2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các chất sau đây có tác dụng kích thích bài tiết HCl, ngoại trừ:
A. Gastrin
B. Histamin
C. Somatostatin
D. Acetyl cholin
-
Câu 2:
Các yếu tố sau có tác dụng tăng tiết HCl của dạ dày, ngoại trừ:
A. Histamin
B. Acetylcholin
C. Gastrin
D. Secretin
-
Câu 3:
Các yếu tố kích thích sự bài tiết HCl, ngoại trừ:
A. Cafein
B. Rượu, bia
C. Chất truyền đạt thần kinh phó giao cảm
D. PGE2
-
Câu 4:
Yếu tố nào sau đây không tham gia điều hòa bài tiết dịch vị bằng đường thể dịch?
A. Gastrin
B. Glucocorticoid
C. Dây X
D. Histamin
-
Câu 5:
Đặc điểm của sự bài tiết gastrin:
A. Được bài tiết bởi các tế bào tuyến môn vị
B. Sự bài tiết gastrin do tác dụng trực tiếp của sản phẩm tiêu hóa protein lên tế bào G
C. Bị ức chế bởi pH cao trong lòng dạ dày và bởi somatostatin
D. a và b đúng
-
Câu 6:
Tác dụng của Gastrin. Chọn câu sai:
A. sự bài tiết gastrin tăng khi thức ăn chứa nhiều protein và calcium
B. gastrin làm tăng sự bài tiết HCl ở dạ dày
C. gastrin kích thích sự có thắt của dạ dày
D. sự bài tiết gastrin bị ức chế bởi atropin
-
Câu 7:
Phản xạ sau đây không phải là phản xạ của tủy sống:
A. Phản xạ bài tiết nước bọt
B. Phản xạ trương lực cơ
C. Phản xạ gân xương
D. Phản xạ da niêm
-
Câu 8:
Bài tiết gastrin tăng lên bởi:
A. Acid trong dạ dày tăng lên
B. Sự căng của thành dạ dày do thức ăn
C. Do tăng nồng độ secretin trong máu
D. Tăng nồng độ cholecystokinin trong máu
-
Câu 9:
Hormon glucocorticoid (cortisol) của vỏ thượng thận có tác dụng:
A. Kích thích bài tiết HCl
B. Kích thích bài tiết pepsin
C. Ức chế bài tiết nhầy, tăng tiết HCl và pepsin
D. Ức chế bài tiết Prostaglandin E2
-
Câu 10:
Những yếu tố sau đây đều có cùng một hướng tác dụng lên cơ chế bài tiết dịch vị, ngoại trừ:
A. Gastrin
B. Glucocorticoid
C. Prostaglandin E2
D. Histamin
-
Câu 11:
Prostaglandin E2 (PGE2) có tác dụng nào sau đây?
A. Ức chế tiết chất nhày giàu mucin bicarbonat
B. Kích thích bài tiết yếu tố nội tại
C. Ức chế bài tiết HCl của tế bào thành
D. Kích thích bài tiết pepsinogen
-
Câu 12:
Tủy sống là trung tâm của các phản xạ sau, ngoại trừ:
A. Phản xạ tư thế
B. Phản xạ gân cơ
C. Phản xạ da
D. Phản xa giác mạc
-
Câu 13:
Tác dụng của Prostaglandine (PG) E2:
A. Kích thích bài tiết chấy nhày làm giàu mucin
B. Ức chế adenylcyclase ở tế bào thành
C. Kích thích tế bào G
D. Ức chế sự bài tiết H+ của tế bào thành
-
Câu 14:
Một bệnh nhân nam bị tổn thương đoạn tủy thắt lưng có thể bị:
A. Mất toàn bộ phản xạ gân xương
B. Mất hết phản xạ da vùng bụng
C. Rối loạn phản xạ cương và phóng tinh
D. Liệt hai chi dưới
-
Câu 15:
Prostaglandin E2 là hormon của tế bào niêm mạc dạ dày có tác dụng:
A. Tăng bài tiết pepsin và giảm tiết nhầy
B. Ức ché bài tiết pepsin và tăng tiết nhầy
C. Tăng tiết nhầy và ức chế bài tiết HCl và pepsin
D. Giảm tiết nhầy và tăng tiết acid HCl
-
Câu 16:
Trong hoạt động bài tiết của dạ dày Somatostatin có tác dụng nào sau đây?
A. Kích thích tế bào thành bài tiết HCl
B. Kích thích tế bào ECL bài tiết Histamin
C. Kích thích tế bào G bài tiết Gastrin
D. Ức chế men adenyl cyclase làm giảm bài tiết HCl
-
Câu 17:
Tác dụng của các yếu tố gây tăng tiết dịch vị, chọn câu sai?
A. Acetylcholin gắn lên thụ thể M3 làm tăng Ca++ nội bào
B. Histamin gắn lên thụ thể H2 làm kích hoạt Adenycylase
C. Gastrin gắn lên thụ thể G (CCK – B) làm tăng Ca++ nội bào
D. Secretin kích thích niêm mạc dạ dày tiết HCl
-
Câu 18:
Hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày được cấu tạo bởi:
A. \(HCO_3^ -\) và yếu tố nội tại
B. \(HCO_3^ -\) và chất nhầy
C. Chất nhầy và yếu tố nội tại
D. \(HCO_3^ - \) và Prostaglandin E2
-
Câu 19:
Noron thứ nhất của cung phản xạ 2 nơron tủy sống ở tận cùng ở?
A. Hạch gai
B. Sừng sau chất xám tủy sống
C. Sừng bên chất xám tủy sống
D. Sứng trước chất xám tủy sống
-
Câu 20:
Yếu tố gây loét dạ dày của aspirin:
A. Ức chế hoạt động của men COX (Cyclo-oxygenase)
B. Giảm tổng hợp PGE2
C. Giảm tổng hợp PGI2
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 21:
Cơ chế gây loét dạ dày của Corticoide, ngoại trừ:
A. Kích thích tế bào chính tăng tiết pepsinogen
B. Kích thích tế bào thành tăng tiết HCl
C. Gây tổn thương trực tiếp tế bào niêm mạc dạ dày
D. Ức chế sự tiết dịch nhày của tế bào trụ đơn
-
Câu 22:
Yếu tố nguy cơ làm loét tá tràng tăng lên là:
A. Lượng HCl từ dạ dày xuống tá tràng tăng
B. Ức chế hệ thống thần kinh giao cảm
C. Ức chế thần kinh X
D. a và b đúng
-
Câu 23:
Phản xạ tủy sau đều có cung phản xạ 2 nơron, ngoại trừ:
A. Phản xạ da
B. Phản xạ gấp
C. Phản xạ gân cơ
D. Phản xạ trương lực cơ
-
Câu 24:
Cơ chế điều trị loét dạ dày, tá tràng:
A. Dùng thuốc kháng histamin H2
B. Dùng thuốc kháng Muscarinic
C. Tốt nhất là dùng thuốc ức chế bơm \(\mathop H\nolimits^{ + - } - \mathop K\nolimits^ + - ATPase\)
D. Giảm yếu tố phá hủy, tăng yếu tố bảo vệ
-
Câu 25:
Phản xạ gân cơ, chọn câu sai:
A. Khi gõ làm lớp cân cơ co đột ngột
B. Cung phản xạ gồm có 2 nơron
C. Phản xạ cơ nhị đầu làm cánh tay duỗi ra
D. Phản xạ gân gối làm duỗi gối thẳng ra
-
Câu 26:
Trong điều trị loét dạ dày, cimetidine được sử dụng để:
A. Tăng tiết chất nhầy
B. Giảm tiết HCl
C. Tăng tiết Prostaglandin E2
D. Ức chế thụ thể H2 của tế bào viền
-
Câu 27:
Yếu tố kích thích bài tiết \(HCO_3^ -\) ở dạ dày:
A. Prostaglandin I2
B. Acetyl cholin
C. Histamin
D. Gastrin
-
Câu 28:
Các yếu tố sau đây gây ức chế bài tiết \(HCO_3^ - \) ở dạ dày, ngoại trừ:
A. Chất α-adrenergic
B. Non-steroid
C. Aspirin
D. Prostaglandin I2
-
Câu 29:
Các yếu tố sau đây có tác dụng kích thích bài tiết \(HCO_3^ -\) tại dạ dày, ngoại trừ:
A. Prostaglandin I2
B. Chất có tác dụng cholinergic
C. Chất có tác dụng α-adrenergic
D. pH dịch vị \( \le 2\)
-
Câu 30:
Các yếu tố sau đây đều ức chế tiết chất nhầy kiềm tính của tế bào biểu mô dạ dày, ngoại trừ:
A. Chất alpha – adrenergic
B. Aspirin
C. Tính acid của dịch vị
D. Non - aceroid
-
Câu 31:
Các yếu tố sau đều kích thích tiết chất nhầy kiềm tính của tế bào biểu mô dạ dày, ngoại trừ:
A. Prostaglandin I2
B. Xung động đối giao cảm
C. Tính acid của dịch vị
D. Chất non-steroid
-
Câu 32:
Phản xạ gân cơ nhị đầu có trung tâm nằm ở tủy sống đoạn :
A. C1 – C3
B. C3 – C4
C. C5 – C6
D. C6 – C8
-
Câu 33:
Yếu tố nội tại dạ dày ( giúp hấp thu vitamin B12) được bài tiết bởi:
A. Tế bào cổ tuyến
B. Tế bào thành
C. Tế bào tuyến
D. Tế bào G
-
Câu 34:
Biểu hiện nào sau đây trong bệnh viêm xơ teo niêm mạc dạ dày mãn tính:
A. Toan hóa huyết tương
B. Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
