270 câu trắc nghiệm Kỹ năng lãnh đạo
Chia sẻ hơn 270 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Kỹ năng lãnh đạo có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Mức độ phức tạp và tiềm năng của sự kháng cự đối với sự thay đổi bao gồm:
A. Thay đổi phát triển
B. Thay đổi chuyển dạng
C. Cả 2 câu trên đều đúng
D. Cả 2 câu trên đều sai
-
Câu 2:
Theo các tác gia về thuyết lãnh đạo hấp dẫn, sức hấp dẫn là kết quả của:
A. Phẩm chất và hành vi của người lãnh đạo
B. Mức độ độc đoán của người lãnh đạo
C. Cả 2 câu trên đều sai
D. Cả hai câu trên đều đúng
-
Câu 3:
Theo Conger và Kanungo, các yếu tố ảnh hưởng tới sự quy kết của người dưới quyền đối với lãnh đạo, đối với người lãnh đạo là:
A. Tầm nhìn
B. Sử dụng những chiến lược độc đáo
C. Tự tin trong giao tiếp và thông tin
D. Cả 3 câu trên
-
Câu 4:
Mục tiêu cụ thể của hành vi định hướng nhiệm vụ “tổ chức quá trình” trong các hành vi lãnh đạo trong quyết định nhóm:
A. Làm tăng sự tham gia
B. Kiểm tra sự nhất trí, đồng ý
C. Chỉ đạo và hướng dẫn thảo luận
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 5:
Khi quy mô nhóm tăng lên thì yếu tố nào không phải là nhược điểm?
A. Sự thống trị của một số ít thành viên
B. Xuất hiện sự liên minh của các nhóm nhỏ
C. Sử dụng trí tuệ tập thể
D. Khó đạt sự thống nhất ý kiến
-
Câu 6:
Vai trò của những người lãnh đạo ra quyết định nhóm có 2 khái niệm trái ngược là:
A. Tiếp cận truyền thống và nhóm lãnh đạo
B. Độc đoán và hỗ trợ
C. Cả 2 câu trên đều đúng
D. Cả 2 câu trên đều sai
-
Câu 7:
Lý do chủ yếu cho việc lãnh đạo nhóm để giải quyết những vấn đề lệch chuẩn:
A. Người lãnh đạo không có những thông tin cần thiết để xác định thực chất và những nguyên nhân của vấn đề
B. Cách thức để đạt đến mục tiêu
C. Những mục tiêu mới hoặc cao hơn được thiết lập
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 8:
Điều kiện cho việc sử dụng nhóm danh nghĩa:
A. Các thành viên viết các ý tưởng của mình ra giấy mà không thảo luận
B. Đóng góp ý kiến cho ý tưởng của một thành viên
C. Tiếp tục với ý kiến của các thành viên khác
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 9:
Định nghĩa về lãnh đạo theo quan điểm của Hemphill & Coons:
A. Lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt tới những mục tiêu chung
B. Lãnh đạo là sự ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể
C. Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác
D. Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu
-
Câu 10:
Định nghĩa về lãnh đạo theo quan điểm của Katz & Kahn:
A. Lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt tới những mục tiêu chung
B. Lãnh đạo là sự ảnh hưởng (tác động) mang tính tương tác, được thực hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể
C. Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác
D. Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu
-
Câu 11:
Định nghĩa về lãnh đạo theo quan điểm của Jacobs:
A. Lãnh đạo là cư xử của một cá nhân khi anh ta chỉ đạo các hoạt động của nhóm để đạt tới những mục tiêu chung
B. Lãnh đạo là sự khởi xướng và duy trì cấu trúc trong sự mong đợi và sự tương tác
C. Lãnh đạo là sự tương tác giữa những con người trong đó một người trình bày những thông tin để những người khác trở nên bị thuyết phục với những kết cục của anh ta…và kết cục này sẽ được hoàn thiện khi đối tượng cư xử theo những điều được đề nghị hoặc đòi hỏi
D. Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng tới những hoạt động của nhóm có tổ chức để đạt tới mục tiêu
-
Câu 12:
Tiếp cận theo phẩm chất trong nghiên cứu về lãnh đạo:
A. Chú trọng vào những đặc tính cá nhân của người lãnh đạo
B. Chú trọng vào xem xét những điều mà người lãnh đạo làm trên cương vị công tác của họ
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 13:
Tiếp cận theo phong cách trong nghiên cứu về lãnh đạo:
A. Chú trọng vào những đặc tính cá nhân của người lãnh đạo
B. Chú trọng vào xem xét những điều mà người lãnh đạo làm trên cương vị công tác của họ
C. Chú trọng vào việc xác định các đặc tính của tình huống như quyền hạn của người lãnh đạo, thực chất của công việc được thực hiện bởi đơn vị của người lãnh đạo, mức độ động viên và năng lực thực hiện nhiệm vụ của người lao động
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Đối tượng của sự ảnh hưởng là:
A. Một người
B. Một nhóm người
C. Một tổ chức hoặc các đồ vật
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 15:
Kết cục của một nỗ lực ảnh hưởng được thực hiện là:
A. Sự tích cực, nhiệt tình tham gia
B. Sự tuân thủ, sự phục tùng
C. Sự kháng cự, chống đối
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Định nghĩa về quyền lực:
A. Là khả năng ảnh hưởng đến người khác. Người có quyền lực có thể sử dụng hay không sử dụng nó, được gọi là quyền lực tiềm năng
B. Quyền lực là trong nhận thức của đối tượng: Chủ thể chỉ có khả năng để mở rộng, sự mở rộng tới những người nhận thức về nó
C. Quyền lực trong tổ chức đã đạt được và con người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của họ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Các yếu tố tạo ra quyền lực cho một cá nhân trong một tổ chức:
A. Quyền lực vị trí
B. Quyền lực cá nhân
C. Quyền lực chính trị
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Quyền lực chính trị được tạo ra bởi các quá trình hoạt động nào trong tổ chức:
A. Sự kiểm soát đối với các nguồn lực và phần thưởng; sự kiểm soát đối với sự trừng phạt; sự kiểm soát đối với thông tin
B. Việc kiểm soát đối với quá trình ra quyết định; liên minh; kết nạp; thể chế hóa
C. Tài năng chuyên môn
D. Sự thân thiện/trung thành; sức thu hút, hấp dẫn
-
Câu 19:
Quyền lực cá nhân được tạo ra từ:
A. Tài năng chuyên môn
B. Sự thân thiện, sự trung thành
C. Sức thu hút, hấp dẫn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Căn cứ để đo lường sự thành công của việc sử dụng quyền lực:
A. Sự thỏa mãn của người dưới quyền
B. Sự hoàn thành nhiệm vụ của người dưới quyền
C. Tất cả đều đúng
D. Tất cả đều sai