600 câu trắc nghiệm Pháp luật kinh tế
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 600 câu trắc nghiệm Pháp luật kinh tế. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong thời gian bao lâu, kể từ ngày nhận hồ sơ xin đăng ký kinh doanh, nếu kô hợp lệ, cơ quan kinh doanh phải gửi văn bản yêu cầu bổ sung sửa đổi cho người thành lập?
A. 3 ngày
B. 5 ngày
C. 7 ngày
D. 10 ngày
-
Câu 2:
Vào thởi điểm nào, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký cho phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và sở chuyên ngành?
A. Tuần thứ 1 hằng tháng
B. Tuần thú 2 hằng tháng
C. Tuần thứ 3 hằng tháng
D. Tuần thứ 4 hằng tháng
-
Câu 3:
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn địa điểm để đăng ký kinh doanh?
A. Đăng ký hộ khẩu thường trú
B. Địa điểm thường xuyên kinh doanh
C. Địa điểm thu mua giao dịch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân là chủ sở hữu.Tính chất một chủ này thể hiện ở tất cả các phương diện nên có thể nói, doanh nghiệp tư nhân có sự độc lập về tài sản.Phát biểu này:
A. DDusng
B. Sai
-
Câu 5:
Cá nhân có thể đăng ký kinh doanh (làm chủ doanh nghiệp) hiện nay là:
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi
B. Công dân Việt nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
C. Cá nhân người Việt Nam và cá nhân người nước ngoài đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân, trừ một số trường hợp do pháp luật quy định
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 6:
Một trong những quyền cơ bản của doanh nghiệp tư nhân là “chiếm hữu, định đoạt tài sản của doanh nghiệp”?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Cơ quan đặng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng bao nhiêu ngày?
A. 1 tuần (7 ngày)
B. 10 ngày
C. 15 ngày
D. 20 ngày
-
Câu 8:
Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
A. Không được đặt trước tên tiếng Việt trong cùng một bảng hiệu(nêú doanh nghiệp đó muốn để cùng lúc 2 tên)
B. Có thể được dịch từ tên tiếng Việt sang
C. In hoặc viết cùng khổ chữ với tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp đó hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp đó phát hành
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 9:
Vợ (là một cán bộ công chức) của một cán bộ lãnh đạo trong một doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không:
A. Có
B. Không
-
Câu 10:
Chọn đáp án chính xác nhất. Nguồn của pháp luật kinh tế gồm:
A. Văn bản luật
B. Văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại
C. Tiền lệ án trong lĩnh vực kinh tế
D. Văn bản pháp quy
-
Câu 11:
Nhóm chủ thể nào sau đây có tư cách thương nhân?
A. Công ty, hợp tác xã
B. Công ty, chi nhánh công ty
C. Công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện công ty
D. Công ty, chi nhánh công ty, hợp tác xã
-
Câu 12:
Đâu KHÔNG là đặc điểm của hành vi thương mại?
A. Hoạt động mang tính nghề nghiệp
B. Diễn ra trên thị trường
C. Có mục đích tìm kiếm lợi nhuận
D. Chỉ bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa
-
Câu 13:
Tháng 01 năm 2017, Anh A đến Trung tâm điện máy X để mua tủ lạnh. Qua thời gian sử dụng, chiếc tủ lạnh bị hỏng nhưng Trung tâm điện máy không thực hiện chính sách bảo hành. Anh A khởi kiện Trung tâm điện máy X, Anh A tiến hành lựa chọn Luật nào để giải quyết tranh chấp, biết rằng trong hợp đồng của hai bên không có thỏa thuận gì khác?
A. Phải lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015
B. Phải lựa chọn Luật Thương mại 2005
C. Có thể lựa chọn Bộ luật Dân sự 2015 hoặc Luật Thương mại 2005
D. Anh A không được lựa chọn luật áp dụng
-
Câu 14:
Anh A là người lao động trong công ty đồng thời là cổ đông công ty. Trong quá trình làm việc, anh A có vi phạm kỷ luật lao động, Công ty ra quyết định khai trừ tư cách cổ đông của anh A. Anh A không đồng ý Việc khai trừ tư cách cổ đông của anh A thuộc đối tượng điều chỉnh của hệ thống PL nào?
