600 câu trắc nghiệm Pháp luật kinh tế
Tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn bộ sưu tập 600 câu trắc nghiệm Pháp luật kinh tế. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu tốt hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi, xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn trước đó. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/35 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tài sản của DNTN bao gồm:
A. Vốn điều lệ
B. Vốn hiện tại đang sử dụng kinh doanh
C. Tài sản riêng của người chủ DNTN
D. Cả 3 loại trên
-
Câu 2:
Điều kiệu để cá nhân trở thành chủ doanh nghiệp:
A. Mọi cá nhân VN
B. Không rơi vào trường hợp pháp luật cấm
C. Mọi cá nhân người nước ngoài
D. Cả 3 ý trên
-
Câu 3:
Điều kiện để chủ doanh nghiệp được phát động kinh doanh:
A. Không cần điều kiện gì
B. Kinh doanh trong lĩnh vực mà pháp luật không cấm
C. Kinh doanh trong lnhx vực pháp luật cho phép
D. Kinh doanh trong lĩnh vực pháp luật không cấm, đối với những ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện, đối với ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ hành nghề thì chủ doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
-
Câu 4:
Tên DNTN không được vi phạm những điều gì?
A. Đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký
B. Sử dụng tên của cơ quan nhà nước,đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân,tên tổ chức chính trị,tổ chức công tác xã hội,chính trị- nghề nghiệp, tổ chức xã hội…trừ khi cơ quan tổ chức đó cho phép
C. Sử dung từ ngữ,ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử,văn hóa ,đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 5:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của DNTN bao gồm những gì?
A. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và bản saohợp lệ chứng chỉ hành nghề của DNTN dưới lĩnh vực mà pháp luật yêu cầu
B. Bản sao hợp lệ các chứng từ chhứng thực cá nhân hợp pháp của chủ DNTN
C. Văn bản xác định vốn xác định của DNTN
D. Tất cả văn bản trên
-
Câu 6:
Đặc điểm pháp lý của DNTN:
A. Là doanh nghiệp 1 chủ
B. Là doanh nghiệp không có tư cánh pháp nhân
C. Là doanh nghiêp có khả năng huy động vốn
D. Là doanh nghiệp có một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản, không có tư cách doanh nhân, không được phát hành chứng khoán
-
Câu 7:
Thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần phải là:
A. Cổ đông của công ty
B. Cổ đông lớn của công ty
C. Cổ đông sáng lập
D. Không nhất thiết phải là cổ đông của công ty
-
Câu 8:
Đâu KHÔNG phải là điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại?
A. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
B. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn
C. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó
D. Dịch vụ giám định được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Công thương
-
Câu 9:
Ông H và bà D muốn cùng nhau thành lập doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở thành phố N. Họ có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào?
A. Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
B. Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần
C. Công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần
D. Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh
-
Câu 10:
Công ty TNHH 1 thành viên đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty:
A. Không phải nộp thuế thu nhập cá nhân
B. Phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu phát sinh thu nhập
C. Được miễn thuế thu nhập cá nhân
D. Được giảm một phần thuế thu nhập cá nhân
-
Câu 11:
Công ty cổ phần X chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty cổ phần H, đồng thời chỉ chấm dứt sự tồn tại của X. Đây là:
A. Tách doanh nghiệp
B. Sáp nhập doanh nghiệp
C. Hợp nhất doanh nghiệp
D. Chia doanh nghiệp
-
Câu 12:
Công ty cổ phần X có một số cổ đông sau:
Cổ đông A: Cổ đông phổ thông;
Cổ đông B: Cổ đông ưu đãi biểu quyết;
Cổ đông C: Cổ đông ưu đãi cổ tức;
Cổ đông D: Cổ đông ưu đãi hoàn lại.
Công ty tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, những cổ đông nào được tham gia cuộc họp?
A. Cổ đông B
B. Cổ đông A và cổ đông B
C. Cổ đông A và cổ đông C
D. Cổ đông C
-
Câu 13:
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần:
A. Bắt buộc phải là thành viên hội đồng quản trị
B. Có thể đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác
C. Phải nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty
D. Không được đồng thời làm giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty cổ phần khác
-
Câu 14:
Công ty TNHH Thành Đạt tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên lần 1, biết rằng công ty có 04 thành viên sở hữu tỉ lệ như sau:
A: 10% vốn điều lệ;
B: 20% vốn điều lệ;
C: 30% vốn điều lệ;
D: 40% vốn điều lệ.
Cuộc họp hợp lệ trong trường hợp nào dưới đây?
