320 câu trắc nghiệm Luật hình sự
Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng có thể áp dụng các biện pháp xử lý nào?
A. Khiển trách
B. Cải tạo tại trại cải tạo
C. Đưa vào trường giáo dưỡng
D. Cải tạo tại xã, phường
-
Câu 2:
Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng cho người phạm tội dưới 18 tuổi trong trường hợp nào?
A. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
D. Người từ đủ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; Người từ đủ 15tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng
-
Câu 3:
Nội dung hòa giải tại cộng đồng được quy định như thế nào?
A. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự
B. Cơ quan điều tra tại xã, công an khu vực phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn hình phạt
C. Cơ quan điều tra cấp huyện, công an xã, phường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị bồi thường thiệt hại
D. Gia đình người phạm tội và gia đình người bị hại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị xin lỗi
-
Câu 4:
Người phạm tội dưới 18 tuổi được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ gì?
A. Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức
B. in lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại trên phương tiện thông tin đại chúng; Tuân thủ quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình lao động công ích
C. Xin lỗi người bị hại và gia đình họ. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình hoạt động công đồng do địa phương tổ chức
D. Xin lỗi người bị hại và gia đình họ; Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Tham gia các chương trình lao động công ích, các hoạt động của Đoàn thanh niên tại địa phương
-
Câu 5:
Giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như thế nào?
A. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
B. Cơ quan điều tra có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
C. Viện kiểm sát có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
D. Công an xã, phường có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu gia đình có đơn yêu cầu để đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ
-
Câu 6:
Hình phạt nào sau đây không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
A. Tử hình, tù chung thân
B. Tù có thời hạn, tù 20 năm
C. Cảnh cáo, khiển trách
D. Cải tạo không giam giữ, cải tạo tại chỗ
-
Câu 7:
Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm yếu tố nào?
A. Gồm 4 yếu tố: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm
B. Gồm 3 yếu tố: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm
C. Gồm 2 yếu tố: Khách thể, mặt khách quan của tội phạm
D. Gồm 4 yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể của tội phạm và chủ thể là cơ quan điều tra
-
Câu 8:
Khách thể của tội phạm là gì?
A. Là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị hành vi tội phạm xâm hại
B. Là quan hệ xã hội giữa Tòa án và người phạm tội
C. Là quan hệ xã hội giữa Cơ quan điều tra và người phạm tội
D. Là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội
-
Câu 9:
Người chuẩn bị phạm tội phản bội tổ quốc có bị phạt tù không?
A. Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 1 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
B. Người Việt Nam nào hoạt động tuyên truyền hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 2 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
C. Người nước ngoài hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 3 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
D. Người nào hoạt động khủng bố hoặc tham gia tổ chức tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 4 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
-
Câu 10:
Chính sách xử lý đối với hành vi phạm tội được quy định như thế nào?
A. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý công minh đúng người, đúng pháp luật; Nghiêm trị người cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người có công đối với cách mạng
B. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra
C. Tùy từng hành vi phạm tội do người thực hiện có thể được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Nghiêm trị người ngoan cố chống đối, bọn phản động,côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người tự thú
D. Tùy theo hành vi phạm tội của người thực hiện mà cơ quan điều tra có thể phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Nghiêm trị người chủ mưu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, bọn phản động, bọn nói xấu nhà nước, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra
-
Câu 11:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định như thế nào?
A. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
B. Người Việt Nam nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người bị thương, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
C. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó tàn tật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
D. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người bị thương nặng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
-
Câu 12:
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được quy định như thế nào?
A. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
B. Người nào đủ 20 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
C. Người nào đủ 17 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm
D. Người nào đủ 21 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 06 năm
-
Câu 13:
Pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bị phạt như thế nào?
A. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
B. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền đến 6.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, hoặc giám đốc bị phạt tù
C. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến nhiều tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vô thời hạn
D. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động lâu dài
-
Câu 14:
Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường bị phạt như thế nào?
A. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị phạt tiền theo mức từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng và mức từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm
B. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị phạt tù ban giám đốc, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 02 năm đến 03 năm
C. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền theo mức 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 03 năm đến 04 năm
D. Tùy theo tính chất và mức độ phạm tội có thể bị trục xuất, phạt tù, phạt tiền theo từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng , cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 03 năm đến 05 năm
-
Câu 15:
Tội bức cung bị phạt như thế nào?
A. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
B. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
C. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 06 năm
D. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 05 tháng đến 05 năm
-
Câu 16:
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?
A. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dù là một lần, thì bị phạt tiền, cảnh cáo. trường hợp phạm tội 03 lần trở lên; tổ chức từ 02 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi thị bị tù chung thân
B. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. trường hợp phạm tội 03 lần trở lên; tổ chức từ 03 người trở lên; Đối với người từ đủ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi; Đối với phụ nữ mà biết là có thai thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm
C. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. trường hợp phạm tội 02 lần trở lên; tổ chức từ 02 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; Đối với phụ nữ mà biết là có thai;thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
D. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và chất kích thích khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. trường hợp phạm tội 02 lần trở lên; tổ chức từ 02 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ thì bị phạt tù từ 15 năm đến chung thân
-
Câu 17:
Bộ luật tố tụng hình sự quy định về những nội dung cơ bản nào?
A. Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
B. Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận bị can, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục phiên tòa; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước
C. Quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận đơn thư khiếu nại, giải quyết nguồn tin về vi phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án tù; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra và tòa án
D. Quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan điều tra
-
Câu 18:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những cơ quan nào?
A. Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
B. Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng
C. Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước khác
D. Gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức xã hội khác
-
Câu 19:
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những người nào?
A. Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
B. Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động xét xử
C. Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động khác
D. Gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động ủy quyền
-
Câu 20:
Người tham gia tố tụng là những người nào?
A. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
B. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
C. Là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự
D. Là cá nhân tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật hình sự
-
Câu 21:
Người bị buộc tội gồm những người nào?
A. Gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
B. Gồm người bị bắt, người bị tạm giam, bị hại, bị cáo
C. Gồm người bị tạm giam, người bị tạm giữ, bị cáo
D. Gồm người bị câu lưu, người bị tạm giữ, bị cáo
-
Câu 22:
Đầu thú là gì?
A. Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình
B. Là việc người phạm tội trước khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình
C. Là việc người phạm tội trước khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với UBND xã về hành vi phạm tội của mình
D. Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với Thủ trưởng đơn vị về hành vi phạm tội của mình
-
Câu 23:
Áp giải là gì?
A. Là việc cơ quan có thẩm quyền đưa người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
B. Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
C. Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân đến trại giam để tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
D. Là việc cơ quan có thẩm quyền đưa người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến công an tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử
-
Câu 24:
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của bộ luật nào?
A. Bộ luật tố tụng dân sự
B. Bộ luật hình sự
C. Bộ luật thi hành án hình sự
D. Bộ luật tố tụng hình sự
-
Câu 25:
Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định như thế nào?
A. Khi không đủ chứng cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng quy định thì Công an phải kết luận người bị buộc tội không có tội
B. Khi người phạm tội bị điều tra mà không theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội
C. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật hình sự thì cơ quan công an, cơ quan Tòa án phải kết luận người bị buộc tội không có tội
D. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội