320 câu trắc nghiệm Luật hình sự
Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm được chia thành những loại nào?
A. Cấu thành tội phạm cơ bản
B. Cấu thành tội phạm tăng nặng
C. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 2:
Tội phạm có những loại nào dưới đây?
A. Tội phạm ít nghiêm trọng
B. Tội phạm nghiêm trọng
C. Tội phạm rất nghiêm trọng
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 3:
Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm không bao gồm loại nào?
A. Cấu thành tội phạm cơ bản
B. Cấu thành tội phạm tăng nặng
C. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
D. Cấu thành tội phạm vật chất
-
Câu 4:
Phân loại tôi phạm dựa vào căn cứ nào dưới đây?
A. Mức cao nhất của khung hình phạt
B. Mức thấp nhất của khung hình phạt
C. Mức án mà Tòa án tuyên
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 5:
Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Lỗi
B. Động cơ phạm tội
C. Mục đích phạm tội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 6:
Những biểu hiện khách quan bao gồm những biểu hiện nào sau đây?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho XH
C. Hành vi nguy hiểm cho XH
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 7:
Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
B. Hành vi diễn ra trong thời gian tương đối dài
C. Hành vi chỉ diễn ra 1 lần
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 8:
Những dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu của Lỗi vô ý do cẩu thả?
A. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi
B. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
C. Người phạm tội nhận thức được hậu quả của hành vi
D. Không mong muốn cho hậu quả xảy ra
-
Câu 9:
Lỗi cố ý gián tiếp có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng lại bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 10:
Luật hình sự Việt Nam phân biệt loại khách thể nào để chỉ mức độ khái quát khác nhau?
A. Khách thể trực tiếp
B. Khách thể loại
C. Khách thể chung
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 11:
Đối tượng tác động của tội phạm là gì?
A. Là quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
B. Là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại cho khách thể
C. Là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 12:
Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp nào sau đây?
A. Người khi thực hiện HV nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của minh là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 13:
Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Nhiều loại hành vi
B. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
C. Một loại hành vi
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 14:
Lỗi vô ý vì do cẩu thả là có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội không nhận thức được hành vi và hậu quả nguy hiểm do người đó cẩu thả
B. Người phạm tội không nhận thức được hậu quả của hành vi
C. Người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho XH
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 15:
Hậu quả của tội phạm có ý nghĩa nào sau đây trong việc xác định tội phạm và hình phạt?
A. Là căn cứ xác định cấu thành tội phạm tăng nặng, giảm nhẹ
B. Là căn cứ xác định tội phạm
C. Là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi mà mức độ nguy hiểm cho xã hội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 16:
Hành vi phạm tội tác động vào đối tượng tác động nào sau đây để gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm?
A. Chủ thể của quan hệ xã hội
B. Nội dung của quan hệ xã hội: hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội
C. Đối tượng của các quan hệ xã hội: các sự vật của thế giới bên ngoài, các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 17:
Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Hành vi diễn ra trong thời gian tương đối dài
B. Một loại hành vi
C. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 18:
Những biểu hiện khách quan nào bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho XH
C. Hành vi nguy hiểm cho XH
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 19:
Để khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phải dựa vào những căn cứ nào sau đây?
A. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
B. Hành vi nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh HQ
C. Hành vi nguy hiểm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh HQ nguy hiểm cho xã hội
D. Cả a, b, c, đúng
-
Câu 20:
Thời điểm nào sau đây được coi là tội phạm hoàn thành đối với tội có cấu thành tội phạm hình thức?
A. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
B. Khi người phạm tội đã đạt được mục đích
C. Khi có hậu quả xảy ra
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 21:
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự ở đoạn phạm tội chưa đạt trong trường hợp nào sau đây?
A. Người phạm tội đã thực hiện hành vi
B. Người phạm tội chưa gây ra hậu quả
C. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 22:
Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với tội có cấu thành tội phạm vật chất?
A. Khi có hậu quả xảy ra
B. Khi người phạm tội chấm dứt hành vi phạm tội
C. Khi người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 23:
Trường hợp nào sau đây được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
A. Ngay sau khi thực hiện tội phạm người phạm tội đã có hành vi ngăn chặn hậu quả
B. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả
C. Không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản
D. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì có người khác ngăn cản
-
Câu 24:
Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành nào là đúng trong các loại cấu thành tội phạm sau đây?
A. Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành khi có hậu quả xảy ra
B. Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén được coi là hoàn thành khi người phạm tội có những hoạt động nhằm thực hiện hành vi
C. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 25:
Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào?
A. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
B. Được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
C. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp
D. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp