290+ Trắc nghiệm Quản trị kinh doanh quốc tế
Bộ 296 câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị kinh doanh quốc tế - có đáp án, nội dung gồm có quá trình hội nhập quốc tế, hình thức kinh doanh quốc tế, phương thức thâm nhập thị trường, giá trị xuất nhập khẩu, vai trò của thuế quan... Được tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hình thức kinh doanh quốc tế bao gồm:
A. Xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ
B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
C. Liên doanh, liên kết đầu tư (hợp đồng quản lý, nhượng quyền thương mại, cấp phép kinh doanh)
D. Tất cả các hình thức trên
-
Câu 2:
Tất cả các hàng hóa và dịch vụ được mua từ nước ngoài được gọi là ________.
A. Sản phẩm nội địa
B. Sản phẩm xuất khẩu
C. Sản phẩm quốc gia
D. Sản phẩm nhập khẩu
-
Câu 3:
Bất kì một giao dịch thương mại diễn ra qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia được gọi là ________.
A. Xuất khẩu
B. Thương mại điện tử
C. Kinh doanh quốc tế
D. Nhập khẩu
-
Câu 4:
Dầu Olive được sản xuất tại Ý và bán tại Mỹ là một trường hợp ví dụ nào sau đây?
A. Nhãn hiệu toàn cầu
B. Xuất khẩu Mỹ
C. Nhập khẩu Mỹ
D. Sản phẩm được chuẩn hóa
-
Câu 5:
Một công ty mở rộng đầu tư (dưới dạng marketing sản phẩm hoặc các công ty con sản xuất) ra nhiều quốc gia được gọi là ________.
A. Công ty xuất khẩu trực tiếp
B. Công ty đa quốc gia
C. Công ty nước ngoài
D. Công ty có mối quan hệ làm ăn toàn cầu
-
Câu 6:
Cách đơn giản nhất để thâm nhập một thị trường nước ngoài thông qua ________.
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
B. Liên kết đầu tư
C. Hợp đồng sản xuất
D. Xuất khẩu
-
Câu 7:
Một thỏa thuận mà theo đó một công ty cho phép công ty khác sử dụng tên, sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu, nguyên vật liệu thô và các quy trình sản xuất được gọi là:
A. Cấp phép kinh doanh
B. Liên kết đầu tư
C. Đầu tư trực tiếp
D. Giao dịch thương mại
-
Câu 8:
MNC là từ viết tắt của
A. Multinational companies
B. Multinational corperation
C. Multi nation culture
D. Mutual northern committee
-
Câu 9:
Khi 2 công ty cùng bắt tay hợp tác để sản xuất các sản phẩm mới được gọi là:
A. Sát nhập
B. Liên kết đầu tư
C. Mua bán lại
D. Thỏa thuận sản xuất
-
Câu 10:
WTO là từ viết tắt của:
A. World technology association
B. World time organization
C. World trade organization
D. World tourism organization
-
Câu 11:
Nếu lợi thế cạnh tranh của công ty là dựa trên nguồn lực quốc gia thì công ty phải khai thác thị trường nước ngoài bằng cách:
A. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
B. Thực hiện liên doanh, liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài
C. Xuất khẩu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Nếu lợi thế cạnh tranh của công ty là dựa trên nguồn lực đặc trưng của công ty, đồng thời lợi thế này được chuyển đổi trong công ty thì công ty khai thác thị trường nước ngoài bằng cách:
A. Thương mại xuất nhập khẩu
B. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
C. Liên doanh – liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Nếu một sản phẩm không thể buôn bán được vì những khó khăn về vận chuyển hoặc những giới hạn về nhập khẩu thì để tiếp cận được thị trường nước ngoài, công ty sẽ sử dụng hình thức:
A. Thương mại xuất nhập khẩu
B. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
C. Liên doanh – liên kết đầu tư với đối tác nước ngoài
D. Cả đầu tư và liên doanh
-
Câu 14:
Việc cấp phép sử dụng những nguồn lực của công ty thường được sử dụng trong những ngành nào?
A. Công nghệ phần mềm
B. Thiết bị, linh kiện máy vi tính
C. Ngành hóa chất, dược
D. Không phải những ngành này.
-
Câu 15:
Lợi nhuận của những công ty liên minh được phân chia như thế nào là tùy thuộc vào:
A. Mục đích chiến lược của hai bên đối tác.
B. Mức đóng góp của hai bên
C. Khả năng lĩnh hội của công ty
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 16:
Phương thức thâm nhập thị trường nào sau đây được xem là có rủi ro ít nhất?
A. Cấp phép kinh doanh.
B. Nhượng quyền thương hiệu.
C. Hợp đồng quản lý.
D. Chìa khóa trao tay
-
Câu 17:
Phương thức thâm nhập thị trường nào sau đây được xem là có rủi ro cao nhất?
A. Hợp đồng quản lý.
B. Nhượng quyền thương hiệu.
C. Chìa khóa trao tay
D. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Câu 18:
Lựa chọn một phương thức thâm nhập thị trường quốc tế tối ưu phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Năng lực cốt lõi của công ty.
B. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
C. Hàng rào thương mại quốc tế
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 19:
Trong phát biểu sau “Trong khoảng thời gian gần đây (2009 – 2013) lượng FDI toàn cầu đang có xu hướng tập trung nhiều nhất vào các quốc gia G20”. Trong phát biểu trên G20 được hiểu là:
A. 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
B. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước đang phát triển.
C. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước phát triển.
D. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước kém phát triển.
-
Câu 20:
Hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến nhất?
A. Liên doanh – liên kết đầu tư.
B. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
C. Thương mai xuất nhập khẩu
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 21:
Khu vực kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất thế giới trong giai đoạn hiện nay?
A. Liên minh châu Âu
B. Châu Á.
C. Bắc Mỹ
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 22:
Hãy chọn quốc gia có giá trị xuất nhập khẩu cao nhất thế giới hiện nay:
A. Trung Quốc.
B. Mỹ
C. Đức.
D. Đáp án A và B
-
Câu 23:
Lý do động lực trở thành các MNEs của các công ty trong nước:
A. Tối thiểu hóa rủi ro ở thị trường trong nước và quốc tế
B. Nhu cầu vượt qua hàng rào thuế quan: EU, NAFTA…
C. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh: lợi nhuận lẫn chi phí
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 24:
Khả năng rủi ro lớn nhất của trường hợp cấp phép kinh doanh là?
A. Có thể phí cấp quyền thu được hàng năm không cao.
B. Nguy cơ công ty nhận cấp phép phá sản
C. Nguy cơ tạo đối thủ cạnh tranh trực tiếp
D. Một số nguy cơ khác liên quan đến yếu tố pháp luật – chính trị