290+ Trắc nghiệm Quản trị kinh doanh quốc tế
Bộ 296 câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị kinh doanh quốc tế - có đáp án, nội dung gồm có quá trình hội nhập quốc tế, hình thức kinh doanh quốc tế, phương thức thâm nhập thị trường, giá trị xuất nhập khẩu, vai trò của thuế quan... Được tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các phát biểu sau đây đều đúng với hiện tượng chuyển giá (hay định giá chuyển giao), ngoại trừ:
A. Định giá bán các linh kiện trong nội bộ với một giá khác với giá thị trường
B. Nhằm mục tiêu né tránh thuế tại những nước có thuế thu nhập doanh nghiệp cao
C. Được thực hiện nhờ vào công ty đa quốc gia hoạt động tại nhiều nước khác nhau
D. Định giá bán khi xâm nhập thị trường quốc tế
-
Câu 2:
Các phát biểu sau đây đều thể hiện lý do thành lập liên doanh, ngoại trừ:
A. Do luật phát nước khách quy định phải liên doanh trong một số ngành nghề
B. Tận dụng những ưu đãi về tài chính của nước khách
C. Đảm bảo việc thực hiện chiến lược quốc tế của công ty đa quốc gia
D. Tận dụng những lợi thế của đối tác
-
Câu 3:
Toàn cầu hóa thị trường sẽ dẩn đến các lợi ích sau đây, ngoại trừ:
A. Làm cho nền kinh tế của từng quốc gia trở nên độc lập
B. Tiêu chuẩn hóa được sản phẩm và dịch vụ
C. Dẫn đến sự đồng nhất trong văn hóa tiêu dùng
D. Tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô
-
Câu 4:
Hiện tượng chệch hướng mậu dịch khi thành lập liên hiệp thuế quan là hiện tượng:
A. Hàng hóa từ nước ngoài khối xâm nhập vào thị trường của các nước trong khối
B. Người tiêu dùng trong khối phải mua hàng từ một nhà sản xuất trong khối với mức giá cao hơn so với trước đây
C. Hàng hóa được buôn bán giữa các nước đã phát triển với nhau
D. Hàng hóa được buôn bán giữa các nước đang phát triển
-
Câu 5:
Loại rủi ro chính trị nào dưới đây thể hiện rủi ro chuyển đổi:
A. Quốc hữu hóa
B. Mua lại tài sản của công ty nước ngoài
C. Giới hạn việc chuyển lợi nhuận về nước
D. Phá giá tiền tệ của nước chủ nhà
-
Câu 6:
Sự khác biệt giữa các lý thuyết cổ điển về mậu dịch quốc tế và lý thuyết hiện đại của Michael Porter chính là:
A. Lý thuyết cổ điển nhấn mạnh đến cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình sẽ tạo nên lợi thế ạnh tranh
B. Lý thuyết hiện đại đề cập đến cả yếu tố hữu hình và vô hình sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh
C. Lý thuyết cổ điển ra đời vào thế kỷ thứ 18 và 19
D. Lý thuyết cổ điển nhấn mạnh đến nguồn lực tạo ra lợi thế còn dựa vào kỹ năng lao động
-
Câu 7:
Lý thuyết về đời sống sản phẩm quốc tế của Vernon lý giải các vấn đề sau đây, ngoại trừ:
A. Hoạt động mậu dịch trong nội bộ ngành
B. Hoạt động đầu tư trực tiếp từ quốc gia phát minh ra sản phẩm mới đến quốc gia đang phát triển
C. Lý do đầu tư trực tiếp nhằm cắt giảm chi phí khi sản phẩm đến giai đoạn bảo hòa
D. Dòng đầu tư trực tiếp sang các nước đang phát triển bắt đầu khi sản phẩm đi vào giai đoạn phát triển
-
Câu 8:
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) đi vào một quốc gia sẽ được hạch toán vào tài khoản nào dưới đây:
A. Cán cân tài khoản vảng lai
B. Cán cân tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trử ròng của quốc gia
D. Tài khoản tài chính
-
Câu 9:
Tiền lãi khi trả các khoản nợ vay được hạch toán vào tài khoản:
A. Cán cân mậu dịch về dịch vụ
B. Thu nhập từ các yếu tố sản xuất
C. Các khoản chuyển giao
D. Tài khoản tài chính
-
Câu 10:
Lý thuyết về sự không hoàn hảo của thị trường (Krugman) và lý thuyết O-L-I (Dunning) có điểm giống nhau:
A. Công nhận thị trường không có sự hoàn hảo
B. Việc đi ra thị trường quốc tế bằng đầu tư trực tiếp sẽ khai thác được hiệu ứng kinh nghiệm
C. Lợi thế riêng có (sở hữu) của một công ty
D. Lợi thế về việc phân bố địa lý
-
Câu 11:
Các yếu tố nào trong điều kiện về nhu cầu quyết định việc hình thành lợi thế cạnh tranh quốc tế của một ngành, ngoại trừ:
A. Sự khác biệt về nhu cầu của người tiêu dùng
B. Sự tương đồng về nhu cầu giữa các quốc gia
C. Tỷ trọng nhu cầu nội địa cao so với tổng nhu cầu trên thế giới
D. Khả năng tiên đoán trước nhu cầu
-
Câu 12:
Với mục tiêu tiếp cận thị trường trong đầu tư trực tiếp, yếu tố nào sau đây sẽ quan trọng nhất khi chọn quốc gia để đầu tư:
A. Chi phí của các yếu tố đầu vào rẽ
B. Sức mua và dung lượng của thị trường
C. Sự ổn định về các chính sách tài chính
D. Sự ổn định về chính sách tiền tệ e. lợi thế của việc phân bố địa lý
-
Câu 13:
Sự khác biệt về văn hóa có thể dẩn đến các vấn đề sau đây, ngoại trừ:
A. Làm gia tăng chi phí khi đều chỉnh sản phẩm
B. Có thể gây ra xung đột về văn hóa
C. Tiêu chuẩn hóa được sản phẩm
D. Cần thay đổi chương trình marketing
-
Câu 14:
Các tổ chức nào sau đây không thể hiện một khu vực kinh tế hợp nhất (Regional economic integration):
A. AFTA
B. NAFTA
C. EU
D. APEC
-
Câu 15:
Giải pháp nào trong các giải pháp khắc phục khủng hoảng nợ sau đây sẽ tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia xâm nhập vào thị trường của nước đang pháp triển:
A. Tiếp tục cho các nước mang nợ vay thêm nợ
B. Bán nợ
C. Chuyển nợ thành vốn cổ phần
D. Khấu trừ nợ từ việc phong tỏa tài khoản của nước mang nợ
-
Câu 16:
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng có sự điều tiết của nhà nước, IMF có các vai trò, ngoại trừ a. hổ trợ kỹ thuật và đào tạo:
A. Cho vay để khác phục sự mất cân đối của BOP
B. Nghiên cứu và thu thập dữ liệu
C. Can thiệp vào việc quyết định tỷ giá hối đoái của các quốc gia thành viên
D. Đưa ra các khuyến cáo về chính sách tài chính và tiền tệ
-
Câu 17:
Chính sách nào sau đây thể hiện sự can thiệp gián tiếp của Ngân Hàng Trung Ương vào tỷ giá hối đoái:
A. Ra quy định về việc mua và bán ngoại tệ cho các tổ chức và cá nhân
B. Khống chế lượng ngoại tệ được mang ra nước ngoài
C. Thay đổi lãi suất để tác động vào tỷ giá hối đối
D. Mua và bán ngoại tệ để can thiệp vào thị trướng ngoại hối
-
Câu 18:
Các giải pháp sau đây nhẳm hạn chế rủi ro kinh tế, ngoại trừ:
A. Thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn
B. Tìm nguồn cung ứng tín dụng bằng ngoại tệ khi nội tệ bị mất giá
C. Quy định tiền lương bằng nội tệ khi dự báo nội tệ bị mất giá
D. Gia tăng dự trử vật tư nhập khẩu khi dự báo nội tệ bị mất giá
-
Câu 19:
Việc lựa chọn quy mô khi xâm nhập thị trường nước ngoài là một vấn đề mang tính chiến lược vì các lý do sau, ngoại trừ:
A. Khó lòng thay đổi quy mô một cách có hiệu quả
B. Nguồn lực hạn chế phải phân bổ cho nhiều chi nhánh khác nhau trên thế giới
C. Kỷ thuật hiện đại thường song hành với quy mô lớn d. Chi phí ban đầu cho các loại quy mô là như nhau
D. Cần có chi phí đào tạo người tiêu dùng
-
Câu 20:
Những phát biểu nào sau đây thể hiện những bất lợi của rào cản mậu dịch, ngoại trừ:
A. Làm gia tăng giá cả
B. Tạo đặc quyền, đặc lợi cho những người nắm giữ lượng hạn ngạch nhập khẩu lớn
C. Nguồn lực hạn chế của xã hội được sử dụng trong những ngành nghề không có hiệu quả
D. Giúp cho môi trường cạnh tranh tốt hơn
-
Câu 21:
Hiện tượng chuyển giá (hay định giá chuyển giao) của các công ty đa quốc gia là hiện tượng:
A. Các chi nhánh của công ty đa quốc gia bán các linh kiện hay cụm linh kiện cho nhau với một giá khác với giá bán Trên thị trường nhằm né tránh thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước có thuế suất cao
B. Chuyển lợi nhuận từ nước khách sang nước chủ nhà
C. Định giá trấn áp
D. Định giá theo hiệu ứng kinh nghiệm
-
Câu 22:
Toàn cầu hóa thị trường được thực hiện tốt nhất khi:
A. Xóa bỏ các rào cản trong đầu tư trực tiếp
B. Các nước không áp dụng tỷ giá hối đoái phân biệt
C. Các rào cản mậu dịch được xóa bỏ
D. Chính sách công nghiệp hóa theo định hướng thay thế nhập khẩu được áp dụng
-
Câu 23:
Tất cả những phát biểu sau đây đều đúng với quá trình quốc tế hoá, ngoại trừ:
A. Các linh kiện, chi tiết và kể cả thành phẩm được sản xuất tại một nước và được bán trên thị trường thế giới
B. Nguồn lực để sản xuất thành phẩm được huy động hoàn toàn từ nước chủ nhà
C. Dòng vốn, lao động dịch chuyển từ nước chủ nhà sang nước khách
D. Sản phẩm dịch chuyển từ nước này sang nước khác
-
Câu 24:
Một trong các trường hợp nào sau đây không phải kinh doanh quốc tế?
A. Đàm phán hợp đồng xuất khẩu.
B. Đàm phán hợp đồng đầu tư quốc tế.
C. Đàm phán hợp đồng Nhượng quyền thương mại quốc tế.
D. Đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế.
-
Câu 25:
Một trong các trường hợp nào sau đây không phải là môi trường quốc gia?
A. Các quy định của tổ chức thương mại quốc tế.
B. Các quy định của luật pháp quốc gia.
C. Các phong tục, tập quán quốc gia.
D. Các quy định của chính sách kinh tế quốc gia.