758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trên bề mặt của tế bào trứng có điểm nhận biết để tinh trùng tìm đến gọi là gì?
A. Điểm thu hút
B. Nón hút
C. Điểm nhận biết
D. Nón bề mặt
-
Câu 2:
Thể đinh của tinh trùng do bào quan nào hình thành?
A. Riboxom
B. Golgi
C. Ty thể
D. Lưới nội chất
-
Câu 3:
Để nghiên cứu các qui luật di truyền ở người, ta dùng phương pháp?
A. Gây đột biến
B. Lai giống
C. Chọn lọc
D. Nghiên cứu phả hệ
-
Câu 4:
Những bệnh chỉ tìm thấy ở nam là?
A. Hội chứng Down và mù màu
B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay số 2 và 3
C. Máu khó đông và mù màu
D. Hội chứng tocno và mù màu
-
Câu 5:
Đặc điểm của bệnh di truyền gen lặn trên NST thường là?
A. Có sự gián đoạn giữa các thế hệ
B. Nữ mắc bệnh cao hơn nam
C. Biểu hiện bệnh muộn
D. Có kiểu di truyền nghiêm
-
Câu 6:
Đặc điểm khác nhau của di truyền do gen trội và lặn trên NST thường là?
A. Khả năng truyền bệnh của bố mẹ
B. Khả năng mắc bệnh của con cái
C. Tỉ lệ xuất hiện bệnh qua các thế hệ
D. Gen gây bệnh nằm trên NST thường
-
Câu 7:
Nhiễm sắc thể 4 - 5 được xếp vào nhóm B vì chúng có cùng đặc điểm:
A. Dài, tâm giữa
B. Dài, tâm gần giữa
C. Trung bình, tâm gần giữa
D. Trung bình, tâm đầu
-
Câu 8:
Có thể phát hiện hội chứng 3X ở người bằng phương pháp:
A. Nghiên cứu người đồng sinh cùng trứng
B. Nghiên cứu tế bào (di truyền tế bào)
C. Nghiên cứu phả hệ
D. Nghiên cứu người đồng sinh khác trứng
-
Câu 9:
Thể dị bội được hình thành do trong phân bào?
A. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly
B. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly
C. Một cặp nhiễm sắc thể không phân ly
D. Một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly
-
Câu 10:
Hội chứng DOWN có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp:
A. Nghiên cứu phả hệ
B. Nghiên cứu tế bào
C. Di truyền hóa sinh
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh
-
Câu 11:
Các bệnh, tật di truyền có thể do di truyền đa nhân tố khoảng?
A. 7%
B. 10%
C. 8%
D. 25%
-
Câu 12:
Một gen chỉ quy định sự biểu hiện của một tính trạng trong cơ thể gọi là?
A. Gen đa hiệu
B. Gen đặc hiệu
C. Gen đa alen
D. Gen 2 alen
-
Câu 13:
Ở người gen A - mắt nâu, a – mắt đen, B - tóc quăn, b - tóc thẳng và gen qui định nhóm máu do 3 alen qui định. Số loại kiểu hình có thể có về các tính trạng trên:
A. 8 loại
B. 16 loại
C. 24 loại
D. 32 loại
-
Câu 14:
Người ta dùng phương pháp tái tổ hợp ADN để sản xuất một loại hoocmon điều trị bệnh thiếu máu là?
A. Insulin
B. Erythropoietin
C. Testosterone
D. Interferon
-
Câu 15:
Bệnh di truyền đa nhân tố, chọn câu sai?
A. Ở các chủng tộc ngƣời khác nhau, tỉ lệ bệnh, tật di truyền đa nhân tố có giá trị giống nhau
B. Tỉ lệ bênh, tật di tuyền đa nhân tố cao trong họ hàng của người bệnh tật
C. Tần số tái xuất hiện bệnh tật ở những người họ hàng càng gần với bệnh nhân, tỉ lệ tái mắc càng cao
D. Các bệnh tật di truyền đa nhân tố hầu hết có độ di truyền cao
-
Câu 16:
Trong các giai đoạn phát triển sau, giai đoạn nào có sự phát triển không vững chắc?
A. Giai đoạn thụ tinh
B. Giai đoạn hình thành giao tử
C. Giai đoạn phôi
D. Giai đoạn sinh trưởng
-
Câu 17:
Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba
B. 3 loại mã bộ ba
C. 27 loại mã bộ ba
D. 9 loại mã bộ ba
-
Câu 18:
Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là:
A. đoạn intron
B. đoạn êxôn
C. gen phân mảnh
D. vùng vận hành
-
Câu 19:
Vùng điều hoà là vùng:
A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
C. mang thông tin mã hoá các axit amin
D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
-
Câu 20:
Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG
B. UUG, UGA, UAG
C. UAG, UAA, UGA
D. UUG, UAA, UGA
-
Câu 21:
Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’
-
Câu 22:
Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin
-
Câu 23:
Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu
B. Mã di truyền có tính thoái hóa
C. Mã di truyền có tính phổ biến
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba
-
Câu 24:
Gen không phân mảnh có:
A. cả exôn và intrôn
B. vùng mã hoá không liên tục
C. vùng mã hoá liên tục
D. các đoạn intrôn
-
Câu 25:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A. codon
B. gen
C. anticodon
D. mã di truyền
-
Câu 26:
Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản
-
Câu 27:
Bản chất của mã di truyền là:
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen
C. a nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin
-
Câu 28:
Vùng kết thúc của gen là vùng:
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
D. mang thông tin mã hoá các aa
-
Câu 29:
Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
-
Câu 30:
Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