758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên NST giới tính X mà không có alen trên NST Y?
A. 3
B. 6
C. 27
D. 9
-
Câu 2:
Có thể thực hiện bao nhiêu kiểu phép lai khác nhau về kiểu gen nếu chỉ xét một gen có 2 alen (A, a) tồn tại trên cặp nhiễm sắc thể thường?
A. 3
B. 6
C. 27
D. 9
-
Câu 3:
Xét một gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y. Số phép lai khác nhau về kiểu gen cho thế hệ sau 100% tính trạng trội là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm tạo nên:
A. kiểu gen của các quần thể
B. vốn gen của quần thể
C. kiểu hình của quần thể
D. thành phần kiểu gen của quần thể
-
Câu 5:
Tần số tương đối của một alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm:
A. số giao tử mang alen đó trong quần thể
B. các kiểu gen của mang alen đó trong quần thể
C. số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
D. các kiểu hình của alen đó trong quần thể
-
Câu 6:
Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể:
A. ngẫu phối
B. giao phối có chọn lựa
C. giao phối gần
D. tự phối
-
Câu 7:
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm như thế nào?
A. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Đa dạng và phong phú về kiểu gen
C. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp
-
Câu 8:
Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng?
A. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm qua các thế hệ
B. Thể hiện tính đa hình
C. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
-
Câu 9:
Tần số tương đối của một kiểu gen được tính bằng tỉ lệ:
A. giữa số alen được xét đến với vốn gen của quần thể
B. phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể
C. số cá thể mang kiểu gen đó với số cá thể trong quần thể
D. phần trăm số TB mang alen đó trong quần thể
-
Câu 10:
Tần số các alen của quần thể không thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. QT tự thụ và quần thể ngẫu phối
B. QT tự thụ phấn
C. QT ngẫu phối
D. QT giao phối ngẫu nhiên và quần thể giao phối có lựa chọn
-
Câu 11:
Một quần thể tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ có tỉ lệ dị hợp tử chiếm 5%. Tỉ lệ đồng hợp tử ở thế hệ ban đầu theo lý thuyết là:
A. . 95%
B. 5%
C. 60%
D. 40%
-
Câu 12:
Nội dung đinh luật Hacđi – Vanbec: Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể tự phối, thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng:
A. duy trì không đổi qua các thế hệ
B. thay đổi qua các thế hệ
C. giảm dần tần số alen lặn và kiểu gen lặn
D. tăng dần tần số alen lặn và kiểu gen lặn
-
Câu 13:
Ý nghĩa nào dưới đây không phải là của định luật Hacđi – Vanbec?
A. Giải thích trong thiên nhiên có những quần thể đã được duy trì ổn định qua thời gian dài
B. Phản ánh trạng thái động của quần thể, giải thích cơ sở của sự tiến hóa
C. Có thể suy ra tỉ lệ kiểu gen và tần số tương đối của các alen từ tỉ lệ các loại kiểu hình
D. Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể
-
Câu 14:
Một trong những đặc điểm điển hình của quần thể ngẫu phối là luôn duy trì được:
A. sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình
B. tần số các alen qua nhiều thế hệ
C. TPKG của QT qua nhiều thế hệ
D. tỉ lệ kiểu hình qua nhiều thế hệ
-
Câu 15:
Trong 1quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec, tần số tương đối giữa alen A : a là 1:2 . Nếu A trội hoàn toàn so với a thì sau 1 thế hệ ngẫu phối có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 3:1
B. 4:5.
C. 1:1
D. 2:1
-
Câu 16:
Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 4800 cây hoa đỏ và 200 cây hoa trắng. Theo lí thuyết số cây hoa đỏ thuần chủng trong quần thể là:
A. 3600
B. 1600
C. 3200
D. 1536
-
Câu 17:
Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 540 cây hạt dài. Tần số alen quy định hạt tròn của quần thể này là:
A. 9%
B. 30%
C. 3%
D. 70%
-
Câu 18:
Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể cân bằng Hacdi-Vanbec tỉ lệ Đỏ : trắng = 21 : 4. Nếu các cây hoa trắng không có khả năng sinh giao tử thì sau một thế hệ ngẫu phối tỉ lệ cây hoa trắng trong quần thể là:
A. 0
B. 25/49
C. 4/49
D. 6/25
-
Câu 19:
Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là:
A. tạo dòng thuần
B. tạo nguồn biến dị di truyền
C. chọn lọc bố mẹ
D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới
-
Câu 20:
Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì?
A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn
B. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ
C. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ
D. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống
-
Câu 21:
Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là:
A. tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao
B. tạo sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống
D. tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới
-
Câu 22:
Ưu thế lai F1 chỉ sử dụng vào mục đích kinh tế, không sử dụng làm giống vì:
A. ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ
B. tần số các alen thay đổi qua các thế hệ
C. F1 có ưu thế lai cao
D. con lai F1 không sinh sản được
-
Câu 23:
Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích:
A. phát hiện biến dị tổ hợp
B. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất
D. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ
-
Câu 24:
Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì?
A. Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng
B. Các alen trội thường có tác dụng có lợi hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai
C. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen này biểu hiện
D. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ
-
Câu 25:
Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì:
A. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng
B. tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm
C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh
D. tần số đột biến tăng
-
Câu 26:
Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?
A. Cho tự thụ phấn bắt buộc
B. Giâm cành
C. Nhân giống vô tính
D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc
-
Câu 27:
Để dò tìm F1 có ưu thế lai rõ nhất từ 2 dòng bố mẹ người ta thường phải tiến hành phép lai:
A. phân tích kết hợp phép lai thuận nghịch
B. phân tích kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép
C. tự thụ phấn bắt buộc
D. thuận nghịch kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép
-
Câu 28:
Phương pháp nào sau đây thuộc phương pháp tạo giồng bằng công nghệ tế bào?
A. Phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao
B. Phương pháp tạo giống thuần từ nguồn biến dị tổ hợp
C. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
D. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn
-
Câu 29:
Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân nhanh chóng nhiều giống động vật quý hiếm được gọi là phương pháp:
A. nuôi cấy hợp tử
B. cấy truyền phôi
C. kĩ thuật chuyển phôi
D. nhân giống đột biến
-
Câu 30:
Điều không đúng về thực chất của phương pháp cấy truyền phôi là:
A. tạo ra nhiều cá thể từ một phôi ban đầu
B. phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi
C. cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người
D. chuyển nhân của tế bào từ loài này sang loài khác