1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tiền tệ sẽ thực hiện đầy đủ vai trò vật ngang giá chung khi:
A. Người mua trả tiền trước cho người bán
B. Hàng hóa đã được chuyển giao từ người bán sang người mua
C. Theo hợp đồng người mua đã nhận được hàng hóa của người bán chuyển đến
D. Hàng hóa được biểu hiện bằng tiền mặt, do người mua chuyển cho người bán và hàng hóa chuyển tay người bán sang người mua
-
Câu 2:
Số lượng tiền cần thiết trong lưu thông hàng hóa được xác định căn cứ vào những yếu tố:
A. Số lượng các loại hàng hóa đưa vào lưu thông, mức giá cả của từng loại hàng hóa cao hay thấp
B. Mức giá trị của các hàng hóa cao hay thấp và số lượng các loại hàng hóa đưa vào lưu thông, tốc độ lưu thông của đồng tiền nhanh hay chậm
C. Tốc độ lưu thông của đồng tiền nhanh hay chậm và số lượng, chủng loại hàng hóa mà các bên tham gia trao đổi trên thị trường
D. Số lượng các loại hàng hóa đưa vào lưu thông nhiều hay ít, mức giá cả của các hàng hóa cao hay thấp, tốc độ lưu thông đồng tiền nhanh hay chậm
-
Câu 3:
Tiền làm phương tiện cất trữ có ý nghĩa:
A. Điều hòa lưu thông tiền tệ
B. Phòng ngừa khi có rủi ro
C. Sử dụng khi cần thiết cho nền kinh tế
-
Câu 4:
Chức năng của tiền tệ theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại:
A. Phương tiện trao đổi, tích lũy, thước đo giá trị
B. Phương tiện trao đổi, thanh toán, cất trữ
C. Phương tiện lưu thông, cất trữ, tiền tệ thế giới
-
Câu 5:
Chức năng nào của tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là chức năng quan trọng nhất?
A. Phương tiện đo lường và biểu hiện giá trị
B. Phương tiện trao đổi
C. Phương tiện lưu giữ giá trị
-
Câu 6:
Tiền có giá trị thực sự ở hình thái nào?
A. Hóa tệ
B. Tiền điện tử
C. Tiền ghi sổ
D. Tiền giấy
-
Câu 7:
Mệnh đề nào dưới đây đúng khi nói về vấn đề tiền tệ?
A. Tiền dấu hiệu và lạm phát là những người bạn đồng hành
B. Tiền là phương tiện thanh toán khi nó được sử dụng để chi trả không trực tiếp gắn với mua bán hàng hóa
C. Vàng có chức năng tiền tệ thế giới
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 8:
Các hình thái tiền tệ phát triển theo trình tự:
A. Hóa tệ; Tín tệ; Bút tệ.
B. Tiền tệ phi kim loại; Tiền giấy; Tiền tín dụng; Bút tệ; Tiền điện tử
C. Tiền tệ kim loại và phi kim loại; Tiền giấy; Tiền tín dụng; Bút tệ; Thẻ thanh toán
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 9:
Các yếu tố cấu thành của chế độ độ lưu thông tiền tệ:
A. Cơ sở tiền tệ, Đơn vị tiền tệ, Chế độ tiền đúc và lưu thông tiền đúc, Chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị
B. Cơ sở tiền tệ, Đơn vị tiền tệ, Chế độ đúc và in tiền, Các công cụ lưu thông tín dụng, Chế độ phát hành, Việc thực thi chính sách tiền tệ
C. Cơ sở tiền tệ, Đơn vị tiền tệ, Chế độ đúc và in tiền, Các công cụ lưu thông, Chế độ phát hành và tổ chức lưu thông, Vấn đề tổ chức hệ thống ngân hàng
D. Tất cả (A, B, C) đều sai
-
Câu 10:
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ:
A. Sử dụng một thứ kim loại làm vật ngang giá chung
B. Sử dụng kim loại kém giá trị làm vật ngang giá chung
C. Sử dụng kim loại đủ giá trị làm vật ngang giá chung
D. Sử dụng đồng, bạc hoặc vàng làm vật ngang giá chung
-
Câu 11:
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ đặc trưng của:
A. Nền kinh tế Barter một cách ngẫu nhiên
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh
C. Nền kinh tế của thời kỳ phong kiến và tư bản chủ nghĩa
D. Nền kinh tế hàng hóa kém phát triển từ thời kỳ phong kiến trở về trước
-
Câu 12:
Quy luật Gresham được hiểu là:
A. Hiện tượng đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông
B. Hiện tượng đồng tiền tốt đuổi đồng tiền xấu ra khỏi lưu thông
C. Hiện tượng đồng tiền mất giá là tiền bạc được đưa vào lưu thông
D. Hiện tượng đồng tiền đang có giá là tiền vàng rút khỏi lưu thông và lui về cất trữ
-
Câu 13:
Nhu cầu tiền tệ để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Lãi suất tín dụng ngân hàng, mức lợi nhuận, thu nhập
B. Lãi suất tín dụng ngân hàng.
C. Lãi suất tín dụng ngân hàng và mức lợi nhuận
D. Lãi suất tín dụng ngân hàng, mức lợi nhuận, thu nhập, mục đích dự phòng rủi ro.
-
Câu 14:
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng sẽ tác động:
A. Giảm mức cầu tiền tệ, giãm tiêu dùng.
B. Tăng mức cầu tiền tệ
C. Giảm mức cầu tiền tệ, giãm tiêu dùng, giãm nhu cầu đầu tư
D. Tăng mức cầu tiền tệ, giãm tiêu dùng, tăng nhu cầu đầu tư
-
Câu 15:
Theo lý thuyết “sức mua tiền tệ” của Fisher cho rằng:
A. “sức mua tiền tệ” được đo bằng giá cả.
B. “sức mua tiền tệ” được đo bằng giá cả và thu nhập.
C. “sức mua tiền tệ” được đo bằng nhu cầu tiền tệ của các nhà đầu tư
D. “sức mua tiền tệ” bị tác động bởi yếu tố thị trường.
-
Câu 16:
Theo thuyết ưu thích thanh khoản của J.M.Keynes, lãi suất chịu ảnh hưởng từ sự ưu thích tiền mặt, xuất phát từ ba động cơ.
A. Động cơ giao dịch; động cơ dự phòng, động cơ đầu cơ
B. Động cơ giao dịch; động cơ giá cả, động cơ thu nhập.
C. Động cơ giao dịch; động cơ dự phòng, động cơ tiết kiệm.
D. Động cơ giao dịch; động cơ giá cả, động cơ đầu cơ.
-
Câu 17:
M.Keynes cho rằng mức cầu về tiền biểu hiện …………., theo Friedman mức cầu về tiền biểu hiện………
A. Hàm lãi suất; hàm về thu nhập
B. Hàm thu nhập; hàm lãi suất
C. Hàm lãi suất; hàm lãi suất và cung tiền phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 18:
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu tiền tệ sẽ và lãi suất để:
A. Tác động vào lãi suất để điều tiết cầu tiền tệ và ngược lại.
B. Thông qua sự tác động vào lãi suất để điều tiết cầu tiền tệ để góp phần chống lạm phát.
C. Thông qua sự tác động vào lãi suất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Tác động vào cầu tiền tệ để tăng lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu như mong đợi.
-
Câu 19:
Tiền có tính lỏng cao nhất là:
A. Tiền pháp định
B. Tiền gửi không kỳ hạn
C. Séc ngân hàng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Khái niệm “tính lỏng” được hiểu:
A. Khả năng lưu thông nhanh chóng.
B. Đặc tính dễ vận chuyển, dễ trao đổi, dễ định lượng được.
C. Khả năng chuyển sang tiền mặt nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch một cách nhanh nhất.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 21:
Tiền có tính lỏng cao gồm:
A. Tiền pháp định, tiền gửi không kỳ hạn
B. Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền tiết kiệm
C. Tiền pháp định, tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Khối lượng tiền M1 có đặc điểm:
A. Tiện lợi nhất trong thanh toán và không sinh lời
B. Bao gồm tiền mặt lưu hành và tiền gửi không kì hạn
C. Bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kì hạn
D. A và B đều đúng
-
Câu 23:
Biểu hiện đặc trưng của lạm phát:
A. Giá cả hàng hóa đồng loạt tăng lên và đồng tiền bị mất giá
B. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên với tốc độ nhanh qua các thời kỳ
C. Số lượng tiền trong lưu thông thừa quá mức vì NHTW liên tục in tiền
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 24:
Khi lạm phát cao thì:
A. Người vay vốn của các ngân hàng thương mại được lợi
B. Bản thân ngân hàng thương mại được lợi
C. Người gửi tiền vào ngân hàng thương mại được lợi
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 25:
Người được lợi khi xảy ra lạm phát:
A. Người đi vay, người có tài sản đem đi cầm cố, người có tài sản cố định có giá trị cao.
B. Người có tài sản là nhà đất là đồ cầm cố, người có nhiều trái phiếu
C. Người cho vay, người có tài sản là đồ cầm cố, người nắm giữ trái phiếu dài hạn
D. Người sống bằng tiền lương, tiền công, người đi vay nợ và người có tài sản cố định có giá trị cao
-
Câu 26:
Người bất lợi khi xảy ra lạm phát:
A. Người cho vay, người có tài sản là đồ cầm cố, người sống bằng tiền lương, tiền công, dân nghèo
B. Người cho vay dài hạn, có tài sản là đất, nhà đem đi cầm cố
C. Người có tài sản đem đi cầm cố, nắm giữ trái phiếu
D. Người đi vay, người có tài sản đem đi cầm cố, người có tài sản cố định có giá trị cao
-
Câu 27:
Điểm khác biệt trong quan điểm nghiên cứu về tiền tệ và lạm phát giữa trường phái Keynes và trường phái tiền tệ là:
A. Đưa các yếu tố chính sách tài khóa và những cú sốc của cung vào phân tích
B. Đưa yếu tố cung cầu tiền tệ và giá cả vào phân tích
C. Đưa yếu tố gia tăng cung tiền liên tục vào phân tích
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 28:
Lạm phát do cầu kéo được các nhà khoa học mô tả là:
A. Tình trạng giá nhập khẩu hàng hóa tăng
B. Tình trạng lạm phát “quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hóa”
C. Tình trạng lượng cầu hàng hóa thay đổi
D. Tình trạng chi phí của các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng lên
-
Câu 29:
Nếu Ngân hàng Trung ương muốn phát hành thêm tiền mặt ra thị trường thông qua thị trường mở, Ngân hàng Trung ương có thể:
A. Dùng tiền mặt để mua chứng khoán trên thị trường thứ cấp hoặc các thị trường tài chính khác
B. Tung tiền mặt ra thị trường ngoại tệ để mua ngoại tệ mạnh như USD, JPY chẳng hạn
C. Cho chính phủ vay tiền
D. Cho các ngân hàng thương mại vay
-
Câu 30:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay:
A. Trực thuộc Chính phủ
B. Độc lập với Chính phủ
C. Trực thuộc Quốc hội
D. Độc lập với Chính phủ và trực thuộc Quốc hội
-
Câu 31:
Theo Keynes, khi chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất giảm, kéo theo đầu tư tăng sẽ dẫn đến:
A. Tăng cầu và tăng sản lượng
B. Tăng cầu và sản lượng giảm
C. Cầu giảm và sản lượng tăng
D. Cầu và sản lượng đều giảm
-
Câu 32:
Để kiểm soát lãi suất thị trường NHTW quy định các loại lãi suất:
A. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn
B. Trần lãi suất cho vay và sàn lãi suất huy động để tạo khung lãi suất giới hạn
C. Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch
D. Tất cả các quy định trên (A, B, C)
-
Câu 33:
So với các công cụ khác của chính sách tiền tệ, nghiệp vụ thị trường OMO có ưu điểm:
A. Có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và tác động một cách đầy quyền lực
B. Dễ dàng đảo ngược lại khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành
C. NHTW có thể sử dụng công cụ này để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, mà không sợ các ngân hàng lợi dụng
D. Tất cả các ưu điểm trên (A, B, C)
-
Câu 34:
Khi NHTW cung ứng tiền cho NSNN chi tiêu có thể:
A. Sẽ làm yếu năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW
B. Sẽ làm tăng năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW và kiểm soát nguy cơ lạm phát tiềm năng
C. Chứa đựng nguy cơ lạm phát tiềm năng
D. Sẽ làm suy yếu năng lực kiểm soát tiền tệ của NHTW và chứa đựng nguy cơ lạm phát
-
Câu 35:
Chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng Trung ương là:
A. Thực hiện quản lý Nhà nước các hoạt động tiền tệ và ngân hàng
B. Ngân hàng phát hành tiền
C. Cứu cánh cho vay cuối cùng của hệ thống ngân hàng thương mại
D. Chủ ngân hàng của Chính phủ
-
Câu 36:
Nghiệp vụ tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương có vai trò:
A. Giúp cho các ngân hàng thương mại nhận được vốn kịp thời, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh
B. Giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn kịp thời đáp ứng yêu cấu kinh doanh trong khi khó tiếp cận với nguồn vốn từ các Ngân hàng thương mại
C. Tạo điều kiện để NHTW thực hiện việc cung ứng tiền tệ phù hợp mục tiêu và đồng thời điều tiết khối lượng tín dụng theo yêu cầu của chính sách tài khóa.
D. Làm phong phú thêm các nghiệp vụ của NHTW
-
Câu 37:
Ngày nay, hầu hết Ngân hàng Trung ương các quốc gia đều thực hiện phát hành tiền theo nguyên tắc nào?
A. Dựa vào dự trữ vàng
B. Dựa vào giá trị hàng hóa
C. Dựa vào dự trữ ngoại tệ
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 38:
Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương:
A. Ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát
B. Tăng trưởng kinh tế
C. Kiểm soát thất nghiệp
D. Tất cả (A, B, C) đều đúng
-
Câu 39:
Giả định các yếu tố khác không thay đổi, cơ số tiền tệ sẽ tăng lên khi nào?
A. Các ngân hàng thương mại rút tiền từ ngân hàng Trung ương
B. Ngân hàng Trung ương mua tín phiếu kho bạc trên thị trường mở
C. Ngân hàng trung ương mở rộng cho vay chiết khấu đối với các ngân hàng thương mại.
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 40:
Nếu Ngân hàng Trung ương muốn thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ Ngân hàng Trung ương có thể:
A. Giảm dự trữ bắt buộc
B. Bán chứng khoán trên thị trường mở
C. Tăng lãi suất tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 41:
Nếu Ngân hàng Trung ương muốn thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ Ngân hàng Trung ương có thể:
A. Hạ lãi suất tái chiết khấu
B. Tăng dự trữ bắt buộc
C. Bán chứng khoán trên thị trường mở
-
Câu 42:
Nếu Ngân hàng Trung ương muốn thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, Ngân hàng Trung ương có thể:
A. Mua chứng khoán trên thị trường mở
B. Tăng dự trữ bắt buộc
C. Hạ lãi suất tái chiết khấu
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 43:
Lãi suất tái chiết khấu là:
A. Là lãi suất do Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay
B. Lãi suất của các khoản vay liên ngân hàng qua đêm
C. Lãi suất ngân hàng thương mại cho khách hàng tốt nhất vay
D. Là lãi suất do Ngân hàng Trung ương ấn định
-
Câu 44:
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm mục đích:
A. Thực hiện chính sách tiền khóa
B. Tăng thu nhập cho ngân hàng thương mại
C. Đảm bảo khả năng thanh toán
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 45:
Tiêu chuẩn của mục tiêu trung gian của CSTT:
A. Có thể đo lường được
B. Có thể kiểm soát được
C. Có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng của CSTT.
D. Tất cả (A, B, C)