290+ Trắc nghiệm Quản trị kinh doanh quốc tế
Bộ 296 câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị kinh doanh quốc tế - có đáp án, nội dung gồm có quá trình hội nhập quốc tế, hình thức kinh doanh quốc tế, phương thức thâm nhập thị trường, giá trị xuất nhập khẩu, vai trò của thuế quan... Được tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều gì trong số những điều sau đây sẽ tiếp tục có ảnh hưởng mạnh đến môi trường kinh doanh quốc tế trong tương lai:
A. Những vướng mắc về mậu dịch quốc tế giữa các nước công nghiệp
B. Sự thống trị của văn hóa của các doanh nghiệp Châu Âu
C. Nợ quốc tế của các nước đang phát triển
D. Đô la Mỹ không còn giữ vai trò thống trị
-
Câu 2:
Trong tương lai, người ta mong đợi nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng nhờ vào sự phát triển của thị trường nào trong số các thị trường sau đây:
A. Các thị trường mới nổi lên tại khu vực Trung Âu
B. Các thị trường mới nổi lên tại Châu Mỹ
C. Các thị trường mới nổi lên tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
D. a và b
-
Câu 3:
Michael Porter định nghĩa lợi thế cạnh tranh của quốc gia:
A. Sự hiện diện của các nguồn lực tự nhiên của quốc gia
B. Mức độ tiếp nhận công nghệ kỹ thuật của quốc gia đó.
C. Là những yếu tố liên quan đến môi trường để thúc dẩy sự cải tiến trong một số ngành
D. Tất cả yếu tố trên
-
Câu 4:
Hình thức nào trong số các hình thức sau sử dụng để thâm nhập thị trường quốc tế sẽ tạo nên: (1) Đối thủ cạnh tranh tiềm năng; (2) làm giới hạn nguồn lợi nhuận sản sinh ở tương lai.
A. Cho thuê công nghệ/thương hiệu
B. Liên doanh
C. Xuất khẩu
D. Đầu tư 100% để xây dựng nhà máy mới
-
Câu 5:
Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng có sự can thiệp của nhà nước có những đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Chính phủ cho phép tỷ giá hối đoái được xác định chỉ qua cung và cầu về ngoại tệ
B. Chính phủ sử dụng chính sách tài chính và tiền tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái
C. Chính phủ sử dụng chính sách lãi suất để tác động vào tỷ giá hối đoái
D. Chính phủ thay đổi chính sách thuế để khuyến khích hay hạn chế mậu dịch quốc tế
-
Câu 6:
Xuất và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, dòng lợi nhuận, lãi, cổ tức, thu nhập cá nhân bằng ngoại tệ, và các khoản chuyển giao là các bộ phận của:
A. Cán cân mậu dịch quốc tế
B. Cán cân thanh toán của quốc gia
C. Cán cân tào khoản vảng lai
D. Cán cân tài khoản vốn
-
Câu 7:
So sánh hoạt động tài chính ở các MNCs với tài chính của 1 doanh nghiệp kinh doanh nội địa thì:
A. Rủi ro ở các MNCs cao hơn do bị ảnh hưởng bởi các môi trường kinh doanh quốc tế
B. Hoạt động quản lý dòng tiền ở các MNCs phức tạp hơn
C. Quản lý và phân bổ lợi nhuận ở các MNCs phức tạp hơn
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 8:
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá được xác định trên cơ sở:
A. Quy luật cung – cầu
B. Chính phủ ấn định tỷ giá
C. Theo quy luật cung – cầu, nhưng có sự can thiệp điều chỉnh của chính phủ
D. Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó quyết định.
-
Câu 9:
Mục tiêu chính của quản trị tài chính ở các MNCs là:
A. Tối đa hóa lợi nhuận hợp nhất (sau thuế)
B. Tối thiểu hóa chi phí thuế toàn cầu
C. Quản lý tốt dòng tiền mặt toàn cầu
D. Cả 3 mục tiêu trên.
-
Câu 10:
Trong giải pháp quản trị tài chính nhiều mặt (polycentric solution) các công ty con trong MNC:
A. Có sự tự chủ về tài chính
B. Có thể có những quyết định cạnh tranh lẫn nhau
C. Hoạt động linh hoạt hơn.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Sự lưu chuyển nguồn vốn trong các công ty đa quốc gia được thực hiện bởi:
A. Công ty mẹ với các công ty con (a)
B. Các công ty con với nhau (b)
C. Bao gồm cả a và b
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Dòng lưu chuyển vốn từ công ty con về công ty mẹ có thể bao gồm:
A. Cổ tức, lãi vay, phí tác quyền
B. Lãi vay, phí tác quyền, phí dịch vụ hỗ trợ
C. Cổ tức, lãi vay, phí tác quyền, phí dịch vụ hỗ trợ
D. Chỉ bao gồm lợi nhuận
-
Câu 13:
Mức cổ tức mà 1 công ty con chuyển cho công ty mẹ phụ thuộc vào:
A. Mức góp vốn từ công ty mẹ
B. Tỷ giá đồng tiền của nước sở tại và nước nhà
C. Ảnh hưởng bởi các luật thuế, luật quản lý ngoại hối của nước sở tại
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Chuyển giá được thực hiện giữa:
A. Các công ty đa quốc gia với nhau
B. Các công ty con trong một công ty đa quốc gia với nhau
C. Các công ty con cùng với công ty mẹ trong một công ty đa quốc gia với nhau.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 15:
Chiến lược chuyển giá trong các MNCs được thực hiện với mục đích:
A. Tối thiểu hóa chi phí thuế toàn cầu
B. Tăng sự cạnh tranh giữa các công ty con với nhau
C. Giảm rủi ro thanh toán từ các đối tác của các công ty con
D. Giúp cho nước chủ nhà thu được thuế nhiều nhất
-
Câu 16:
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của hai quốc gia A và B lần lượt là 25% và 40%, khi đó, theo chiến lược chuyển giá thì lợi nhuận có xu hướng chuyển từ.
A. Công ty con ở quốc gia A sang công ty con ở quốc gia B
B. Công ty con ở quốc gia B sang công ty con ở quốc gia A
C. Lợi nhuận của hai công ty con ở hai quốc gia trên được giữ nguyên.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 17:
Ở góc nhìn công ty đa quốc gia, yếu tố nào sau đây không phải là mục đích của chuyển giá:
A. Tối thiểu hóa chi phí thuế
B. Tối đa hóa lợi nhuận hợp nhất sau thuế
C. Giảm rủi ro tỷ giá
D. Tạo động lực khuyến khích các công ty con hoạt động hiệu quả
-
Câu 18:
Vay trước (Fronting loans):
A. Là khoản vay giữa công ty mẹ và công ty con thông qua một tổ chức tài chính trung gian (thông thường là ngân hàng)
B. Được sử dụng trong trường hợp quốc gia sở tại có các giới hạn về việc chuyển vốn từ công ty con về công ty mẹ.
C. Có thể tiết kiệm được chi phí thuế cho công ty mẹ.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 19:
Giả sử tỷ giá USD/VND tại thời điểm hiện tại là 21000. Sáu tháng sau, đồng Việt Nam được dự báo lên giá tương đối so với đồng USD, điều đó có nghĩa:
A. Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ cao hơn 21000
B. Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ nhỏ hơn 21000
C. Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ bằng 21000
D. Tất cả đều sai
-
Câu 20:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái?
A. Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
B. Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
C. Sự can thiệp của chính phủ.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 21:
Thuận lợi của việc quản lý hiệu quả dòng tiền toàn cầu:
A. Các ràng buộc tài chính giữa các đơn vị được thực hiện 1 cách nhanh chóng
B. Dòng tiền hoàn nhập quỹ nhanh chóng
C. Phân phối hiệu quả dòng tiền giữa các quốc gia
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Mức độ rủi ro đối với nhà xuất khẩu trong các phương thức thanh toán quốc tế được xếp theo thứ tự giảm dần từ:
A. Nhờ thu trơn, mở tài khoản, D/P, D/A, thư tín dụng, trả tiền trước
B. D/A, mở tài khoản, nhờ thu trơn, thư tín dụng, D/P, trả tiền trước
C. Mở tài khoản, nhờ thu trơn, D/A, D/P, thư tín dụng, trả tiền trước
D. Thư tín dụng, nhờ thu trơn, D/P, D/A, mở tài khoản, trả tiền trước
-
Câu 23:
Mức tin tưởng giữa người mua và người bán trong các phương thức thanh toán quốc tế được sắp xếp giảm dần từ:
A. Nhờ thu trơn, thư tín dụng, D/P, D/A, mở tài khoản, trả tiền trước
B. Trả tiền trước, thư tín dụng, D/P, D/A, nhờ thu trơn, mở tài khoản
C. Nhờ thu trơn, thư tín dụng, D/A, D/P, mở tài khoản, trả tiền trước
D. Mở tài khoản, Nhờ thu trơn, D/A, D/P, thư tín dụng, trả tiền trước
-
Câu 24:
Hãng sản xuất máy bay Airbus (EU) và hãng hàng không Tiger Airway (Singapore) kí hợp đồng mua 10 chiếc A380 trị giá 100 triệu SGD với tỷ giá EUR/SGD được ấn định tại thời điểm hiện tại là 1,800. Việc thanh toán được thực hiện sau ngày kí hợp đồng 6 tháng và thanh toán bằng SGD. Giả sử, tại thời điểm đáo hạn (6 tháng sau) tỷ giá EUR/SGD là 2,000 thì:
A. Số tiền mà Airbus nhận được là 100 triệu SGD
B. Số tiền Tiger Airway sẽ thanh toán là 100 triệu SGD
C. Số tiền mà Airbus nhận được bằng đồng Euro là 90 triệu EUR
D. Chỉ có câu Tiger Airway sẽ thanh toán xấp xỉ 111,11 triệu SGD là không đúng
-
Câu 25:
Tại Luân Đôn ngày 10/06/2013, Ngân Hàng Luân Đôn niêm yết tỷ giá ngoại tệ như sau:
– EUR/USD = 1,3216/17
– GBP/USD = 1,5548/50
Công ty A có chi nhánh ở Luân Đôn muốn mua 200.000 EUR để thanh toán tiền nhập hàng hóa từ EU. Công ty A phải bỏ ra bao nhiêu đồng GBP để đổi lấy số ngoại tệ trên?
A. 155480 GBP
B. 170020 GBP
C. 169980 GBP
D. 132170 GBP