420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Người có thẩm quyền lập biên bản Văn bản Hành chính?
A. Người có thẩm quyền xử phạt
B. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành
C. Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 2:
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền xử phạt thì?
A. Chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
B. Phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt
C. Cả A và B
-
Câu 3:
Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì?
A. Người đó vẫn phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt
B. Chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
C. Cả A và B
-
Câu 4:
Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì?
A. ra từng quyết định xử phạt
B. chỉ ra 01 quyết định xử phạt
C. ra nhiều quyết định xử phạt
-
Câu 5:
Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì?
A. Có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức
B. Chỉ ra 01 quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức
C. Ra nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức
-
Câu 6:
Thẩm quyền xem xét quyết định miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính?
A. Người đã ban hành quyết định xử phạt
B. Cấp trên trực tiếp của người đã ban hành quyết định xử phạt
C. Cấp trên của người đã ban hành quyết định xử phạt
-
Câu 7:
Theo quy định chung, người vi phạm phải thi hành quyết định xử phạt VPHC trong thời hạn mấy ngày?
A. 05 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
B. 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
C. 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
D. 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
-
Câu 8:
Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là bao lâu?
A. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định XPVPHC
B. Theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC
C. Theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC hoặc Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
D. 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định XPVPHC hoặc theo thời hạn ghi trong quyết định XPVPHC
-
Câu 9:
Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính là bao lâu?
A. không được quá 24 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm
B. không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm
C. không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 18 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm
-
Câu 10:
Nguời nào dưới đây không có Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
A. Trưởng Công an xã
B. Trưởng công an phường
C. Chủ tịch UBND cấp xã
-
Câu 11:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể là người nước ngoài.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Mọi quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Người từ đủ 12 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Mọi Nghị quyết của Quốc hội đều không phải là nguồn của Luật Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Các quan hệ pháp luật có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Việc cấp giấy phép lái xe cho chủ phương tiện cơ giới là hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Khấu trừ lương của người vi phạm hành chính là biện pháp xử phạt hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Tất cả các quyết định tuyển dụng của cán bộ, công chức đều không phải là nguồn của luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước luôn là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Văn bản nguồn của Luật hành chính phải do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Chánh thanh tra các cấp có quyền xử phạt hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Văn phòng Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Công dân có quyền khiếu nại tất cả các quyết định hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào công quỹ nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Chủ tịch UBND xã có quyền ban hành các quyết định hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Các quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành đều là đối tượng khởi kiện.
A. Đúng
B. Sai