A. Hệ thống pháp luật lao động
B. Hệ thống pháp luật doanh nghiệp
C. Hệ thống pháp luật dân sự
D. Hệ thống pháp luật hành chính
-
Câu 15:
A là thành viên của công ty X. Khi muốn rút vốn ra khỏi công ty, A phải ưu tiên chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại. Hỏi công ty X thuộc loại nào?
A. Công ty cổ phần
B. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
C. Công ty hợp danh
D. Công ty hợp danh hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên
-
Câu 16:
Anh Đại là thành viên sáng lập của Công ty TNHH6 thành viên Sao Sáng. Khi thành lập, anh Đại đăng ký góp vốn bằng chiếc ô tô Vios được định giá 550 triệu. Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện việc góp vốn, anh Đại muốn góp bằng tiền mặt. Mong muốn của anh Đại có được thực hiện hay không?
A. Anh Đại phải góp vốn bằng ô tô theo đúng cam kết
B. Anh Đại được góp vốn bằng tiền mặt khi được đa số thành viên còn lại đồng ý
C. Anh Đại được tự do thay đổi tài sản góp vốn
D. Anh Đại được góp vốn bằng tiền mặt khi được tất cả các thành viên còn lại đồng ý
-
Câu 17:
A là thành viên hợp danh của công ty hợp danh X. A muốn rút vốn ra khỏi công ty vào ngày 01/08/2016. Hỏi A phải thông báo với công ty về việc rút vốn này chậm nhất vào ngày nào?
A. 01/5/2016
B. 31/12/2016
C. 01/02/2016
D. 01/08/2017
-
Câu 18:
Anh Sơn Tùng thành viên của Công ty TNHH Bình Minh. Anh Tùng tặng một phần vốn góp của mình trong công ty cho anh Tuệ - người bạn thân của anh Tùng. Hệ quả pháp lý của việc làm trên là gì?
A. Anh Tuệ trở thành thành viên công ty
B. Anh Tuệ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận
C. Anh Tuệ trở thành thành viên công ty khi được đa số thành viên công ty chấp thuận
D. Anh Tuệ không thể trở thành thành viên công ty và phải chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trên
-
Câu 19:
Trong công ty hợp danh, thành iên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã cam kết góp đối với mọi khoản nợ của công ty là?
A. Thành viên hợp danh công ty hợp danh
B. Thành viên góp vốn công ty hợp danh
C. Thành viên sáng lập công ty
D. Tất cả thành viên công ty
-
Câu 20:
Trình bày đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương?
A. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, cơ quan giải quyết tranh chấp của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước
B. Chủ thể có thể có quốc tịch ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có thể được di chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toá có thể ngoại tệ, đối với một bên hoặc cả hai bên hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp có thể của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng phong phú, đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước
C. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này qua nước khác, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, cơ quan giải quyết tranh chấp của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng đơn giản hơn hẳn hợp đồng mua bán trong nước
D. Chủ thể có thể có nguồn gốc ở các nước khác nhau, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng có nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, cơ quan giải quyết tranh chấp của nước ngoài, trình tự ký kết hợp đồng phong phú đa dạng hơn hợp đồng mua bán trong nước
-
Câu 21:
Hiện nay ở Việt Nam, những mặt hàng nào cấm xuất khẩu?
A. Vũ khí đạn được, chất nổ, chất cháy, đồ cổ, đồ gỗ, các loại ma tuý, các loại hoá chất độc, động vật trong rừng
B. Vũ khí đạn được, chất nổ, chất cháy, đồ cổ, đồ gỗ, các loại ma tuý, các loại hoá chất độc, động vật trong rừng, các loại máy mật mã chuyên dùng
C. Vũ khí đạn được, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ trong công nghiệp), trang thiết bị quân sự, đồ cổ, các loại ma tuý, đồ gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ trong rừng nguyên sinh, động vật hoang dã và thực vật quý hiếm, các loại máy mật mã chuyên dùng
D. Vũ khí đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ trong công nghiệp), trang thiết bị quân sự, đồ cổ, các loại ma tuý, gỗ tròn, gỗ xẻ trong rừng nguyên sinh, thực vật quý hiếm, các loại máy mật mã chuyên dùng máy thiết bị công nghiệp
-
Câu 22:
Hiện nay ở Việt Nam, những mặt hàng nào cấm nhập khẩu?
A. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá nước ngoài, đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phần khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
B. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động nước ngoài, đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
C. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động nước ngoài, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự an toàn xã hội, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
D. Vũ khí đạn dược, các loại ma tuý, các sản phẩm văn hoá nước ngoài, đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, pháo các loại, thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, xe máy, ô tô
-
Câu 23:
Việc lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương?
A. Các bên tự do lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp có thể chọn toà hoặc trọng tài bất kỳ nước nào. Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực nhà nước
B. Các bên chỉ chọn trọng tài, toà án của nước người bán hoặc trọng tài nước người mua, Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực nhà nước
C. Có thể chọn bất cứ Trọng tài nước nào miễn sao bảo đảm quyền lợi của các bên. Toà án xét xử theo những nguyên tắc nhất định, không thể chọn tuỳ tiện. Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang mang tính quyền lực nhà nước
D. Có thể chọn trọng tài, toà án của nước người bán, của nước người mua, hoặc của nước thứ ba, Trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ. Toà án là cơ quan giải quyết tranh chấp mang tính quyền lực nhàn nước
-
Câu 24:
Theo Luật Thương mại Việt Nam, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là thông báo của bên được chào hàng:
A. Chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ hay một phần các nội dung đã nêu trong chào hàng
B. Chuyển cho bên chào hàng về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong chào hàng. Nếu sửa đổi, bổ sung thì không sửa đổi, bổ sung nội dung chủ yếu
C. Chuyển cho bên chào hàng hoặc người đại diện về việc chấp thuận toàn bộ hay một phần các nội dung đã nêu trong chào hàng
D. Chuyển cho bên chào hàng hoặc người môi giới thương mại về việc chấp thuận toàn bộ hay một phần các nội dung đã nêu trong chào hàng
-
Câu 25:
Theo Luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán ngoại thương được coi là ký kết vào lúc nào?
A. Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng có thể được người chào hàng chấp nhận (chào hàng tự do)
B. Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hợp lý của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng có thể được người chào hàng chấp nhận (chào hàng tự do)
C. Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng có thể được người chào hàng chấp nhận trong thời gian hợp lý (chào hàng tự do)
D. Các bên trực tiếp hoặc gián tiếp ký vào hợp đồng, chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng gửi trong thời gian có hiệu lực của chào hàng (chào hàng cố định) chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được người chào hàng chấp nhận (chào hàng tự do)
-
Câu 26:
Theo công ước Viên 1980, trong thương mại quốc tế có các loại chào hàng?
A. Tự do, chào hàng có điều kiện, và chào hàng cố định
B. Tự do, chào hàng vô điều kiện, chào hàng cố định
C. Không cam kết, chào hàng tự do
D. Chào hàng cố định và chào hàng tự do
-
Câu 27:
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là loại hình doanh nghiệp do bao nhiêu người làm chủ sở hữu?
A. 1 cá nhân
B. 1 tổ chức
C. 1 cá nhân hoặc một tổ chức
D. 2 cá nhân hoặc tổ chức trở lên
-
Câu 28:
Trách nhiệm về tài sản của DNTN như thế nào?
A. Hữu hạn với số vốn đăng ký ban đầu
B. Chịu tránh nhiệm vô hạn
C. Chịu trách nhiệm liên đới
D. Cả 3 phương án trên
-
Câu 29:
DNTN được phát hành loại chứng khoán gì?
A. Trái phiếu
B. Cổ phiếu
C. Trái phiếu và cổ phiếu
D. Không được phát hành
-
Câu 30:
Một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu DNTN?
A. 1 DNTN
B. 2 DNTN
C. Không hạn chế
D. Cá nhân không có quyền thành lập