758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở:
A. vi sinh vật
B. động vật
C. cây trồng
D. động vật bậc cao
-
Câu 2:
Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là:
A. gây đ.biến gen
B. gây đ.biến dị bội
C. gây đ.biến cấu trúc NST
D. gây đ.biến đa bội
-
Câu 3:
Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho:
A. tự thụ phấn
B. lai khác dòng
C. lai khác thứ
D. lai thuận nghịch
-
Câu 4:
Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là:
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc
B. làm cho tế bào to hơn bình thường
C. cản trở sự phân chia của tế bào
D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên
-
Câu 5:
Trong đột biến nhân tạo, hoá chất 5BU được sử dụng để tạo ra dạng đột biến:
A. thay thế cặp nuclêôtit
B. thêm cặp nuclêôtit
C. mất đoạn nhiễm sắc thể
D. mất cặp nuclêôtit
-
Câu 6:
Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với:
A. thực vật và vi sinh vật
B. động vật và vi sinh vật
C. động vật bậc thấp
D. động vật và thực vật
-
Câu 7:
Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống:
A. lúa
B. cà chua.
C. dưa hấu
D. nho
-
Câu 8:
Không dùng tia tử ngoại tác động gây đôt biến ở:
A. hạt phấn
B. tế bào vi sinh vật.
C. bào tử
D. hạt giống
-
Câu 9:
Hiệu quả tác động của tia phóng xạ là:
A. gây đột biến gen
B. gây đột biến NST
C. gây đột biến
D. gây biến dị tổ hợp
-
Câu 10:
Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào?
A. nấm
B. vi sinh vật
C. vật nuôi
D. cây trồng
-
Câu 11:
Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?
A. P: Aa x Aa
B. P: Aa x AA
C. P: AA x AA
D. P: XAX a x XAY
-
Câu 12:
Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo nhằm:
A. tạo ưu thế lai
B. tăng nguồn biến dị cho chọn lọc
C. gây đột biến gen
D. gây đột biến nhiễm sắc thể
-
Câu 13:
Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôii
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loạ
-
Câu 14:
Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp:
A. cấy truyền phôi
B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo
C. dung hợp tế bào trần
D. nuôi cấy hạt phấn
-
Câu 15:
Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?
A. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật
B. Cấy truyền phôi
C. Nuôi cấy hạt phấn
D. Dung hợp tế bào trần
-
Câu 16:
Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên:
A. (1)XX, (2)XYA , (3)XYA , (4)XX, (5)XYA
B. (1)XaX a , (2)X AY, (3)XAY, (4)XaX a , (5)XAY
C. (1)XAX a , (2)XaY, (3)XaY, (4)XAX a , (5)XaY
D. (1)XX, (2)XYa , (3)XYa , (4)XX, (5)XYa
-
Câu 17:
Quy trình kĩ thuật từ tế bào tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới trên quy mô công nghiệp gọi là:
A. công nghệ gen
B. công nghệ tế bào
C. công nghệ sinh học
D. kĩ thuật di truyền
-
Câu 18:
Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen XMY, mẹ có kiểu gen XMX m thì khả năng sinh con trai bệnh mù màu của họ là:
A. 25%
B. 12,5%
C. 6,25%
D. 50%
-
Câu 19:
Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp:
A. nhân bản vô tính
B. dung hợp tế bào trần
C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật
D. nuôi cấy hạt phấn
-
Câu 20:
Ở người, các bệnh máu khó đông, mù màu "đỏ-lục" di truyền liên kết với giới tính được phát hiện là nhờ phương pháp:
A. nghiên cứu đồng sinh
B. nghiên cứu phả hệ
C. nghiên cứu tế bào học
D. nghiên cứu di truyền phân tử
-
Câu 21:
Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%?
A. XaX a x XaY
B. XAX A x XaY
C. XAX a x XAY
D. XAX a x XaY
-
Câu 22:
Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp:
A. lai tế bào
B. đột biến nhân tạo
C. kĩ thuật di truyền
D. chọn lọc cá thể
-
Câu 23:
Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Xác suất sinh người con trai da bạch tạng này là bao nhiêu?
A. 37,5%
B. 25%
C. 12,5%
D. 50%
-
Câu 24:
Khi nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh trong môi trường nhân tạo có thể mọc thành:
A. các giống cây trồng thuần chủng
B. các dòng tế bào đơn bội
C. cây trồng đa bội hoá để có dạng hữu thụ
D. cây trồng mới do đột biến nhiễm sắc
-
Câu 25:
Nuôi cấy hạt phấn hay noãn bắt buộc luôn phải đi kèm với phương pháp:
A. vi phẫu thuật tế bào xôma
B. nuôi cấy tế bào
C. đa bội hóa để có dạng hữu thụ
D. xử lí bộ nhiễm sắc thể
-
Câu 26:
Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành:
A. Di truyền Y học
B. Di truyền học tư vấn
C. Di truyền Y học tư vấn
D. Di truyền học Người
-
Câu 27:
Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là:
A. 1/2
B. 1/4
C. 1/6
D. 1/8
-
Câu 28:
Mục đích của liệu pháp gen là nhằm:
A. phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô
B. khắc phục các sai hỏng di truyền
C. thêm chức năng mới cho tế bào
D. cả A, B và C
-
Câu 29:
Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?
A. 12,5%
B. 25%
C. 50%
D. 75%
-
Câu 30:
Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là:
A. liệu pháp gen
B. thêm chức năng cho tế bào
C. phục hồi chức năng của gen
D. khắc phục sai hỏng di truyền