2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chọn câu SAI:
A. Dịch chứa chất dinh dưỡng, chất khí là dịch ngoại bào
B. Dịch ngoại bào chứa 1/3 lượng dịch của cơ thể
C. Dịch nội bào chủ yếu chứa ion Na+
D. Hầu hết dịch của cơ thể ở bên trong tế bào
-
Câu 2:
Áp suất có tác dụng ngăn cản quá trình lọc cầu thận:
A. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman
B. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong mao mạch cầu thận
C. Áp suất thủy tĩnh trong mao mạch cầu thận và áp suất keo trong bao Bowman
D. Áp suất thủy tĩnh trong bao Bowman và áp suất keo trong mao mạch cầu thận
-
Câu 3:
Cơ chế lọc ở cầu thận:
A. Áp suất thủy tĩnh bao Bowman giữ nước và chất hòa tan ở lại trong bao Bowman
B. Áp suất keo đẩy nước và chất hòa tan ra khỏi mao mạch máu
C. Áp suất thủy tĩnh và áp suất keo của mao mạch đẩy nước và chất hòa tan ra khỏi mao mạch
D. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch đẩy nước và chất hòa tan ra khỏi mao mạch
-
Câu 4:
Chọn tập hợp đúng Cơ chế lọc:
1. Áp suất thủy tĩnh của máu đẩy nước và các chất hòa tan từ lòng mao mạch vào nang Bowman
2. Áp suất thủy tĩnh trong nang Bowman đẩy nước và các chất hoà tan trở lại lòng mao mạch
3. Áp suất keo trong huyết tương giữ nước lại trong lòng mao mạch cầu thận 4. Để có áp suất lọc, thì tổng áp suất thủy tĩnh phải lớn hơn áp suất keo
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 5:
Chọn tập hợp đúng: Lực Starling quyết định độ lọc cầu thận:
1. Áp suất thủy tĩnh của máu trong mao mạch cầu thận.
2. Áp suất thủy tĩnh trong nang Bowman
3. Áp suất keo
4. Áp suất thẩm thấu của máu trong mao mạch cầu thận
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 6:
Trong tiêu chảy mất nước, lượng nước tiểu giảm là do các nguyên nhân sau, ngoại trừ:
A. Huyết áp giảm xuống
B. Áp suất keo của máu tăng
C. Áp suất thủy tĩnh của mao mạch cầu thận giảm
D. Áp suất bao Bowman tăng
-
Câu 7:
Áp suất lọc trung bình tại cầu thận:
A. 8 mmHg
B. 10 mmHg
C. 12 mmHg
D. 14 mmHg
-
Câu 8:
Số lượng dịch được lọc qua vi cầu thận của hai thận mỗi ngày:
A. 180lít/24 giờ
B. 180ml/24 giờ
C. 180lít/giờ
D. 125lít/24 giờ
-
Câu 9:
Chọn câu đúng. Cơ chế tự điều hòa lưu lượng lọc cầu thận:
A. Sự kết hợp giữa hai cơ chế feedback (-) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
B. Sự kết hợp giữa hai cơ chế feedback (+) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
C. Sự kết hợp giữa hai cơ chế feedback (-) và feedback (+) làm giãn tiểu động mạch đến và co tiểu động mạch đi
D. Do các tế bào cận cầu thận bài tiết renin vào máu để tổng hợp angiotensin
-
Câu 10:
Lưu lượng lọc cầu thận tăng lên khi, ngoại trừ:
A. Kích thích thần kinh giao cảm
B. Tiểu động mạch đi co mạnh
C. Tiểu động mạch đến giãn ra
D. Tiểu động mạch đi giãn ra
-
Câu 11:
Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng lọc tại cầu thận:
A. Giãn tiểu động mạch đến, giãn tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc
B. Giãn tiểu động mạch đến, co tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc
C. Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lưu lượng lọc
D. Co cả tiểu động mạch đến và tiểu động mạch đi làm tăng lưu lượng lọc
-
Câu 12:
Để điều hòa mức lọc cầu thận qua cơ chế điều hòa ngược giãn tiểu động mạch vào thông qua các quá trình sau:
A. Do khi mức lọc cầu thận giảm gây tăng tái hấp thu Na+ , Cl- ở quai Henle
B. Giảm nồng độ Na+ , Cl- ở vết đặc
C. Hai quá trình trên kích thích vết đặc gây giãn tiểu động mạch vào làm tăng lượng máu vào tiểu cầu và tăng lọc tiểu cầu
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 13:
Điều hòa ngược ống - cầu trong cơ chế điều hòa mức lọc cầu thận:
A. Khi huyết áp thấp, TĐM vào dãn, qua trung gian Angiotensin II TĐM ra co lại
B. Khi huyết áp thấp, tiểu động mạch (TĐM) vào và ra co lại
C. Khi huyết áp tăng, TĐM vào dãn ra
D. Tất cả đúng
-
Câu 14:
Bình thường hoạt động – vị trí của nephron ngăn ngừa tình trạng quá tải các phần sau của ống mỗi khi lưu lượng lọc tăng. Đó là hoạt động tái hấp thu:
A. Na+ và nước ở quai Henle
B. Na+ và nước ở ống lượn gần
C. 50% ure và nước ở ống lượn gần
D. Na+ và nước ở ống lượn xa và ống góp
-
Câu 15:
Nếu mức lọc cầu thận tăng, sự tái hấp thu muối và nước của ống gần sẽ tăng bởi sự thăng bằng cầu - ống; các yếu tố sau đây đều tham gia trong quá trình này, ngoại trừ:
A. Tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch quanh ống
B. Giảm nồng độ Na+ quanh ống
C. Tăng áp suất keo quanh ống
D. Tăng dòng dịch ở ống gần
-
Câu 16:
Chọn câu đúng nhất trong những câu dưới đây:
A. Dịch lọc cầu thận có thành phần như huyết tương động mạch
B. Máu trong tiểu động mạch đi có độ quánh nhớt cao hơn máu tiểu động mạch đến
C. Lưu lượng lọc cầu thận bình thường là 125ml/phút
D. Phân số lọc tại cầu thận quyết định lượng nước tiểu tạo thành
-
Câu 17:
Chọn phát biểu đúng về mức lọc cầu thận (GFR):
A. Là thể tích dịch lọc được lọc qua tiểu cầu thận của từng thận trong 1 phút
B. Chỉ số GFR bình thường là 125 ml/phút
C. GFR không phụ thuộc vào áp suất máu, áp suất keo mà chỉ phụ thuộc vào áp suất bao Bowman
D. Kích thích giao cảm mạch có thể gây tăng lọc kéo dài
-
Câu 18:
Mức lọc cầu thận, chọn câu sai?
A. Chỉ số GFR bình thường là 125ml/phút
B. Là thể tích dịch lọc được lọc qua quản cầu thận của từng thận trong một phút
C. GFR phụ thuộc vào áp suất máu, áp suất keo và áp suất bao Bowman
D. Kích thích giao cảm có thể gây ngừng lọc tạm thời
-
Câu 19:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lọc cầu thận (GFR), chọn câu sai?
A. Áp suất keo tăng làm giảm độ lọc cầu thận
B. Co tiểu động mạch vào làm tăng độ lọc cầu thận
C. Co mạnh và lâu tiểu động mạch ra làm giảm độ lọc cầu thận
D. Huyết áp tăng làm độ lọc cầu thận (tăng không tương xướng)
-
Câu 20:
Hormon làm tăng độ lọc cầu thần:
A. ANP
B. ADH
C. Aldosteron
D. Adrenalin
-
Câu 21:
Thận có khả năng tự điều hòa (autoregulation) để duy trì GFR trong giới hạn áp suất động mạch khoảng:
A. 80 - 180 mmHg
B. < 80 mmHg
C. 180 mmHg
D. Tất cả sai
-
Câu 22:
Trị số huyết áp có thể dẫn đến vô nịêu:
A. > 180 mmHg
B. > 240 mmHg
C. 80 mmHg
D. 50 mmHg
-
Câu 23:
Tỉ lệ và thành phần ưu thế của dịch nội bào:
A. Chiếm 56% tổng lượng dịch, nhiều K+ , Mg++
B. Chiếm 1/3 lượng dịch, nhiều Na+, Cl
C. Chiếm 2/3 lương dịch, nhiều K+ , Mg++
D. Chiếm 1/3 lượng dịch, nhiều N++ , Cl
-
Câu 24:
Cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể:
A. Kiểm soát cân bằng Na+ là cơ chế chính
B. Qua cơ chế ADH tham gia điều hòa
C. ANP tham gia điều hòa
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Huyết tương có chức năng sau, ngoại trừ:
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Bảo vệ cơ thể
C. Thăng bằng toan kiềm
D. Dự trữ glucid cho cơ thể
-
Câu 26:
Áp suất keo của huyết tương:
A. 26 mmHg
B. 28 mmHg
C. 30 mmHg
D. 32 mmHg
-
Câu 27:
Dịch kẽ:
A. Có chức năng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho tế bào
B. Nhận từ các tế bào \(\mathop {CO}\nolimits_2\) và các sản phẩm chuyển hóa để chuyển thải ra ngoài
C. Chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng cơ thể
D. Tất cả đúng
-
Câu 28:
Dịch trong lòng mao mạch vào khoảng kẻ tăng lên là do:
A. Giảm áp suất máu động mạch
B. Giảm áp suất máu tĩnh mạch
C. Tăng áp suất keo dịch kẽ
D. Tăng chênh lệch áp suất thủy tĩnh và áp suất keo trong mao mạch
-
Câu 29:
Chức năng của hệ thống bạch huyết. Chọn câu sai?
A. Vận chuyển mỡ được hấp thụ vào tuần hoàn máu
B. Là con đường bạch cầu lympho tái tuần hoàn máu
C. Vận chuyển một lượng protein và dịch từ dịch kẻ trở lại hệ thống tuần hoàn
D. Tham gia điều hòa thể tích và áp suất máu
-
Câu 30:
Dịch bạch huyết: CHỌN CÂU SAI:
A. Là đường chủ yếu để vận chuyển lipid được hấp thu từ ống tiêu hóa vào cơ thể
B. Là đường các bạch cầu lympho tái tuần hoàn
C. Đóng vai trò quan trọng làm ổn định nồng độ protein trong cơ thể
D. Vận chuyển một lượng protein và dịch từ dịch kẽ về hệ thống tuần hoàn
-
Câu 31:
Dịch não tủy, CHỌN CÂU SAI:
A. Hàng rào máu – não là nơi trực tiếp thực hiện chức năng dinh dưỡng các mạch não
B. Hàng rào máu – dịch não tủy là nơi tiết ra dịch não tủy
C. Mỗi ngày có khoảng 500ml dịch não tủy được tiết ra
D. Các tế bào nội môi mao mạch não đứng cách nhau tạo thành các lỗ lọc
-
Câu 32:
Đặc điểm các khoang dịch thuộc ngăn ngoại bào:
A. Protein trong dịch kẽ thấp hơn trong huyết tương
B. Protein trong huyết tương tạo ra được áp lực keo kéo dịch vào lòng mạch
C. Hệ bạch huyết giúp kiểm soát nồng độ Protein trong dịch kẻ, thẻ tích và áp suất dịch kẻ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 33:
Cân bằng thể tích dịch ngoại bào trong cơ thể:
A. Vai trò của Renin
B. Qua cơ chế khát
C. ADH tham gia điều hòa
D. Kiểm soát cân bằng Na+ là cơ chế chính
-
Câu 34:
Điều hòa thể tích ngăn ngoại bào. CHỌN CÂU ĐÚNG NHẤT?
A. Kiểm soát sự cân bằng Na+
B. Chủ yếu qua ANP hệ thống renin – Angiotensin
C. Chủ yếu qua cơ chế khát và ADH
D. Tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận
-
Câu 35:
Một người bình thường sau khi uống 1000ml NaCl 0,9% , kết quả: Một người bình thường sau khi uống 1000ml NaCl 0,9% , kết quả:
A. Thể tích nước tiểu tăng
B. Áp suất thẩm thấu của nước tiểu tăng
C. Áp suất thẩm thấu của huyết tương tăng
D. Tăng bài tiết ADH
-
Câu 36:
Vùng dưới đồi bài tiết ADH do các nguyên nhân sau đây kích thích, NGOẠI TRỪ:
A. mất nước do nôn ói
B. chảy máu nặng
C. giảm áp suất thẩm thấu của máu
D. tiêu chảy
-
Câu 37:
Yếu tố gây tăng bài tiết Renin của tổ chức cận cầu thận:
A. Tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào
B. Uống quá nhiều nước
C. Dãn động mạch vào cầu thận
D. Giảm thể tích dịch ngoại bào
-
Câu 38:
Yếu tố gây tăng bài tiết Renin của tổ chức cận cầu thận:
A. Tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào
B. Uống quá nhiều nước
C. Dãn động mạch vào cầu thận
D. Giảm thể tích dịch ngoại bào
-
Câu 39:
Hệ thống Renin – Angiotensin:
A. Khởi động khi tăng thể tích dịch ngoại bào
B. Thông qua Angiotensin II gây giãn mạch mạnh
C. Thông qua Angiotensin II làm tăng ADH và Aldosteron
D. Thông qua Angiotensin II úc chế gây cơ chế khát
-
Câu 40:
Hệ thống Renin – Angiotensin có tác dụng:
A. giãn mạch
B. giảm lượng nước nhập vào
C. Tăng hấp thụ muối và nước
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 41:
Angiotensin II có tác dụng, ngoại trừ:
A. Gây co tiểu động mạch mạnh
B. Kích thích lớp vỏ thượng thần bài tiết Aldosteron
C. Kích thích bài tiết Acetylcholin
D. Kích thích bài tiết ADH
-
Câu 42:
Men chuyển có tác dụng:
A. Tạo Angiotensin II từ Angiotensin I
B. Ức chế tiết Aldosteron
C. Ức chế tiết ADH
D. Giãn mạch
-
Câu 43:
Chọn tập hợp đúng: Thuốc ức chế men chuyển có tác dụng: 1. Giảm tiết Aldosteron 2. Giảm tiết ADH 3. Giãn mạch 4. Giảm lượng nước tiểu bài xuất
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 44:
ANP có tác dụng:
A. co mạch
B. giãn mạch
C. Tăng hấp thụ muối nước
D. Tất cả đều sai
-
Câu 45:
ANP (Atrial Natriuretic peptid):
A. Được tăng tiết khi giảm thể tích dịch ngoại bào
B. Làm tăng mức lọc ở cầu thận
C. Làm tăng ức chế bài tiết ADH và Aldosteron
D. Tất cả đúng
-
Câu 46:
ANP trong điều hòa thể tích dịch ngoại bào:
A. Được tăng tiết khi tăng thể tích dịch ngoại bào
B. Gây giản mạch mạnh
C. ức chế bài tiết Aldosteron từ võ thượng thận
D. Làm giảm tái hấp thụ Na+ và nước ở ống thận
-
Câu 47:
ANP, CHỌN CÂU SAI :
A. Tăng lên khi tăng thể tích dịch ngoại bào
B. Làm tăng GFR
C. Làm ức chế bài tiết ADH và Aldosteron
D. Tất cả sai
-
Câu 48:
Đáp ứng với ANP khi tăng thể tích dịch ngoại bào:
A. Thân sẽ tăng độ lộc cầu thận và bài tiết Na+, nước
B. Võ thượng thận giảm tiết Aldoseron
C. Hậu yên giảm tiết ADH
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 49:
Chọn tập hợp đúng: Đáp ứng của thận khi tăng ANP: 1. Thận tăng lọc và bài tiết muối nước 2. Kích thích tăng tiết Aldosteron 3. Ức chế ADH 4. Thận giảm bài tiết muối nước
A. Nếu 1, 2 và 3 đúng
B. Nếu 1 và 3 đúng
C. Nếu 2 và 4 đúng
D. Nếu chỉ 4 đúng
-
Câu 50:
Đáp ứng nào sau đây của cơ thể khi giảm thể tích dịch ngoại bào:
A. ức chế trung khu khát
B. giảm lượng ADH trong máu
C. tăng lượng nước tiểu bài xuất
D. tăng bài tiết Aldosteron