420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử phạt sẽ không phải thực hiện quyết định này nữa.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Ban thanh tra nhân dân là đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính Nhà nước là sự kiện pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Các biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng cho vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Bộ trưởng là công chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều là vi phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Áp dụng pháp luật là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Các nghị quyết của Chính phủ đều không phải là các quyết định hành chính quy phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Thủ tục lập biên bản là thủ tục bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Chủ thể có thẩm quyền xử lý vị phạm hành chính luôn luôn có thẩm quyền thực hiện hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Tất cả các quy phạm dưới luật là quyết định Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Cán bộ và công chức vi phạm hành chính như nhau thì chịu trách nhiệm kỷ luật như nhau.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Mọi quyết định hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt hành chính theo thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Mọi văn bản là nguồn của Luật Hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Các cơ quan Nhà nước đều có quyền tham gia quản lý hành chính Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Trong mọi trường hợp thẩm phán không được tư vấn về pháp luật cho cá nhân và tổ chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Mọi văn bản quy phạm pháp luật hành chính đều do cơ quan hành chính Nhà nước ban hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Trong mọi trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Mọi quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan Nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai