2500+ câu trắc nghiệm Sinh lý học
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 2509 câu trắc nghiệm Sinh lý học có đáp án, bao gồm các quá trình nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chuyên chở khí oxy trong máu:
A. Dưới 2 dạng: hòa tan và kết hợp
B. Dạng hòa tan chiếm số lượng nhiều và là dạng sử dụng
C. Dạng kết hợp chiếm số lượng ít và là dạng dự trữ
D. Cả a và c đúng
-
Câu 2:
Ức chế thứ phát là ức chế được phát sinh do nguyên nhân nào sau đây?
A. Quá trình hưng phấn kéo dài
B. Các xung động thần kinh truyền qua synap ức chế
C. Biến đổi màng synap theo cơ chế phân cực
D. Các nút tận cùng thần kinh tiết ra acetyl cholin
-
Câu 3:
Nguyên nhân nào sau đây làm đường cong Barcroft lệch phải?
A. Thân nhiệt thấp
B. pH thấp
C. 2,3-DPG thấp
D. CO2 thấp
-
Câu 4:
Khảo sát hoạt động thần kinh cao cấp , người ta làm thí nghiệm sau : Chiếu đèn, hai pphút sau cho chó ăn, lập lại nhiều lần. Về sau chiếu đèn, hai phút sau mới chảy nước bọt . Đây là :
A. phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian
B. phản xạ có điều kiện cấp cao
C. ức chế làm chậm phản xạ
D. ức chế có điều kiện
-
Câu 5:
Đường cong Barcroft, chọn câu sai?
A. Khi PO2 thấp, đường cong Barcroft rất dốc
B. Khi PO2 cao, đường cong Barcroft rất tà
C. PO2 = 90mmHg, độ bão hòa Hb của O2 90%
D. P50 giảm, Hb tăng ái lực với O2 và ngược lại
-
Câu 6:
Trên con chó đã được tập để có điều kiện do ánh sáng đèn điện 40 watts làm chó tiết 19 giọt nước bọt trong 30 giây, khi kích thích bằng đèn điện 200 watts, nước bọt ở chó sẽ được tiết thế nào?
A. Tiết 20 giọt/30 giây
B. Tiết 30 giọt/30 giây
C. Tiết 40 giọt/30 giây
D. Không tiết nước bọt
-
Câu 7:
Chọn câu sai khi nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân ly HbO2:
A. Phân áp CO2 tăng làm tăng khả năng phân ly của HbO2
B. Phân áp O2 giảm làm tăng khả năng phân ly của HbO2
C. pH máu giảm làm tăng phân ly HbO2
D. Nhiệt độ máu giảm làm tăng phân ly HbO2
-
Câu 8:
Trong vỏ não có các loại cảm ứng sau, ngoại trừ:
A. Cảm ứng trong không gian
B. Cảm ứng đồng thời
C. Cảm ứng trong thời gian
D. Cảm ứng nội và ngoại
-
Câu 9:
Dạng CO2 chuyên chở trong máu chiếm tỷ lệ cao nhất:
A. Dạng hòa tan
B. Dạng carbamin do kết hợp protein
C. Dạng carbamin do kết hợp Hb
D. Dạng \(HCO_3^ - \)
-
Câu 10:
Chọn câu đúng khi nói đến các dạng O2 và CO2 trong máu:
A. Dạng hoà tan O2 và CO2 là dạng vận chuyển chủ yếu
B. Dạng kết hợp là dạng tạo ra phân áp khí trong máu
C. Dạng kết hợp là dạng vận chuyển của khí
D. Dạng hoà tan và kết hợp không có liên quan với nhau
-
Câu 11:
Trong hoạt động thần kinh cao cấp , khi hưng phấn xuất hiện tại một điểm trên võ não thì sau đó quá trình ức chế sẽ xuất hiện ngay tại điểm đó. Đây là qui luật:
A. Khuếch tán của quá trình hưng phân và ức chế
B. Tập trung quá trình hưng phấn và ức chế
C. Cảm ứng trong không gian
D. Cảm ứng trong thời gian
-
Câu 12:
Qui luật sau đây là cơ sở cho sự hình thành đường liên lạc tạm thời:
A. Qui luật khuếch tán
B. Qui luật tập trung
C. Qui luật cảm ứng trong không gian
D. Qui luật cảm ứng theo thời gian
-
Câu 13:
Khi đi thi nếu thuộc bài mọi hoạt động sẽ dễ dàng hơn. Đây là thí dụ cho quy luật hoạt động thần kinh cao cấp:
A. Quy luật khuếch tán
B. . Quy luật tập trung
C. Quy luật cảm ứng trong thời gian
D. Quy luật cảm ứng trong không gian
-
Câu 14:
Các cử động thuần thục của một người thợ là do quá trình nào sau đây?
A. Các phản xạ có điều kiện và không điều kiện diễn ra hàng loạt
B. Các phản xạ gom lại thành những nhóm định hình
C. Các phản xạ gom lại thành những nhóm định hình
D. Hoạt động phân tích và tổng hợp của vỏ não diễn ra nhanh
-
Câu 15:
Hoạt động sau đây không phải là hoạt động thần kinh cao cấp?
A. ngôn ngữ
B. trương lực
C. động cơ
D. hành vi
-
Câu 16:
Các vùng cảm giác cấp II ở vỏ não:
A. Tổng hợp thông tin từ nhiều vùng cấp I và cho một tư duy hoàn chỉnh
B. Tổng hợp thông tin từ nhiều vùng cấp I và cho biết ý nghĩa của kích thích
C. Nhận thông tin từ vùng cấp I tương ứng và cho biết ý nghĩa của kích thích
D. Nhận thông tin trực tiếp từ ngoại biên về và cho biết đặc điểm của kích thích
-
Câu 17:
Đối với người thuận tay phải, bán cầu não phải là:
A. Bán cầu minh bạch có chức năng ngôn ngữ
B. Bán cầu minh bạch có chức năng nghệ thuật
C. Bán cầu biểu tượng có chức năng ngôn ngữ
D. Bán cầu biểu tượng có chức năng nghệ thuật
-
Câu 18:
Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn sau, ngoại trừ:
A. khí phổi
B. trao đổi khí tại phổi
C. chuyên chở khí nitơ trong máu
D. hô hấp nội
-
Câu 19:
Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn sau, ngoại trừ:
A. Trao đổi khí ngoài phổi
B. Trao đổi khí tại phổi
C. Vận chuyển khí trong máu
D. Tưới máu phổi
-
Câu 20:
Thông khí phổi là quá trình trao đổi khí giữa:
A. Khí quyển và phế nang
B. Phế nang và máu
C. Máu và dịch gian bào
D. Dịch gian bào và dịch nội bào
-
Câu 21:
Lồng ngực có đặc tính nào sau đây:
A. Là một cấu trúc đàn hồi
B. Kín
C. Có thể thay đổi kích thước theo 3 chiều: trước sau, trên dưới, ngang
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Nhóm cơ hít vào bình thường gồm:
A. Cơ hoành và cơ liên sườn trong
B. Cơ hoành và cơ liên sườn ngoài
C. Cơ hoành, cơ liên sườn trong, cơ ức đòn chủm, cơ răng cưa lớn
D. Cơ hoành, cơ liên sườn ngoài, cơ ức đòn chủm, cơ răng cưa lớn
-
Câu 23:
Cơ liên sườn ngoài là:
A. Cơ thở ra bình thường
B. Cơ hít vào bình thường
C. Cơ thở ra gắng sức
D. Cơ hít vào gắng sức
-
Câu 24:
Cử động hít vào bình thường có đặc điểm sau:
A. Mang tính chất thụ động
B. Được thực hiện chủ yếu bởi cơ hoành và cơ liên sườn trong
C. Làm thay đổi kích thước lồng ngực theo chiều trên dưới và chiều ngang là chủ yếu
D. Câu b và c đúng
-
Câu 25:
Động tác hít vào bình thường:
A. Là động tác thụ động do cơ hoành và cơ liên sườn ngoài chi phối
B. Là động tác chủ động do cơ hoành và cơ liên sườn ngoài chi phối
C. Là động tác thụ động do cơ hoành chi phối
D. Là động tác chủ động do cơ liên sườn ngoài chi phối
-
Câu 26:
Động tác hít vào tối đa:
A. Là động tác hít vào cố sức sau ngừng thở
B. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra bình thường
C. Là động tác hít vào cố sức sau thở ra hết sức
D. Là động tác hít vào cố sức sau hít vào bình thường
-
Câu 27:
Các cơ tham gia động tác hít vào gắng sức:
A. Cơ hoành và các cơ thành bụng trước
B. Cơ hoành và cơ liên sườn trong
C. Cơ hoành, cơ liên sườn trong, cơ ức đòn chủm, cơ răng cưa lớn
D. Cơ hoành, cơ liên sườn ngoài, cơ ức đòn chủm, cơ răng cưa lớn, cơ bậc thang, cơ cản mũi, cơ má
-
Câu 28:
Khi cơ hoành hạ xuống 4cm thì thể tích lồng ngực tăng thêm:
A. 250cm3
B. 500cm3
C. 1000cm3
D. 1500cm3
-
Câu 29:
Khi hít vào gắng sức cơ hoành có thể hạ thấp xuống khoảng:
A. 5-6 cm
B. 6-7 cm
C. 7-8 cm
D. 8-9 cm
-
Câu 30:
Cơ hô hấp phụ bao gồm các cơ sau:
A. Cơ hoành
B. Cơ liên sườn ngoài
C. Cơ liên sườn trong
D. Câu b và c đúng
-
Câu 31:
Động tác hô hấp sau đây là thụ động:
A. Hít vào bình thường
B. Thở ra bình thường
C. Hít vào gắng sức
D. Thở ra gắng sức
-
Câu 32:
Hoạt động hô hấp không cần năng lượng co cơ:
A. Thở ra bình thường
B. Thở ra gắng sức
C. Hít vào bình thường
D. Hít vào gắng sức
-
Câu 33:
Các động tác hô hấp sau sinh công hô hấp, ngoại trừ:
A. Hít vào bình thường
B. Hít vào gắng sức
C. Thở ra bình thường
D. Thở ra gắng sức
-
Câu 34:
Trong quá trình hình thành tư duy khả năng nào sau chỉ có ở loài người:
A. Cảm giác
B. Tri giác
C. Biểu tượng
D. Khái niệm
-
Câu 35:
Liệt cơ hoành dẫn đến giảm thông khí là do:
A. Khoảng chết sinh lý tăng
B. Áp suất trong khoàng màng phổi trở nên dương
C. Chiều thẳng đứng không tăng lên khi hít vào
D. Chiều trước sau không tăng lên khi hít vào
-
Câu 36:
Bệnh nhân không có khả năng có ý thức trở lại, sống đời sống thực vật được coi là:
A. Hôn mê
B. Ngất xỉu
C. Chết nảo
D. Tâm thần
-
Câu 37:
Khi áp suất khoang màng phổi là 755mmHg thì qui ra áp suất âm là:
A. -755mmHg
B. -5mmHg
C. -10mmHg
D. -15mmHg
-
Câu 38:
Áp suất trong màng phổi:
A. Là áp suất âm nhưng cao hơn áp suất khí quyển
B. Giúp phổi di chuyển theo sự cử động của lồng ngực
C. Giúp hiệu suất trao đổi khí tại phổi đạt tối đa
D. Chỉ có b và c đúng
-
Câu 39:
Áp suất âm của khoang màng phổi có đặc điểm:
A. Là áp suất tồn tại tại các phế nang
B. Luôn luôn cao hơn áp suất khí quyển
C. Được tạo ra do phổi có xu hướng co rút về rốn phổi
D. Nhỏ nhất ơ thì hít vào gắng sức
-
Câu 40:
Áp suất trong khoang màng phổi âm nhất vào lúc:
A. Hít vào gắng sức
B. Thở ra bình thường
C. Hít vào gắng sức
D. Thở ra gắng sức
-
Câu 41:
Ngôn ngữ được xem là:
A. Sản phâm của bán cầu não biểu tượng
B. Tiền đề để thành lập phản xạ có điều kiện cấp 1
C. Tín hiệu của tín hiệu
D. Kích thích không điều kiện
-
Câu 42:
Áp suất trong khoang màng phổi ít âm nhất vào lúc:
A. Hít vào bình thường
B. Hít vào gắng sức
C. Thở ra bình thường
D. Thở ra gắng sức
-
Câu 43:
Áp suất âm trong khoang màng phổi được tạo ra do, ngoại trừ:
A. Sức hút liên tục của mạch bạch huyết ở khoang màng phổi
B. Tính đàn hồi của phổi và cấu trúc kín, cứng của lồng ngực
C. Khoang màng phổi là khoang kín, lá thành dính chặt vào lồng ngực và tạng dính chặt vào nhu mô phổi
D. Sự dàn trãi của chất hoạt diện trên lớp dịch màng phổi
-
Câu 44:
Hệ thống tín hiệu thứ nhất:
A. Là những tín hiệu có đặc trưng trừu tượng
B. Gồm các kích thích có điều kiện và không điều kiện
C. Là đặc trưng riêng của loài người
D. Gồm chữ viết và lời nói
-
Câu 45:
Áp suất âm của khoang màng phổi có đặc điểm: CHỌN CÂU SAI?
A. Là áp suất tồn tại tại khoang màng phổi
B. Luôn luôn thấp hơn áp suất khí quyển
C. Nhỏ nhất ở thì hít vào gắng sức
D. Được tạo ra do phổi có xu hướng co rút về rốn phổi
-
Câu 46:
Câu nào sau đây không đúng đối với hệ thống tín hiệu thứ nhất?
A. Là tín hiệu có thể nhận thấy được nhờ giác quan
B. Gồm kích thích không điều kiện và có điều kiện
C. Có đặc tính cụ thể: sờ, nghe, nhìn, nếm, ngửi
D. Có đặc tính trừu tượng
-
Câu 47:
Ý nghĩa của áp suất âm, ngoại trừ:
A. Làm cho phổi di chuyển theo sự cử động của lồng ngực
B. Làm cho hiệu suất trao đổi khí tại phổi được tối đa
C. Làm cho máu về tim và lên phổi dễ dàng
D. Làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch lót phế nang
-
Câu 48:
Câu nào sau đây sai với áp suất âm trong màng phổi:
A. giúp cho sự xứng hợp giữa thông khí và tưới máu
B. hạn chế máu về tim
C. cần thiết cho phổi di chuyển theo sự cử động của lồng ngực trong các thì hô hấp
D. lồng ngực phải kín để duy trì áp suất âm này
-
Câu 49:
Để tìm thấy hệ thống tín hiệu thứ hai phải có sự tham gia của, ngoại trừ:
A. Phản xạ không điều kiện
B. Phản xạ có điều kiện
C. Tư duy
D. Ngôn ngữ
-
Câu 50:
Chọn câu sai: Ý nghĩa của áp suất ấm trong khoang màng phổi?
A. Giúp phổi cử động theo sự cử động của lồng ngực trong thì hô hấp
B. Giúp hiệu suất trao đổi khí đạt tối đa
C. Giúp máu từ tim trái lên phổi dễ dàng
D. Tạo ap suất trong lồng ngực thấp nên máu về tim dễ dàng