320 câu trắc nghiệm Luật hình sự
Với hơn 320 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hình sự (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt nói chung cũng như về các tội phạm cụ thể và các khung hình phạt đối với tội phạm cụ thể đó... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều kiện nào sau đây là điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
A. Hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại
B. Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
C. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả
D. Hành vi phạm tội đã gặp phải trở ngại khách quan
-
Câu 2:
Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với tội có cấu thành tội phạm hình thức?
A. Khi có hậu quả xảy ra
B. Khi người phạm tội chấm dứt hành vi phạm tội
C. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 3:
Tội phạm hoàn thành là trường hợp nào sau đây?
A. Hành vi phạm tội đã thoả mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm
B. Chỉ khi nào người phạm tội đạt được mục đích
C. Hành vi phạm tội đã kết thúc
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 4:
Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện thì phạm tội chưa đạt được chia thành những loại nào sau đây?
A. Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
B. Chưa đạt đã kết thúc
C. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
D. Chỉ có a, b đúng
-
Câu 5:
Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
C. Loại bỏ những trở ngại khách quan
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 6:
Luật hình sự Việt Nam chia quá trình cố ý thực hiện tội phạm thành các giai đoạn nào sau đây?
A. Chuẩn bị phạm tội
B. Tội phạm hoàn thành
C. Phạm tội chưa đạt
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 7:
Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Tìm kiếm đồng bọn
C. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 8:
Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào?
A. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
B. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp
C. Được miễn trách nhiệm hình sự nếu khai báo thành khẩn
D. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
-
Câu 9:
Những dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt?
A. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
B. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng
C. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
D. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân chủ quan
-
Câu 10:
Trong đồng phạm bắt buộc phải có người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người súi giục
C. Người tổ chức
D. Người thực hành
-
Câu 11:
Những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu nào sau đây?
A. Cùng thực hiện tội phạm
B. Có từ 2 người trở lên tham gia
C. Hậu quả của tội phạm
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 12:
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm bao gồm những nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm
B. Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 13:
Đông phạm có những hình thức nào sau đây?
A. Đồng phạm phức tạp
B. Đồng phạm có tổ chức
C. Đồng phạm giản đơn
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 14:
Những dấu hiệu về mặt chủ quan nào sau đây bắt buộc phải có trong tất cả các vụ đồng phạm?
A. Cùng động cơ
B. Cùng mục đích
C. Lỗi cố ý hoặc vô ý
D. Lỗi cố ý
-
Câu 15:
Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Tình thế cấp thiết
B. Sự kiện bất ngờ
C. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 16:
Trong đồng phạm có thể có những người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người tổ chức
C. Người thực hành
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 17:
Đồng phạm là trường hợp nào sau đây?
A. Là trường hợp có hai người trở lên tham gia vào thực hiện một tội phạm
B. Là trường hợp có hai người trở lên cố ý hoặc vô ý cùng thực hiện một tội phạm
C. Là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
D. Cả a, b, c, đúng
-
Câu 18:
Trong tất cả các vụ đồng phạm thì những người nào sau đây bắt buộc phải có?
A. Người giúp sức
B. Người thực hành
C. Người tổ chức
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 19:
Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây không loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Người bị hại có lỗi
B. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
C. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
D. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
-
Câu 20:
Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
B. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
C. Sự kiện bất ngờ
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 21:
Đồng phạm có những hình thức nào sau đây?
A. Đồng phạm giản đơn
B. Đồng phạm phức tạp
C. Đồng phạm có thông mưu trước
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 22:
Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Phòng vệ chính đáng
B. Sự kiện bất ngờ
C. Tình thế cấp thiết
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 23:
Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
B. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
C. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 24:
Sự nguy hiểm của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ thể hiện ở những điểm sau đây:
A. Hai hậu quả của của tội phạm do nhiều người phạm tội gây ra thường lớn hơn so với một người phạm tội
B. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên tinhd chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tăng lên
C. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên chúng thường quyết tâm thực hiện tội phạm cao hơn
D. Cả a, b, c đúng
-
Câu 25:
Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó đang hoạt động trên không phận quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai