420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể của quan lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Tổ chức xã hội có thể được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Quan hệ pháp luật hành chính có thể được hình thành bởi yếu tố thỏa thuận.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Quan hệ pháp luật hành chính có thể được điều chỉnh bởi phương pháp thỏa thuận.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Cá nhân khi đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật Luật Hành chính thỉ có năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Trong quan hệ pháp luật hành chính luôn có một bên chủ thể đại diện cho Nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Sự kiện pháp lý hành chính là cơ sở duy nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính luôn làm phát sinh, thay đổi hay làm chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền ban hành các văn bản qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Tranh chấp hành chính có thể được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính và bởi tòa án nhân dân có thẩm quyền.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý trước bên chủ thể còn lại.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Thẩm phán cỏ thể là chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Áp dụng qui phạm pháp luật hành chính là việc cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước căn cứ vào qui phạm pháp luật hành chính hiện hành để ban hành ra văn bản áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Việc chuyển giao quyền lực nhà nước từ trung ương xuống địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Chính phủ ban hành nghị định để quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho Bộ, cơ quan ngang bộ là hoạt động phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Công dân thực hiện quyền khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước trực tiếp.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Mối quan hệ giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quan hệ pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Mối quan hệ giữa cảc cơ quan hành chính có thẩm quyền chung cấp trên với cơ quan hành chính có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp là mối quan hệ mà giữa hai chủ thể chỉ lệ thuộc thuộc nhau về hoạt động.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Tất cả các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều là nguyên tắc Hiến định.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Tất cả các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều thể hiện rõ nét bản chất nhà nước Việt Nam.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước đều được quy định tại Hiến pháp 2013.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Cấp giấy phép cho chủ phương tiện cơ giới là hoạt động áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Cấp giấy phép lái xe cho chủ phương tiện cơ giới là hoạt động ban hành văn bản áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức điều chỉnh của qui phạm pháp luật hành chính lên các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên đoi tượng quản lý hành chính nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Hình thức thực hiện những hoạt động mang tỉnh pháp lý khác là biểu hiện của hoạt động áp dụng qui phạm pháp luật hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Cưỡng chế hành chính có thể áp dụng đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Cưỡng chế hành chính có thể được áp dụng ngay cả khi không có vi phạm hành chính xảy ra.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
A. Đúng
B. Sai