\}\)
C. \(S=\{1 ; 6\}\)
D. \(S=\{-1 ; 5\}\)
-
Câu 17:
Giải phương trình: \( \dfrac{5x}{2x+2}+1=-\dfrac{6}{x+1}\)
A. x = 1
B. x = 2
C. x = -2
D. x = -1
-
Câu 18:
Giải phương trình: \( \dfrac{2x-1}{x-1}+1=\dfrac{1}{x-1}\)
A. S = {3}
B. S = {1}
C. Phương trình vô nghiệm.
D. Phương trình vô số nghiệm.
-
Câu 19:
Giải phương trình: \( \dfrac{5}{3x+2} = 2x -1\)
A. \(S = \left\{ {1; - \dfrac{7}{6}} \right\}\).
B. \(S = \left\{ {-1; \dfrac{7}{6}} \right\}\).
C. \(S = \left\{ {-1; - \dfrac{7}{6}} \right\}\).
D. \(S = \left\{ {1; \dfrac{7}{6}} \right\}\).
-
Câu 20:
Giải phương trình: \( \dfrac{(x^{2}+2x)-(3x+6)}{x-3}=0\)
A. S = {1}
B. S = {-2}
C. S = {2}
D. S = {-1}
-
Câu 21:
Một ô tô phải đi quãng đường AB dài 60 km trong một thời gian nhất định. Xe đi nửa đầu quãng đường với vận tốc hơn dự định 10 km/h và đi với nửa sau kém hơn dự định 6 km/h. Biết ô tô đến đúng dự định. Tính thời gian dự định đi quãng đường AB ?
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
-
Câu 22:
Hình chữ nhật có đường chéo bằng 10cm. Chiều rộng kém chiều dài 2cm. Diện tích hình chữ nhật là:
A. 24cm2
B. 36cm2
C. 48cm2
D. 64cm2
-
Câu 23:
Năm nay tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi Phương. Phương tính rằng 13 năm nữa thì tuổi mẹ chỉ còn gấp 2 lần tuổi Phương. Hỏi năm nay Phương bao nhiêu tuổi.
A. 13 tuổi
B. 14 tuổi
C. 15 tuổi
D. 16 tuổi
-
Câu 24:
Một hình chữ nhật có chu vi 372m nếu tăng chiều dài 21m và tăng chiều rộng 10m thì diện tích tăng 2862m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:
A. 132m
B. 124m
C. 228m
D. 114m
-
Câu 25:
Một tam giác có cạnh nhỏ nhất bằng 8, hai cạnh còn lại bằng x và y (x < y). Một tam giác khác có cạnh lớn nhất bằng 27 , hai cạnh còn lại cũng bằng x và y . Tính x và y để hai tam giác đó đồng dạng.
A. x=5;y=10
B. x=6;y=12
C. x=12;y=18
D. x=6;y=18
-
Câu 26:
Cho tam giác ABC nhọn, kẻ đường cao BD và CE , vẽ các đường cao DF và EG của tam giác ADE. Tam giác ABD đồng dạng với tam giác nào dưới đây?
A. ΔAEG.
B. ΔABC
C. Cả A và B
D. Không có tam giác nào.
-
Câu 27:
Cho tam giác ABC . Các điểm D, E, F theo thứ tự là trung điểm của BC,CA,AB . Các điểm A',B',C' theo thứ tự là trung điểm của EF,DF,DE . Chọn câu đúng?
A. ΔA′B′C′∽ΔABC theo tỉ số \( k = \frac{1}{2}\)
B. ΔEDF∽ΔABC theo tỉ số \( k = \frac{1}{2}\)
C. ΔA′B′C′∽ΔABC theo tỉ số \( k = \frac{1}{4}\)
D. ΔA′B′C′∽ΔEDF theo tỉ số \( k = \frac{1}{2}\)
-
Câu 28:
Tứ giác ABCD có AB = 8cm, BC = 15cm, CD = 18cm,AD = 10cm, BD = 12cm. Chọn câu đúng nhất:
A. ΔABD∽ ΔBDC.
B. ABCD là hình thang.
C. ABCD là hình thang vuông.
D. Cả A, B đều đúng.
-
Câu 29:
Hình thang ABCD (AB // CD) có AB = 10cm, CD = 25cm, hai đường chéo cắt nhau tại O. Chọn khẳng định đúng.
A. ΔAOB∽ΔCOD với tỉ số đồng dạng k=2
B. \( \frac{{AO}}{{OC}} = \frac{2}{3}\)
C. ΔAOB∽ΔCOD với tỉ số đồng dạng k=2/5
D. ΔAOB∽ΔCOD với tỉ số đồng dạng k=5/2
-
Câu 30:
Hình thang ABCD, AB // CD có AB = 9cm, CD = 12cm, hai đường chéo cắt nhau tại O. Chọn khẳng định không đúng.
A. ΔAOB∽ΔDOC với tỉ số đồng dạng k=3/4
B. \( \frac{{OA}}{{OC}} = \frac{{OB}}{{OD}} = \frac{3}{4}\)
C. ΔAOB∽ΔCOD với tỉ số đồng dạng k=3/4
D. \( \widehat {ABD} = \widehat {BDC}\)
-
Câu 31:
Cho tam giác ABC, điểm M thuộc cạnh BC sao cho MB/MC = 1/2. Đường thẳng đi qua M và song song với AC cắt AB ở D . Đường thẳng đi qua M và song song với AB cắt AC ở E. Tỉ số chu vi hai tam giác tam giác DBM và tam giác EMC là:
A. \( \frac{1}{2}\)
B. \( \frac{1}{3}\)
C. \( \frac{2}{3}\)
D. \( \frac{1}{4}\)
-
Câu 32:
Cho hình bình hành ABCD. Trên đường chéo AC lấy điểm E sao cho AC = 3AE. Qua E vẽ đường thẳng song song với CD, cắt AD và BC theo thứ tự ở M và N. Cho các khẳng định sau: \( (I)\Delta AME \sim \Delta ADC\), tỷ số đồng dạng \(k_1=\frac{1}{3}\). \( (II)\Delta CBA \sim \Delta ADC\), tỷ số đồng dạng \(k_2=1\), \( (III)\Delta CNE \sim \Delta ADC\) tỷ số đồng dạng \(k_3=\frac{2}{3}\). Số khẳng định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
-
Câu 33:
Cho tam giác ABC cân tại A có BC = 10cm . Gọi AD là tia phân giác của góc BACˆ. Tính CD?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 34:
Cho tam giác ABC có AB = 4cm ; AC = 9cm.Gọi AD là tia phân giác của BACˆ. Tính tỉ số CD/BD
A. \({\textstyle{4 \over 9}}\)
B. \({\textstyle{9 \over 4}}\)
C. \({\textstyle{5 \over 4}}\)
D. \({\textstyle{4 \over 5}}\)
-
Câu 35:
Cho Δ ABC có AB = 15 cm, AC = 20 cm, BC = 25 cm. Đường phân giác BACˆ cắt BC tại D. Tỉ số diện tích của Δ ABD và Δ ACD là?
A. 1/4
B. 1/2
C. 3/4
D. 1/3
-
Câu 36:
Cho Δ ABC. Tia phân giác góc trong của góc A cắt BC tại D. Cho AB = 6, AC = x, BD = 9, BC = 21. Tính kết quả đúng của độ dài cạnh x ?
A. x = 14
B. x = 8
C. x = 12
D. x = 6
-
Câu 37:
Cho tam giác ABC có AB = 9cm, điểm D thuộc cạnh AB sao cho AD = 6cm. Kẻ DE song song với BC (E ∈ AC), kẻ EF song song với CD (F ∈ AB). Tính độ dài AF.
A. 6 cm
B. 5 cm
C. 4 cm
D. 7 cm
-
Câu 38:
Chọn câu trả lời đúng: Cho hình bên, biết DE//AC, tìm x:
A. x = 6,5
B. x = 6,25
C. x = 5
D. x =8
-
Câu 39:
Cho hình vẽ, trong đó AB // CD và DE = EC. Trong các khẳng định sau, có bao nhiêu khẳng định đúng?
\(\begin{array}{l} (I)\frac{{AK}}{{EC}} = \frac{{KB}}{{DE}}\\ (II)AK = KB\\ (III)\frac{{AO}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{DC}}\\ (IV)\frac{{AK}}{{EC}} = \frac{{OB}}{{OD}} \end{array}\)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 40:
Cho biết MM thuộc đoạn thẳng AB thỏa mãn \(\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{3}{8}\). Tính tỉ số \(\frac{{AM}}{{AB}}\)?
A. \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{5}{8}\)
B. \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{5}{11}\)
C. \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{3}{11}\)
D. \(\frac{{AM}}{{AB}} = \frac{8}{11}\)