420 câu trắc nghiệm Luật hành chính
Chia sẻ 420 câu hỏi trắc nghiệm Luật Hành chính (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về điều chỉnh quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chỉ cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung mới có quyền ban hành các quyết định hành chính quy phạm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ là thành viên của Chính phủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Quyết định, chỉ thị đều do chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Các quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là nguồn của Luật Hành chính.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Tổng cục, cục thuộc bộ là cơ quan hành chính giúp bộ thực hiện hoạt động quản lý ngành, lĩnh vực.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Thẩm quyền của Chính phủ là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bãi bỏ văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh nếu văn bản đó trái với văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Bộ, cơ quan ngang bộ đều hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Việc tuyển dụng công chức luôn phải thông qua thi tuyển.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Công chức chỉ là những người làm việc trong cơ quan nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Trong mọi trường hợp, việc xử lý kỷ luật công chức đều phải thành lập Hội đồng kỷ luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Tất cả những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đều là viên chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Tất cả công chức nhà nước đều được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Công chức trúng tuyển trong các kỳ thi tuyển được xếp vào ngạch công chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Trách nhiệm kỷ luật của công chức chỉ được áp dụng khi công chức thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Cán bộ giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước là những người được bầu cử.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Việc quản lý công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Công chức làm việc trong cơ quan nhà nước được luân chuyên đê đảm nhận một công việc khác phù hợp với năng lực cả nhân.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức được tính từ khi cơ quan, đơn vị phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, viên chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Việc tuyển dụng viên chức thông qua ký kết hợp đồng làm việc.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý vi phạm pháp luật thì bị miễn nhiệm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức biệt phái phải có trách nhiệm đảm bảo lương và các quyền lợi khác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Viên chức có thể được bổ nhiệm vào ngạch công chức.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Tổ chức xã hội ban hành điều lệ quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức mình.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Các tổ chức xã hội đều hoạt động trên cơ sở điều lệ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Kiểm tra, giám sát của tể chức xã hội đối với việc thực hiện pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà nước.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật luôn mang tính quyền lực pháp lý.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Mọi tổ chức xã hội được thành lập phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Các tổ chức phi chính phủ là tổ chức xã hội được thành lập hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Các tổ chức xã hội đều có điều lệ do tổ chức mình xây dựng nên.
A. Đúng
B. Sai