C. Liệt cơ
D. Tiêu chảy
-
Câu 35:
Các enzym tiêu hóa của dịch vị là:
A. Lipase, lactase, sucrase
B. Pepsin, trypsin, lactase
C. Gelatinase, pepsin, lipase
D. Sucrase, pepsin, lipase
-
Câu 36:
Chất nào sau đây được thủy phân ở dạ dày:
A. Protid và lipid
B. Lipid và glucid
C. Glucid và protid
D. Protid và triglycerid đã được nhũ tương hóa sẵn
-
Câu 37:
Nếu dạ dày hoàn toàn không bài tiết HCl thì:
A. Chỉ có protid trong dạ dày không được thủy phân
B. Chỉ có protid trong dạ dày giảm thủy phân
C. Cả protid và lipid trong dạ dày đều giảm thủy phân
D. Cả protid và lipid trong dạ dày đều không được thủy phân
-
Câu 38:
Chọn câu sai khi nói về giữa pepsinogen và pepsin:
A. Pepsinogen có nguồn gốc từ tế bào thành
B. Pepsinogen được bài tiết chủ yếu nhất ở giai đoạn tâm linh
C. Pepsin có khả năng thủy phân collagen
D. Pepsin mất hoạt tính khi pH \( \le 5\)
-
Câu 39:
Phản xạ gân cơ tam đầu có trung tâm nằm ở tủy sống đoạn:
A. C1 – C3
B. C6 – C8
C. C5 – C6
D. L3 – C5
-
Câu 40:
Enzyme nào sau đây có khả năng thủy phân collagen?
A. Tributyrase
B. Pepsin
C. Ptyalin
D. Trypsin
-
Câu 41:
Chọn câu không đúng?
A. Pepsin được bài tiết dưới dạng tiền men nên được gọi là pepsinogen
B. Tế bào thành bài tiết HCl lẫn yếu tố nội tại
C. Sự bài tiết gastrin bị ức chế bởi somatostatin
D. Giữa các bữa ăn dạ dày không tiết dịch vị
-
Câu 42:
Tác dụng của các thành phần trong dịch vị, ngoại trừ:
A. Pepsin thủy phân protein thành acid amin
B. Men sữa thủy phân các thành phần của sữa
C. HCl có tác dụng hoạt hóa pepsin
D. Chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
-
Câu 43:
Bài tiết dịch vị giai đoạn tâm linh, chọn câu sai:
A. Xung thần kinh bắt nguồn từ trung khu ăn ngon miệng
B. Qua trung gian dây thần kinh X
C. Có sự tham gia của Gastrin
D. Cung cấp khoảng 50% tổng lượng dịch vị trong bữa ăn
-
Câu 44:
Pepsinogen được bài tiết nhiều nhất ở các giai đoạn sau:
A. Tâm linh
B. Dạ dày
C. Tâm linh và dạ dày
D. Ruột
-
Câu 45:
Bài tiết dịch vị giai đoạn dạ dày, chọn câu sai?
A. Khi dạ dày bị căng sẽ làm tăng tiết dịch vị
B. Do tác động của sản phẩm tiêu hoá protein
C. Khi pH \( \le \) 2 sẽ ức chế tiết Gastrin
D. Qua trung gian của dây X
-
Câu 46:
Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong giai đoạn dạ dày của sự bài tiết HCl?
A. Máu đi khỏi dạ dày có pH kiềm
B. Căng thành dạ dày ức chế bài tiết gastrin
C. Acid ức chế sự bài tiết acetyl cholin
D. Sản phẩm tiêu hóa của protein kích thích sự bài tiết histamin
-
Câu 47:
Khi cắt dây X sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến giai đoạn nào của sự bài tiết HCl của dạ dày?
A. Tâm linh
B. Dạ dày
C. Ruột
D. Giữa các bữa ăn
-
Câu 48:
Phản xạ gân gối có trung tâm nằm ở:
A. D10 – D12
B. L1 – L2
C. L3 – L5
D. S1 – S2
-
Câu 49:
Sự tống thoát thức ăn ra khỏi dạ dày chịu ảnh hưởng của tất cả các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Carbonhydrat trong dạ dày
B. Bài tiết gastrin trong dạ dày
C. Căng thành tá tràng
D. Nồng độ thẩm thấu của chất chứa trong tá tràng
-
Câu 50:
Câu nào sau đây đúng với tốc độ thoát thức ăn ra khỏi dạ dày?
A. Nhanh hơn khi dưỡng trấp làm căng tá tràng càng nhiều hơn
B. Tăng khi pH của dưỡng trấp ra khỏi dạ dày giảm
C. Giảm khi dưỡng trấp ra khỏi dạ dày chứa nhiều lipid
D. Tăng khi có sự bài tiết của cholecystokinin