278 câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ
tracnghiem.net chia sẻ 250+ câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phụ âm xát:
A. /v/, /ph/, /m/
B. /v/, /ph/, /t/
C. /v/, /ph/, /h/
D. /v/, /h/, /t/.
-
Câu 2:
Phụ âm môi là:
A. m,n
B. m,ng
C. m,b
D. b,h.
-
Câu 3:
Phụ âm [s], [tr] là:
A. Âm môi
B. Âm mũi
C. Âm lưỡi quặt
D. Âm mặt lưỡi.
-
Câu 4:
Phụ âm [t], [d], [ t’] là:
A. Âm đầu lưỡi quặt
B. Âm đầu lưỡi răng
C. Âm môi - răng
D. Âm hầu họng.
-
Câu 5:
Phụ âm [ch], [nh] là:
A. Âm đầu lưỡi răng
B. Âm lưỡi quặt
C. Âm họng
D. Âm mặt lưỡi.
-
Câu 6:
Phụ âm [k], [ng], [g] là:
A. Âm đầu lưỡi
B. Âm cuối lưỡi
C. Âm họng
D. Âm lưỡi quặt.
-
Câu 7:
Phụ âm [h] là:
A. Âm hầu - họng
B. Âm đầu lưỡi
C. Âm mặt lưỡi
D. Âm lưỡi quặt.
-
Câu 8:
Ngành danh học có 2 phần đó là:
A. Nhân danh học, địa lý học
B. Nhân danh học, nhân chủng học
C. Nhân danh học, địa danh học
D. Nhân danh học, văn hóa học.
-
Câu 9:
Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của từ, tức là mặt nội dung của ngôn ngữ là định nghĩa của?
A. Từ điển học
B. Ngữ nghĩa học
C. Danh học
D. Từ vựng học
-
Câu 10:
Nó có quan hệ với mảng hiện thực mà nó biểu thị, có quan hệ với nhận thức, khái niệm, có quan hệ với người sử dụng và có quan hệ với đơn vị từ vựng khác trong hệ thống là định nghĩa của?
A. Nghĩa của câu
B. Ngữ nghĩa học
C. Từ vựng học
D. Nghĩa của từ.
-
Câu 11:
Từ có các loại ý nghĩa:
A. Nghĩa cấu trúc, nghĩa sở chỉ
B. Nghĩa ngữ pháp, nghĩa từ vựng
C. Nghĩa bóng, nghĩa đen
D. Nghĩa phái sinh, nghĩa từ vựng
-
Câu 12:
Để tránh tác động xấu đến môi trường, người ta sử dụng:
A. Tiếng lóng
B. Nhã ngữ
C. Phương ngữ
D. Tiếng Anh.
-
Câu 13:
Câu “Cô ấy hót hay thật”, “hót” là phương thức:
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ.
-
Câu 14:
Hội thi này có đủ mặt anh tài thì từ nào dưới đây sử dụng phương thức hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể?
A. Anh
B. Hội
C. Mặt
D. Tài.
-
Câu 15:
Thành phố đang mong chờ thành công của cải cách hành chính thì “thành phố” là:
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa.
-
Câu 16:
Anh toàn rót những lời đường mật vào tai tôi thì “lời đường mật” là:
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ.
-
Câu 17:
Năm 2000 là năm bản lề cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị thì “năm bản lề” là:
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
-
Câu 18:
Sau hôm ấy, cô ấy luôn nhìn tôi với cái nhìn sắc lạnh thì “cái nhìn sắc lạnh” là:
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Đối chiếu.
-
Câu 19:
Lúc giận cô ấy chẳng khác gì sư tử Hà Đông thì “sư tử Hà Đông” là:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Đối chiếu.
-
Câu 20:
Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn thì “đồng tiền đi trước” là:
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
-
Câu 21:
Cô ấy toàn thốt ra những lời cay đắng thì “lời cay đắng” là:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Đối chiếu.
-
Câu 22:
Đừng có mà Chí Phèo quá nhé thì “Chí Phèo” là:
A. Nhân hóa.
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. So sánh
-
Câu 23:
Cậu đã đọc Nguyễn Huy Thiệp chưa thì “đọc Nguyễn Huy Thiệp” là:
A. Hoán dụ
B. So sánh.
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
-
Câu 24:
Con ngựa đá con ngựa đá, người ta gọi 2 từ “đá” trong câu là 2 từ gì?
A. Hoán dụ
B. Đồng âm
C. Trái nghĩa.
D. Đồng nghĩa
-
Câu 25:
Con ruồi đậu mâm xôi đậu, người ta gọi 2 từ “đậu” trong câu là 2 từ gì?
A. Trái nghĩa.
B. Đồng nghĩa
C. Đồng âm
D. Hoán dụ