A. Có thành viên A, B, C tham gia
B. Có thành viên A, B, D tham gia
C. Có thành viên B, D tham gia
D. Có thành viên A, D tham gia
-
Câu 15:
Công ty A tổ chức họp hội đồng thành viên. Suy ra công ty A thuộc loại hình:
A. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
B. Công ty TNHH
C. Công ty TNHH hoặc công ty hợp danh
D. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh
-
Câu 16:
Công ty cổ phần X được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 13 tháng 11 năm 2015. Ngày 26 tháng 06 năm 2016, cổ đông sáng lập K muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần phổ thông sở hữu từ thời điểm thành lập công ty cho anh D không phải là cổ đông công ty. Cồ đông sáng lập K cần phải làm thủ tục như thế nào?
A. Không được thực hiện thủ tục để chuyển nhượng
B. Tự do chuyển nhượng không phải làm thủ tục
C. Phải xin ý kiến của các cổ đông sáng lập còn lại
D. Phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông
-
Câu 17:
Theo công ước viên 1980, chào hàng tự do trong thương mại quốc tế là loại chào hàng gửi cho những bạn hàng?
A. Cùng một lúc, nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đổi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
B. Ở các thời điểm khác nhau. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đổi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
C. Cùng một lúc trong một thời hạn nhất định. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đỏi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
D. Cùng một lúc trong một thời gian hợp lý. Nó không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Họ có quyền sửa đổi, rút lại bất kỳ lúc nào trước khi có sự chấp nhận chào hàng
-
Câu 18:
Theo pháp luật thương mại quốc tế, quy chế tối huệ quốc (MFN) là:
A. Yêu cầu phải đối xử bình đẳng giữa các nước khác nhau trong về thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu
B. Yêu cầu nước chủ nhà nếu đã giao cho nước nào đó một đặc quyền về thương mại thì cũng phải đối xử với các nước khác viên WTO tương tự như vậy
C. Yêu cầu phải đối xử bình đẳng giữa các nước khác nhau khi muốn xuất hàng háo của mình vào nước họ
D. Yêu cầu không phân biệt đối xử đối với hàng hoá giữa các nước khác nhau
-
Câu 19:
Thế nào là chế độ đãi ngộ quốc gia (NT)?
A. Hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu được đối xử bình đẳng với nhau trong một quốc gia
B. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử bình đẳng về mặt thuế quan, hàng rào phí thuế quan và các chi phí khác
C. Hàng nhập khẩu phải được đối xử bình đẳng như hàng nội địa ngay sau khi hàng nhập khẩu đã vào thị trường nội địa
D. Hàng nhập khẩu và hàng nội địa phải được đối xử như nhau từ phía các cơ quan nhà nước và từ khách hàng
-
Câu 20:
Chủ thể của luật thương mại quốc tế bao gồm những pháp nhân, thế nhân nào?
A. Quốc gia, tổ chức kinh tế liên quốc gia, tổ chức quốc tế khác, các loại doanh nghiệp, các thương nhân
B. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước, các loại hình doanh nghiệp
C. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhàn nước các loại hình doanh nghiệp và các thương nhân khác
D. Nhà nước, tổ chức kinh tế liên quốc gia (WTO) tổ chức khác (WB) các cơ quan nhà nước, các loại hình doanh nghiệp và tất cả các tổ chức kinh tế khác
-
Câu 21:
Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về hàng hoà gồm:
A. Thuế quan, phí, lệ phí, quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm, quy định về dệt may, các quy định về hàng công nghiệp và các biện pháp chống bán phá giá
B. Thuế quan, phí, lệ phí, quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm quy định về dệt may, các biện pháp chống bán phá giá
C. Thuế quan, phí, lệ phí: quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm quy định về dệt may, các biện pháp chống trợ cấp, tự vệ, các rào cản thuế quan
D. Thuế quan, phí, lệ phí: quy định về nông nghiệp và nông sản, về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm, quy định về dệt may, về các biện pháp chống phá giá, trợ cấp, tự vệ, về kiểm tra hàng hoá trước khi đưa hàng xuống tàu, về các rào cản phí thuế quan…..
-
Câu 22:
Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về thương mại dịch vụ gồm:
A. Dịch vụ xây dựng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách, dịch vụ tư vấn, dịch vụ sức khoẻ và xã hội, dịch vụ giáo dục…
