420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính chỉ là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện chức năng chấp hành, điều hành:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Không cưỡng chế hành chính đối với người dưới 14 tuổi.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Anh A là nhân viên của công ty X, anh A có thể khiếu nại trong trường hợp nào sau đây:
A. Hành vi đánh anh A của một cán bộ xã ngoài giờ làm việc
B. Quyết định xử phạt hành chính anh A do đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
C. Quyết định bổ nhiệm anh B (đồng nghiệp của anh A) lên làm giám đốc
D. Cả B và C
-
Câu 4:
Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính:
A. Quan hệ của Công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết khiếu nại của Công dân A
B. Quan hệ giữa người tham gia giao thông B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và cảnh sát giao thông A
C. Quan hệ giữa Sở Công Thương với Công ty TNHH B về Hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng
D. Cả A và B
-
Câu 6:
Người tố cáo có quyền rút:
A. Toàn bộ nội dung tố cáo trong mọi thời điểm
B. Một phần nội dung tố cáo trong mọi thời điểm
C. Toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo
D. Toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo bằng cách trực tiếp thông qua lời nói
-
Câu 7:
Một quyết định hành chính chỉ phát sinh nhiều lần Khi đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Người có thẩm quyền áp dụng xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm cai nghiện bắt buộc là:
A. Chủ tịch UBND cấp xã
B. Trưởng công an xã
C. Tòa án nhân dân cấp huyện
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 9:
Các quyết định của Tòa án có thể được ban hành theo thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước đều mang tính pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ nghĩa.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng ngừa:
A. Khám người
B. Trục xuất
C. Khám nơi cất giấu tang vật.
D. Kiểm tra giấy tờ.
-
Câu 13:
Các sở, phòng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện là cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Thủ tục hành chính là thủ tục do các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Theo khoa học luật hành chính nước ta, hành chính được hiểu là gì?
A. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt đọng chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung, theo nghĩa hẹp, đó là hành động quản lý thực tiễn.
B. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung, theo nghĩa hẹp, đó là hành động quản lý thực tiễn.
C. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ chung, theo nghĩa hẹp, đó là nền hành chính công.
D. Theo nghĩa rộng, đó là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung, theo nghĩa hẹp, đó là nền hành chính nhà nước, là hành động quản lý thực tiễn.
-
Câu 16:
Những nguyên tắc chung trong hoạt động tố tụng?
A. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Tôn trọng sự thật khách quan.
B. Mọi công dân đều bình đẳng trong xét xử. Bảo đảm quyền tự do thân thể của công dân. Khách quan, toàn diện, đầy đủ trong xét xử.
C. Bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Bảo đảm khách quan trong tố tụng. Bảo đảm trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân.
D. Xét xử công bằng và nghiêm minh. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bảo đảm quyền và tự do của công dân.
-
Câu 17:
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính luôn là yêu cầu bắt buộc đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Tất cả các quy phạm dưới luật là quyết định Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức điều chỉnh của qui phạm pháp luật hành chính lên các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Tòa án có thể là chủ thể tiến hành thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước mới có quyền yêu cầu hình thành nên quan hệ pháp luật thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Có bao nhiêu hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
A. 02
B. 03
C. 04
D. 05
-
Câu 25:
Theo pháp luật nước ta, những chủ thể pháp luật nào được thừa nhận là chủ thể cơ bản của luật hành chính?
A. Cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, các nhân nước ngoài tại Việt Nam.
B. Cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan hành chính nhà nước, người nước ngoài tại Việt Nam.
C. Công chức, viên chức, tổ chức xã hội việt nam, các thiết chế quốc tế được phép đặt trụ sở tại Việt Nam.
D. án bộ, công chức, viên chức, các thiết chế nước ngoài được phép hoạt động tại việt nam, các hội của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
-
Câu 26:
Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Văn bản nguồn của Luật hành chính phải do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Quan hệ pháp luật hành chính có thể được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
A là công chức có chức danh chuyên viên thuộc sở Tư pháp tỉnh H. A đã tự ý bỏ việc không đến cơ quan, sau 1 tháng kể từ ngày bỏ việc A vẫn không đến cơ quan và không có đơn xin phép. Do vậy Giám đốc Sở Tư pháp đã thành lập hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật tiến hành họp xử lý kỷ luật đối với A. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng xử lý kỷ luật do giám đốc sở ký, Chủ tịch UBND tỉnh H đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với A.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn đối với người từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm ít nghiêm trọng là một biện pháp tư pháp.
A. Đúng
B. Sai