278 câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ
tracnghiem.net chia sẻ 250+ câu trắc nghiệm môn Dẫn luận ngôn ngữ (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để xét về từ, ta có căn cứ nào?
A. Cấu tạo, nghĩa, chức năng
B. Nghĩa, chức năng, ngữ pháp
C. Cấu tạo, nghĩa
D. Cấu tạo, nội dung, chức năng.
-
Câu 2:
Nghĩa ngữ pháp là:
A. Khả năng kết hợp từ vựng
B. Khả năng kết hợp cú pháp
C. A và B đúng
D. A và B sai.
-
Câu 3:
Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được thể hiện bằng bất cứ phương tiện hình thức nào ở trong bản thân từ?
A. Phức
B. Ghép
C. Đơn lập
D. Biến hình
-
Câu 4:
Nhận diện nghĩa ngữ pháp nhờ hệ thống hữu hạn của các phụ tố.
A. đơn lập
B. chắp dính
C. hòa kết
D. lập khuôn
-
Câu 5:
Nghĩa của từ gồm:
A. Nghĩa ngữ pháp
B. Nghĩa từ vựng
C. Nghĩa nội dung.
D. A và B đúng.
-
Câu 6:
Nghĩa sở chỉ là:
A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.
-
Câu 7:
Nghĩa sở biểu là:
A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.
-
Câu 8:
Nghĩa ngữ dụng là:
A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.
-
Câu 9:
Nghĩa cấu trúc là:
A. Là mối quan hệ của từ với ý
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.
-
Câu 10:
Người ta muốn diễn đạt cho hay, cho bóng bảy nên đã tìm các từ khác để cho lời nói của mình thích hợp hơn với hình thức giao tiếp là:
A. Nguyên nhân ngôn ngữ học
B. Nguyên nhân mang tính xã hội
C. A và B đúng
D. A và B sai.
-
Câu 11:
Không dùng từ “chết” mà nói “hai năm mươi”, “trăm tuổi”, “khuất núi”, “nằm xuống” là:
A. Dùng từ trang nhã, lịch sự
B. Dùng từ lóng
C. Dùng từ địa phương
D. Dùng từ cổ.
-
Câu 12:
Phương thức ẩn dụ là:
A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng
B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng
C. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
D. B và C đúng.
-
Câu 13:
Phương thức hoán dụ là:
A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng
B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng
C. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
D. B và C đúng.
-
Câu 14:
Cánh buồm, cánh quạt, mũi đất, mũi tiến công là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cách thức
B. ẩn dụ chức năng
C. ẩn dụ hình thức
D. ẩn dụ màu sắc
-
Câu 15:
Xám lông chuột, xanh lá mạ, hồng dâu, nâu đất là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ chức năng.
B. ẩn dụ màu sắc
C. ẩn dụ hình thức
D. ẩn dụ cách thức
-
Câu 16:
Trồng người, nấu cháo điện thoại, học tủ là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cách thức
B. ẩn dụ màu sắc
C. ẩn dụ hình thức
D. ẩn dụ chức năng
-
Câu 17:
Chìa khóa thành công, đường đến tương lai, trái tim cửa đóng, then cài là hình thức ẩn dụ gì?
A. Ẩn dụ cách thức
B. Ẩn dụ màu sắc
C. Ẩn dụ hình thức
D. Ẩn dụ chức năng.
-
Câu 18:
Bán trời không văn tự, hâm hôn, chạy trường, hàn gắn tình cảm là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ chức năng
B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ màu sắc
D. ẩn dụ hình thức.
-
Câu 19:
Đóng cửa trái tim, đi guốc trong bụng, mở lòng, hái sao trên trời là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ màu sắc
B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.
-
Câu 20:
Nhà ga sân bay, cụm cảng hàng không, nồi ủ, cửa ngõ Sài Gòn là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ màu sắc
B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.
-
Câu 21:
Giọng chua chát, cái nhìn cay nghiệt, giai điệu nồng ấm, gương mặt nhạt nhẽo là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cảm giác
B. ẩn dụ hình thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ cách thức.
-
Câu 22:
Giấc mơ ngọt ngào, tình yêu dịu ngọt, lời nói đường mật, cái nhìn nồng ấm là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cảm giác
B. ẩn dụ hình thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ cách thức.
-
Câu 23:
Lỗ hổng niềm tin, bát cơm của người lao động, cái rốn của vũ trụ, cái gai trong mắt là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể
B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức
-
Câu 24:
Lửa nhiệt huyết, màu Cách mạng, cú ngã định mệnh, ghế cao trong xã hội là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể
B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.
-
Câu 25:
Chị líu lo suốt cả ngày, bão gào rú, gió quật từng cơn, người đàn ông gầm gừ, thì líu lo, gào rú, quật, gầm gừ là là hình thức ẩn dụ gì?
A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.