B. Dịch vụ xây dựng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ y tế, giáo dục, thể thao, du lịch….
C. Các dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng, viễn thông, du lịch, hàng không……
D. Các dịch vụ xây dựng, sức khoẻ và xã hội, tư vấn quán lý, dịch vụ tài chính, viễn thông, vận chuyển hàng hoá, hành khách đường biển, dịch vụ du lịch, thể thao, hàng không, giáo dục…
-
Câu 23:
Nội dung chủ yếu của luật thương mại quốc tế về đầu tư nước ngoài gồm:
A. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
B. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã hội nhất định, gồm 2 hình thức đầu tư nước ngoài là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
C. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã hội nhất định. Có 2 loại hình đầu tư nước ngoài: đầu tư công cộng nước ngoài và đầu tư tư nhân nước ngoài
D. Các hình thức chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế – xã hội nhất định. Có 2 loại hình đầu tư nước ngoài: đầu tư nước ngoài trực tiếp và đầu tư nước ngoài.gián tiếp
-
Câu 24:
Thế nào là bán phá giá, theo quan niệm của WTO là:
A. Bán rẻ hơn giá bán trên thị trường nước nhập khẩu
B. Bán rẻ hơn giá trên thị trường nước xuất khẩu
C. Một loại hàng hoá được xuất khẩu với giá thấp hơn mức giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước nhập khảu
D. Mức giá xuất khẩu một mặt hàng của doanh nghiệp thấp hơn mức giá cùng mặt hàng đó mà doanh nghiệp bán trong nước
-
Câu 25:
Theo WTO về thương mại dịch vụ, thế nào là sự hiện diện thương mại là:
A. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì một pháp nhân, một chi nhánh, một văn phòng đại diện tại lãnh thổ của một bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
B. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì một doanh nghiệp tại lãnh thổ của bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
C. Hình thức tổ chức kinh doanh của một công ty nước ngoài lập tại lãnh thổ bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ đã thoả thuận
D. Hình thức tổ chức kinh doanh thông qua việc thiết lập hay duy trì trao đổi một pháp nhân doanh nghiệp, một chi nhánh, một văn phòng đại diện tại lãnh thổ của một bên đối tác nhằm mục đích cung cấp dịch vụ
-
Câu 26:
Theo WTO về thương mại dịch vụ, thế nào là sự hiện diện thể nhân?
A. Sự hiện diện của các thương nhân nước này sang lãnh thổ nước kia để cung cấp các dịch vụ đã thảo thuận
B. Sự hiện diện của các cá nhân của một bên đối tác để cung cấp một dịch vụ tại lãnh thổ của bên kia
C. Sự hiện diện của các thương nhân của một bên đối tác để cung cấp một dịch vụ tại lãnh thổ của bên kia
D. Sự hiện diện của các cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ của một bên đối tác để cung cấp một dịch vụ tại lãnh thổ của bên kia
-
Câu 27:
Theo WTO về thương mại dịch vụ, thế nào là cung ứng qua biên giới?
A. Cá nhân một nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của một nước khác (nước sử dụng dịch vụ)
B. Cá nhân có năng lực hành vi của một nước náy (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của một nước khác (nước sử dụng dịch vụ)
C. Từ lãnh thổ nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ nước khác (nước sử dụng dịch vụ)
D. Từ lãnh thổ của một nước này (nước cung ứng dịch vụ) đến lãnh thổ của một nước thứ 3 (nước sử dụng dịch vụ)
-
Câu 28:
Thế nào là xung đột pháp luật theo tư pháp quốc tế?
A. Pháp luật của các nước đối tác mâu thuẫn với nhau khi cùng được áp dụng để giải quyết một nhóm quan hệ xã hội cụ thể
B. Pháp luật của các nước đối tác thương mại mâu thuẫn với nhau khi cùng được áp dụng để giải quyết một nhóm quan hệ xã hội cụ thể
C. Trường hợp hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cụ thể
D. Trường hợp hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước thuộc các đối tác khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cụ thể
-
Câu 29:
Thế nào là qui phạm xung đột pháp luật theo tư pháp quốc tế?
A. Qui phạm đặc thù của tư pháp quốc tế, không giải quyết trực tiếp, dứt khoát toàn thể vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ xác định pháp luật nước nào cần được áp dụng để giải quyết vấn đề phát sinh giữa các bên
B. Qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế, không giải quyết trực tiếp, dứt khoát toàn thể vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ xác định pháp luật nước nào cần được áp dụng để giải quyết vấn đề phát sinh giữa các bên
C. Qui phạm pháp luật của tư pháp quốc tế, không giải quyết trực tiếp, dứt khoát toàn thể vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ xác định pháp luật nước cần được áp dụng để giải quyết vấn đề phát sinh
D. Là loại qui phạm pháp luật đặc trưng của tư pháp quốc tế, không giải quyết trực tiếp, dứt khoát toàn thể vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ xác định pháp luật nước nào cần được áp dụng để giải quyết các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh giữa các bên
-
Câu 30:
Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh có yếu tố nước ngoài, nếu đối tượng là động sản các bên lựa chọn luật của nước nào để áp dụng?
A. Luật nước người bán
B. Luật nước người mua
C. Luật nước nơi chuyển giao quyền sở hữu
D. Luật nước nơi thực hiện hợp đồng