270 câu trắc nghiệm Kỹ năng lãnh đạo
Chia sẻ hơn 270 câu hỏi ôn thi trắc nghiệm môn Kỹ năng lãnh đạo có đáp án dành cho các bạn sinh viên các khối ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Chiến lược nào thường sử dụng thứ bậc của cấu trúc quyền lực để hỗ trợ cho những đòi hỏi, mong muốn của mình?
A. Chiến lược tham khảo cấp trên
B. Chiến lược mặc cả
C. Chiến lược đưa ra lý do
D. Chiến lược liên minh
-
Câu 2:
Mức độ phức tạp và tiềm năng có 3 loại thay đổi, đó là gì?
A. Chuyển dạng, tiềm năng, cấu trúc
B. Phát triển, chuyển dạng, chất
C. Tiềm năng, chuyển dạng, chất
D. Cấu trúc, chuyển dạng, chất
-
Câu 3:
Theo Henry Mintzberg, nhóm các vai trò thông tin bao gồm những vai trò nào?
A. Giám sát, phổ biến, liên lạc
B. Giám sát, phổ biến, phát ngôn
C. Liên lạc, phát ngôn, thương thuyết
D. Phổ biến, phát ngôn, thương thuyết
-
Câu 4:
Tầm quan trọng của các phẩm chất lãnh đạo phụ thuộc vào tình huống lãnh đạo cụ thể là:
A. Đúng
B. Sai
C. Phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân người lãnh đạo
D. A, C đều đúng
-
Câu 5:
“Lãnh đạo là sự ảnh hưởng mang tính tương tác, được thể hiện trong một tình huống, được chỉ đạo thông qua quá trình thông tin để đạt tới những mục tiêu cụ thể” Khái niệm trên của tác giả?
A. Janda
B. Tannenbaum, Weschler & Masarik
C. Jacobs
D. Rauch & Bahling
-
Câu 6:
Có mấy phẩm chất lặp đi lặp lại có tương quan với vai trò của người lãnh đạo?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 7:
Vai trò quyết định của Lãnh đạo gồm:
A. Đại diện , lãnh đạo, liên lạc
B. Giám sát, phổ biến, phát ngôn
C. Phát ngôn, khởi xướng, liên lạc
D. Khởi xướng, giải quyết xung đột, phân bổ nguồn lực, thương thuyết
-
Câu 8:
Thuật ngữ “ Charisma” có ý nghĩa?
A. Người dưới quyền tin rằng những niềm tin của người lãnh đạo là đúng đắn
B. Sự tương đồng, giống nhau giữa những niềm tin của người dưới quyền và của người lãnh đạo
C. Sự chấp nhận không điều kiện của người dưới quyền đối với người lãnh đạo
D. Sự ảnh hưởng không dưa trên quyền lực vị trí hoặc truyền thống mà dựa trên nhận thức của người dưới quyền về người lãnh đạo là người lãnh đạo được phú cho những phẩm chất đặc biệt
-
Câu 9:
Những người theo thuyết dẫn đường mục tiêu đưa ra những phong cách lãnh đạo:
A. Phong cách chỉ đạo
B. Phong cách hỗ trợ, phong cách chỉ đạo
C. Phong cách tham gia
D. Cả b, c đều đúng
-
Câu 10:
Quyền lực cá nhân được tạo ra từ:
A. Tài năng chuyên môn
B. Sự thân thiện, sự trung thành
C. Sức thu hút, hấp dẫn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Theo Fiedler cho rằng về phong cách lãnh đạo có định hướng:
A. Định hướng nhiệm vụ
B. Định hướng quan hệ
C. Cả a, b đúng
D. Cả a, b sai
-
Câu 12:
Theo Mintzberg (1973) nhóm các vai trò tương tác bao gồm:
A. Đại diện, lãnh đạo, liên lạc
B. Đại diện, lãnh đạo, liên lạc, phát ngôn
C. Đại diện, lãnh đạo, liên lạc, phổ biến
D. Đại diện, lãnh đạo, giám sát
-
Câu 13:
Có mấy nguyên tắc sử dụng quyền lực?
A. 6 nguyên tắc
B. 7 nguyên tắc
C. 8 nguyên tắc
D. 9 nguyên tắc
-
Câu 14:
Các yếu tố tạo nên quyền lực chính trị trong một tổ chức:
A. Tài năng chuyên môn
B. Quyền hạn chính thức
C. Sự kiểm soát với quá trình ra quyết định
D. Sức hấp dẫn, lôi cuốn
-
Câu 15:
Theo quan điểm của House, người lãnh đạo là người lôi cuốn, hấp dẫn được xác định bởi bao nhiêu điểm:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 16:
Theo Mc Clelland con người có các nhu cầu cơ bản sau: (Tìm câu sai)
A. Nhu cầu thành tựu
B. Nhu cầu sinh học
C. Nhu cầu quyền lực
D. Nhu cầu liên minh
-
Câu 17:
“Hiệu quả lãnh đạo” được đánh giá dựa vào yếu tố nào?
A. Năng suất làm việc và kết quả hoạt động của nhóm hoặc tổ chức
B. Thái dộ của cấp dưới đối với người lãnh đạo
C. Sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với sự phát triển của tố chức
D. Tùy mục tiêu và giá trị của người đánh giá đưa ra
-
Câu 18:
Bí quyết cho việc chẩn đoán vấn đề là:
A. Chuẩn bị cuộc họp
B. Trình bày vấn đề
C. Chẩn đoán vấn đề
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19:
Câu nói: “nhà quản trị là người giải quyết công việc đúng còn người lãnh đạo là người giải quyết đúng công việc” là quan điểm của:
A. Kotter
B. Bennis và Nanus
C. Zalezik
D. Kotz và Kahn
-
Câu 20:
Theo thuyết đường dẫn tới mục tiêu. Phong cách hỗ trợ là?
A. Đối xử công bằng vứi người dưới quyền
B. Tham vấn với người dưới quyền
C. Người lãnh đạo đưa ra nghững chỉ dẫn, luật lệ
D. Người lãnh đạo đặt ra những mục tiêu cao mang tính thách thức