758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đột biến gen làm biến đổi:
A. số lượng phân tử ADN
B. số lượng, thành phần hoặc trình tự sắp xếp các gen
C. số lượng, thành phần hoặc trình tự 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit
D. cấu trúc và số lượng NST
-
Câu 2:
Đột biến gen là những biến đổi:
A. nhỏ trong cấu trúc của gen
B. liên quan đến một số nuclê
C. liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit
D. liên quan đến 1 nuclêôtit
-
Câu 3:
Đột biến điểm là những biến đổi:
A. nhỏ trong cấu trúc của gen
B. liên quan đến một cặp nucl
C. liên quan đến 1 hay một số cặp nuclêôtit
D. liên quan đến 1 nuclêôtit
-
Câu 4:
Thể đột biến là những cá thể mang:
A. ĐB làm biến đổi vật chất DT
B. ĐB đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể
C. Các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh
D. ĐB lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể
-
Câu 5:
Nếu các gen lặn đều là gen đột biến thì kiểu gen nào sau đây được gọi là thê đột biến?
A. AaBbCcDd
B. AAbbCCDD
C. AaBBCcDd
D. AaBbCCDD
-
Câu 6:
Nguyên nhân gây đột biến gen do:
A. các bazơ nitơ bắt cặp sai NTBS trong tái bản ADN, do sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của tác nhân vật lí, hoá học, sinh học của môi trường
B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường
C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường
D. tác nhân vật lí, tác nhân hoá học của môi trường trong hay môi tường ngoài cơ thể
-
Câu 7:
Loại đột biến gen được phát sinh do sự bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không theo NTBS khi ADN nhân đôi là:
A. thêm một cặp nuclêôtit
B. thêm 2 cặp nuclêôtit
C. mất một cặp nuclêôtit
D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác
-
Câu 8:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ công tác chọn giống là các đột biến:
A. nhân tạo vì có tần số cao
B. tự nhiên vì có tần số cao
C. tự nhiên vì có tần số thấp
D. nhân tạo vì có tần số thấp
-
Câu 9:
Đột biến thay thế cặp A_T bằng cặp G_X do chất 5-BU gây ra. Ở một lần nhân đôi của ADN có chất 5-BU liên kết với A, thì sau bao nhiêu lần nhân đôi nữa thì mới tạo được gen đột biến đầu tiên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Sự phát sinh đột biến thường bắt đầu là sự thay đổi:
A. nhiều cặp nuclêôtit nào đó trên phân tử ADN
B. nhiều nuclêôtit trên một mạch của phân tử ADN
C. một cặp nuclêôtit nào đó trên phân tử ADN
D. một nuclêôtit trên một mạch của phân tử ADN
-
Câu 11:
Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do:
A. mã di truyền có tính thoái hoá
B. mã di truyền có tính phổ biến
C. mã di truyền có tính đặc hiệu
D. mã di truyền là mã bộ ba
-
Câu 12:
Mức độ có hai hay có lợi của đột biến gen phụ thuộc vào:
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen
B. điều kiện sống của sinh vật
C. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
D. tổ hợp gen và điều kiện môi trường
-
Câu 13:
Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là:
A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng
B. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định
C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng
D. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng
-
Câu 14:
Trình tự biến đổi nào dưới đây là đúng: Thay đổi trình tự nuclêôtit trong gen cấu trúc ->
A. thay đổi trình tự nu trong mARN -> thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit -> thay đổi tính trạng
B. thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit -> thay đổi trình tự nu trong mARN -> thay đổi tính trạng
C. thay đổi trình tự nu trong tARN thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit -> thay đổi tính trạng
D. thay đổi trình tự nu trong rARN -> thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlypeptit -> thay đổi tính trạng
-
Câu 15:
Ý nghĩa của đột biến gen là:
A. A. nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá
B. nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá
C. nguồn nguyên liệu bổ sung của quá trình chọn giống và tiến hoá
D. nguồn biến dị giúp sinh vật phản ứng linh hoạt trước môi trường
-
Câu 16:
Điều khẳng định nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Phần lớn đột biến điểm thường có lợi
B. Phần lớn đột biến điểm thường có hại
C. Phần lớn đột biến điểm thường vô hại
D. Phần lớn đột biến điểm thường tạo gen trội
-
Câu 17:
Một đột biến gen làm thay đổi thay đổi thành phần nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen nhưng số liên kết H2 của gen không đổi. Đột biến thuộc dạng:
A. thay thế 1 cặp A_T bằng cặp G_X
B. thay thế 1 cặp G_X bằng cặp A_T
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại
D. thay thế 2 cặp G_X bằng 3 cặp A_T
-
Câu 18:
Một gen xảy ra đột biến điểm làm giảm đi 2 liên kết H2. Đột biến này thuộc dạng:
A. mất 1 cặp nuclêôtit
B. thêm 1 cặp nuclêôtit
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại
-
Câu 19:
Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trong 1 đoạn prôtêin như sau: Mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin – . Nếu xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 (tính từ bộ ba mở đầu) trong gen mã hóa đoạn prôtêin nói trên thì đoạn prôtêin tương ứng do gen đột biến mã hóa có trình tự axit amin là:
A. mêtiônin - alanin – lizin – lơxin –
B. mêtiônin – alanin – valin – lơxin –
C. mêtiônin – lizin – valin – lơxin –
D. mêtiônin - alanin – valin – lizin –
-
Câu 20:
Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trong 1 đoạn prôtêin như sau: Mêtiônin – lơxin- alanin - lizin - valin -. Nếu xảy ra đột biến điểm tạo alen mới làm chuỗi polipeptit không được tổng hợp do hình thành bộ ba kết thúc ngay sau bộ ba mở đầu. Tính từ bộ ba mở đầu thì đột biến xảy ra là:
A. A. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở vị trí thứ 4
B. thay thế cặp A-T bằng cặp T - A ở vị trí thứ 4
C. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X ở vị trí thứ 5
D. thay thế cặp A - T bằng cặp T - A ở vị trí thứ 5
-
Câu 21:
Vật chất di truyền của vi khuẩn là 1 phân tử:
A. ADN xoắn kép, liên kết với histon tạo thành NST
B. ARN trần, mạch vòng
C. ADN trần, xoắn kép, mạch vòng
D. ADN vòng, liên kết với histon tạo thành NST
-
Câu 22:
Phát biểu sai về vật chất di truyền ở sinh vật nhân thực:
A. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng
B. NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin
C. Mỗi nuclêôxôm gồm 1 đoạn ADN quấn 1 vòng quanh 8 phân tử histon
D. Mỗi NST kép gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất) và 1 eo thứ 2 (nơi tổng hợp rARN
-
Câu 23:
Mỗi NST đơn chứa:
A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon
B. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon
C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon
D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon
-
Câu 24:
Mỗi crômatit có bề ngang là:
A. 11 nm
B. 30 nm
C. 700 nm
D. 1400 nm
-
Câu 25:
Trong quá trình phân bào, tổ hợp ADN và histon tạo thành sợi có đường kính 300 nanomet gọi là:
A. crômatit
B. ống siêu xoắn
C. sợi nhiễm sắc
D. sợi cơ bản
-
Câu 26:
Loại đột biến làm thay đổi trình tự các gen trên 1 NST là:
A. đảo đoạn NST
B. lặp đoạn NST
C. đảo đoạn và lặp đoạn NST
D. đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST
-
Câu 27:
Hiện tượng lặp đoạn có thể do:
A. một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó
B. 1 đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí cũ
C. 1 đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng
D. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng
-
Câu 28:
Hiện tượng chuyển đoạn không tương hỗ là do:
A. một đoạn NST bị đứt ra và gắn vào vị trí khác của NST đó
B. 1 đoạn NST bị đứt ra quay 1800 rồi gắn vào vị trí cũ
C. 1 đoạn của NST này bị đứt ra gắn vào NST khác không tương đồng
D. tiếp hợp,trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng
-
Câu 29:
Thực chất đột biến cấu trúc NST là thay đổi:
A. trình tự các gen trên NST
B. thành phần gen trên NST
C. số lượng trên NST
D. trình tự, thành phần và số lượng gen trên NST
-
Câu 30:
Đột biến mất đoạn lớn NST thường:
A. gây chết
B. mất khả năng sinh sản
C. tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
D. ít ảnh hưởng đến sức sống