1000+ Câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính
Tổng hợp 1000+ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án đầy đủ nhằm giúp các bạn dễ dàng ôn tập lại toàn bộ các kiến thức. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các đường dây IOCHCHK, IOCHRDY trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?
A. Bus địa chỉ
B. Bus dữ liệu
C. Bus điều khiển
D. Bus bộ vi xử lý
-
Câu 2:
Các đường dây A0-A19 trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?
A. Bus địa chỉ
B. Bus dữ liệu
C. Bus điều khiển
D. Bus bộ vi xử lý
-
Câu 3:
Các đường dây DACK0-DACK3 trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?
A. Bus địa chỉ
B. Bus dữ liệu
C. Bus điều khiển
D. Bus bộ vi xử lý
-
Câu 4:
Tín hiệu ALE trong Bus IBM PC có chức năng gì?
A. Chốt dữ liệu
B. Chốt địa chỉ
C. Chốt tín hiệu điều khiển
D. Chốt tín hiệu yêu cầu ngắt
-
Câu 5:
Tín hiệu AEN trong Bus IBM PC thuộc vào Bus nào?
A. Bus địa chỉ
B. Bus dữ liệu
C. Bus điều khiển
D. Bus bộ vi xử lý
-
Câu 6:
Các đường IRQ trong các Bus máy tính IBM PC có chức năng gì?
A. Các yêu cầu sử dụng Bus
B. Các yêu cầu DMA
C. Các yêu cầu truy nhập bộ nhớ
D. Các yêu cầu ngắt
-
Câu 7:
Các đường DRQ trong các Bus máy tính IBM PC có chức năng gì?
A. Các yêu cầu sử dụng Bus
B. Các yêu cầu truy nhập bộ nhớ trực tiếp DMA
C. Các yêu cầu truy nhập bộ nhớ
D. Các yêu cầu ngắt
-
Câu 8:
Bus EISA có tần số là 8MHz, độ rộng Bus bằng 32 bit, thời gian truyền một khối 32 bit cần 2 chu kỳ. Khi đó dải thông của Bus bằng:
A. 4 MB/s
B. 8 MB/s
C. 16 MB/s
D. 32 MB/s
-
Câu 9:
Bus MCA có tần số là 10MHz, độ rộng Bus bằng 32 bit, thời gian truyền một khối 32 bit cần 2 chu kỳ. Khi đó dải thông của Bus bằng:
A. 5 MB/s
B. 10 MB/s
C. 20 MB/s
D. 40 MB/s
-
Câu 10:
Bus USB là gì?
A. Bus tuần tự tiên tiến
B. Bus tuần tự mở rộng
C. Bus tuần tự đa năng
D. Bus tuần tự kết hợp
-
Câu 11:
Giao diện Bus USB có bao nhiêu đường dây?
A. 2 đường
B. 4 đường
C. 6 đường
D. 8 đường
-
Câu 12:
Bus USB có bao nhiêu dây truyền dữ liệu?
A. 2 đường
B. 4 đường
C. 6 đường
D. 8 đường
-
Câu 13:
Đặc điểm của Bus USB:
A. Truyền dữ liệu theo phương pháp vi sai
B. Truyền dữ liệu theo phương pháp song song
C. Truyền dữ liệu theo cáp chuẩn IDE
D. Truyền dữ liệu theo cáp chuẩn RS-232
-
Câu 14:
Chuẩn USB 2.0 có tốc độ truyền dữ liệu bằng bao nhiêu?
A. Khoảng 110 – 180 Mbit/s
B. Khoảng 200 – 320 Mbit/s
C. Khoảng 360 – 480 Mbit/s
D. Khoảng 500 – 640 Mbit/s
-
Câu 15:
Có thể có tối đa bao nhiêu thiết bị USB nối tới một USB Hub?
A. 8085
B. 8088
C. 80386
D. 80486
-
Câu 16:
Các đường dây MEMR, MEMW trong các máy tính sử dụng bộ vi xử lý 8086/8088 thuộc vào Bus nào?
A. Bus địa chỉ
B. Bus dữ liệu
C. Bus điều khiển
D. Bus bộ vi xử lý
-
Câu 17:
Bus địa chỉ của bộ vi xử lý 8088 có bao nhiêu đường?
A. 8 đường
B. 16 đường
C. 20 đường
D. 24 đường
-
Câu 18:
Chức năng của tín hiệu RESET trong Bus IBM PC là gì?
A. Khởi động lại bộ vi xử lý
B. Khởi động lại thiết bị I/O
C. Khởi động lại bộ vi xử lý và thiết bị I/O
D. Khởi động lại vi mạch 8284A
-
Câu 19:
Các chip 74LS373 trong Bus IBM PC có chức năng gì?
A. Đệm dữ liệu
B. Chốt địa chỉ
C. Chốt tín hiệu điều khiển
D. Tạo tín hiệu chốt địa chỉ
-
Câu 20:
Chip 74LS245 trong Bus IBM PC có chức năng gì?
A. Đệm dữ liệu
B. Chốt địa chỉ
C. Đệm tín hiệu điều khiển
D. Tạo tín hiệu chốt địa chỉ
-
Câu 21:
Chip 8259A trong Bus IBM PC có chức năng gì?
A. Đệm tín hiệu điều khiển
B. Tạo dao động
C. Bộ đếm và định thời
D. Điều khiển ngắt
-
Câu 22:
Trong cấu trúc bộ nhớ dạng 2N×M, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Bộ nhớ gồm 2N Byte và M module nhớ
B. Bộ nhớ gồm 2N từ nhớ và M module nhớ
C. Bộ nhớ gồm 2N ngăn nhớ, mỗi ngăn nhớ gồm M bit
D. Bộ nhớ gồm 2N từ nhớ và M module nhớ
-
Câu 23:
Khái niệm truy xuất ngẫu nhiên đối với bộ nhớ có ý nghĩa như thế nào?
A. Dữ liệu trong bộ nhớ được đọc hay ghi vào các thời điểm ngẫu nhiên
B. Dữ liệu trong bộ nhớ được định địa chỉ một cách ngẫu nhiên
C. Dữ liệu trong bộ nhớ không được đọc hay ghi một cách tuần tự
D. Dữ liệu trong bộ nhớ có giá trị ngẫu nhiên
-
Câu 24:
Trong bộ nhớ ROM, thời gian truy nhập đối với ngăn nhớ có địa chỉ 00000H so với thời gian truy nhập đối với ngăn nhớ có địa chỉ 00FFFH như thế nào?
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Không so sánh được
-
Câu 25:
Trong bộ nhớ RAM, thời gian truy nhập đối với ngăn nhớ có địa chỉ 00000H so với thời gian truy nhập đối với ngăn nhớ có địa chỉ FFFFFH như thế nào?
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Không so sánh được
-
Câu 26:
Các bộ nhớ nào sau đây cho phép truy nhập ngẫu nhiên?
A. DRAM
B. ROM
C. Cache
D. Cả ba loại trên
-
Câu 27:
Chức năng của tín hiệu Chip Enable trong IC bộ nhớ là gì?
A. Cho phép đọc dữ liệu trong IC bộ nhớ
B. Cho phép ghi dữ liệu vào IC bộ nhớ
C. Cho phép IC bộ nhớ hoạt động
D. Cho phép đọc ghi đồng thời đối với IC bộ nhớ
-
Câu 28:
Đặc điểm của bộ nhớ ROM:
A. Cho phép ghi dữ liệu
B. Chỉ cho phép đọc dữ liệu
C. Bị mất dữ liệu khi không có nguồn cấp
D. Cho phép ghi/đọc dữ liệu đồng thời tại một vị trí nhớ
-
Câu 29:
Đặc điểm của bộ nhớ RAM nói chung:
A. Cho phép ghi dữ liệu
B. Chỉ cho phép đọc dữ liệu
C. Không bị mất dữ liệu khi không có nguồn cấp
D. Cho phép ghi/đọc dữ liệu đồng thời tại một vị trí nhớ
-
Câu 30:
Bộ nhớ Cache được cấu trúc từ loại bộ nhớ nào trong số các bộ nhớ sau đây?
A. SRAM
B. DRAM
C. ROM
D. Flash ROM
-
Câu 31:
Đường dây Read/Write trong IC bộ nhớ có chức năng là gì?
A. Cho biết bộ nhớ có cho phép đọc và ghi hay không
B. Cho biết bộ nhớ có thể đọc và ghi đồng thời hay không
C. Cho biết thao tác được thực hiện là đọc hay ghi
D. Cho biết bộ nhớ có bị cấm đọc hay cấm ghi không
-
Câu 32:
Trong các bộ nhớ sau, bộ nhớ nào yêu cầu làm tươi theo chu kỳ?
A. SRAM
B. DRAM
C. PROM
D. EPROM
-
Câu 33:
Trong các bộ nhớ SRAM và DRAM, loại nào tiêu thụ nguồn nuôi lớn hơn?
A. SRAM
B. DRAM
C. Bằng nhau
D. Không so sánh được
-
Câu 34:
Đặc điểm của bộ nhớ ROM là:
A. Cho phép truy nhập nhanh hơn bộ nhớ RAM
B. Nội dung không bị thay đổi
C. Lưu trữ được nhiều thông tin hơn bộ nhớ RAM
D. Được sử dụng làm bộ nhớ Cache
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bộ nhớ SRAM rẻ hơn bộ nhớ DRAM
B. Bộ nhớ SRAM được sử dụng chỉ tại thời điểm khởi động máy tính
C. Bộ nhớ SRAM được sử dụng cho bộ nhớ Cache
D. Bộ nhớ SRAM có thời gian truy nhập lớn hơn DRAM
-
Câu 36:
Mạch chọn địa chỉ hàng và mạch chọn địa chỉ cột tạo thành mạch gì?
A. Mạch tạo địa chỉ bộ nhớ
B. Mạch giải mã địa chỉ
C. Mạch đọc/ghi dữ liệu bộ nhớ
D. Mạch cho phép chốt địa chỉ bộ nhớ
-
Câu 37:
Cấu tạo của một ô nhớ DRAM như thế nào?
A. Gồm hai tụ điện và một Transistor
B. Gồm một tụ điện và một Transistor
C. Gồm hai tụ điện và hai Transistor
D. Gồm hai tụ điện và hai Transistor
-
Câu 38:
Cấu tạo của một ô nhớ SRAM như thế nào?
A. Gồm hai tụ điện và ba Transistor
B. Gồm ba tụ điện và hai Transistor
C. Gồm bốn tụ điện và hai Transistor
D. Gồm sáu Transistor
-
Câu 39:
Tốc độ truy nhập của bộ nhớ SRAM so với bộ nhớ DRAM như thế nào?
A. Chậm hơn
B. Nhanh hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
-
Câu 40:
Đối với bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên, điều nào sau đây đúng?
A. Dữ liệu của bộ nhớ được đọc hay ghi tại các thời điểm ngẫu nhiên
B. Thời gian truy nhập vào bất kỳ ngăn nhớ nào trong bộ nhớ đều bằng nhau
C. Dữ liệu trong bộ nhớ có giá trị ngẫu nhiên
D. Dữ liệu trong bộ nhớ không được đọc hay ghi một cách tuần tự
-
Câu 41:
Đối với bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên, điều nào sau đây không đúng?
A. Để truy nhập vào bất kỳ ngăn nhớ nào trong bộ nhớ, ta chỉ cần ác định địa chỉ của nó
B. Thời gian truy nhập vào bất kỳ ngăn nhớ nào trong bộ nhớ đều bằng nhau
C. Địa chỉ các ngăn nhớ bao gồm địa chỉ hàng và địa chỉ cột
D. Dữ liệu trong bộ nhớ không được đọc hay ghi một cách tuần tự theo địa chỉ của bộ nhớ
-
Câu 42:
Đối với bộ nhớ SRAM, điều nào sau đây đúng?
A. Phải được làm tươi theo chu kỳ
B. Thời gian truy nhập lớn
C. Thời gian truy nhập nhỏ
D. Chi phí trên một bit nhớ thấp
-
Câu 43:
Đối với bộ nhớ SRAM, điều nào sau đây không đúng?
A. Không phải làm tươi theo chu kỳ
B. Thời gian truy nhập lớn
C. Được dùng làm bộ nhớ Cache
D. Chi phí trên một bit nhớ cao
-
Câu 44:
Đối với bộ nhớ ROM, điều nào sau đây đúng?
A. Là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên
B. Cho phép ghi dữ liệu
C. Luôn có dung lượng lớn hơn bộ nhớ RAM
D. Có thể được sử dụng làm bộ nhớ Cache
-
Câu 45:
Đối với bộ nhớ ROM, điều nào sau đây không đúng?
A. Là bộ nhớ truy nhập ngẫu nhiên
B. Chỉ cho phép đọc dữ liệu
C. Luôn có dung lượng lớn hơn bộ nhớ RAM
D. Không được sử dụng làm bộ nhớ Cache
-
Câu 46:
Chương trình BIOS được lưu trữ trong bộ nhớ thuộc loại nào?
A. RAM
B. ROM
C. Ổ đĩa cứng
D. Cache
-
Câu 47:
Dung lượng của bộ nhớ được xác định bởi:
A. Số lượng dây dữ liệu trên Bus dữ liệu truy nhập bộ nhớ
B. Số lượng bit hoặc từ mà bộ nhớ có thể lưu trữ
C. Số lượng Module nhớ có trong bộ nhớ
D. Số lượng bit dữ liệu được bộ nhớ trao đổ trong một đơn vị thời gian
-
Câu 48:
Thời gian truy nhập bộ nhớ được tính bằng:
A. Thời gian từ lúc khởi động chương trình tới khi nhận được dữ liệu từ bộ nhớ
B. Thời gian từ khi nhận lệnh tới khi nhận được dữ liệu từ bộ nhớ
C. Thời gian từ khi có tín hiệu Chip Enable tới khi nhận được dữ liệu
D. Thời gian tồn tại của dữ liệu trên Bus hệ thống
-
Câu 49:
Bus địa chỉ 20 bit cho phép quản lý bộ nhớ với dung lượng tối đa bằng bao nhiêu?
A. 1 MegaByte
B. 4 MegaByte
C. 8 MegaByte
D. 16 MegaByte
-
Câu 50:
Bus địa chỉ 32 bit cho phép quản lý bộ nhớ với dung lượng tối đa bằng bao nhiêu?
A. 16 MegaByte
B. 64 MegaByte
C. 1 GigaByte
D. 4 GigaByte