758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc tính nào của ADN được ứng dụng vào phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction):
A. Hồi tính
B. Hồi biến
C. Biến tính
D. a,b
-
Câu 2:
Đường deoxyribose gắn base nitric và phosphate ở những vị trí nào:
A. C1, C2
B. C3, C5
C. C1, C5
D. C2, C3
-
Câu 3:
Enzym nào không tham gia trong giai đoạn khởi sự của quá trình tái bản ADN:
A. Helicase
B. Protein B
C. ADN polymerase III
D. Protein SSB
-
Câu 4:
Trong sự phiên mã cuûaProkaryote, ARN polymerase gắn vào:
A. promotor
B. terminator
C. hộp pribnow
D. một vị trí đặt hiệu khác
-
Câu 5:
Nhân tố sigma có chức năng:
A. . nhận diện và gắn ARN polymerase vào trình tự khởi động
B. duy trì quá trình phiên mã
C. mở xoắn chuỗi ADN
D. nhận diện các tín hiệu kết thúc đảm bảo cho sự phiên mã dừng lại
-
Câu 6:
Chức năng nhận diện các tín hiệu kết thúc sự phiên mã ôû prokaryote là của:
A. nhân tố sigma
B. nhân tố rho
C. nhân tố RF
D. nhân tố RI
-
Câu 7:
Trong sự phiên mã ở tb eukaryote, nhân tố TFIID có nhiệm vụ:
A. giúp ARN polymerase gắn vào promotor
B. sử dụng 1ATP để tách hai mạch đơn
C. cho phép khởi động sự phiên mã
D. nhận biết và gắn vào vị trí khởi động ở promotor
-
Câu 8:
ADN polymerase gắn vào phức hợp TFIID – TFIIA nhờ:
A. TFIIE
B. TFIIF
C. TFIIB
D. TFIIS
-
Câu 9:
Nhân tố giúp ARN polymerase gắn được vào promotor:
A. TFIID
B. TFIIA
C. TFIIF
D. TFIIS
-
Câu 10:
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là:
A. n – 1
B. 2n + 1
C. n + 1
D. 2n – 1
-
Câu 11:
Đặc điểm di truyền đặc trưng cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên là:
A. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể
B. tần số alen và tần số kiểu gen có trong quần thể
C. phong phú về kiểu gen nên đa dạng về kiểu hình
D. các cá thể giống nhau nhiều do quan hệ bố, mẹ, con cái
-
Câu 12:
Trong các phương pháp sau, có bao nhiêu phương pháp giúp nhân nhanh giống với số lượng lớn? (1) Nuôi cấy mô thực vật. (2) Nhân bản vô tính tự nhiên. (3) Lai tế bào sinh dưỡng. (4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh. (5) Cấy truyền phôi. (6) Gây đột biến:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, có bao nhiêu sự kiện sau đây thường xuyên diễn ra? (1) Gen điều hòa (R) tổng hợp prôtêin ức chế. (2) Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN nhưng các phân tử mARN này không được dịch mã. (3) ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của Operon Lac và tiến hành phiên mã. (4) Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. (5) Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành của operon Lac:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân thực là mêtiônin
B. Ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ 5’
C. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã
D. Anticôđon của mỗi phân tử tARN khớp bổ sung với côđon tương ứng trên phân tử mARN
-
Câu 15:
Ở một loài côn trùng có bộ NST 2n = 10, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể loài này có 5 loại kiểu gen với tỉ lệ bằng nhau. Cho các cá thể ở (P) giao phối ngẫu nhiên thu được F1. Theo lí thuyết, kiểu hình mắt trắng ở F1 chiếm tỉ lệ:
A. 37,5%
B. 25%
C. 50%
D. 43,75%
-
Câu 16:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. (2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. (3) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen. (4) Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể. (5) Đột biên gen làm cho gen cũ bị mất đi, gen mới xuất hiện. (6) Đột biến gen làm cho alen cũ bị mất đi, alen mới xuất hiện:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Một cây có kiểu gen AaBb. Mỗi hạt phấn của cây này đều có 2 nhân. Giả sử nhân thứ nhất có kiểu gen là ab thì nhân thứ hai sẽ có kiểu gen là:
A. ab
B. Ab
C. aB
D. AB
-
Câu 18:
Gen là một đoạn ADN mang thông tin:
A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN
B. qui định cơ chế di truyền
C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin
D. mã hoá các axit amin
-
Câu 19:
Trình tự các vùng theo mạch mã gốc của một gen điển hình là:
A. 5’mã hóa -> điều hòa -> kết thúc phiên mã 3’.
B. 5’điều hòa -> mã hóa -> kết thúc phiên mã 3’
C. 3’mã hóa -> điều hòa -> kết thúc phiên mã 5’
D. 3’điều hòa -> mã hóa -> kết thúc phiên mã 5’
-
Câu 20:
Phát biểu sai về vai trò của các vùng trong 1 gen cấu trúc:
A. Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. Vùng mã hóa của gen mang tín hiệu mã hóa các axit amin
C. Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
D. Các tín hiệu trên các vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit
-
Câu 21:
Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa:
A. liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực
B. liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ
C. không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân sơ
D. không liên tục và thường gặp ở sinh vật nhân thực
-
Câu 22:
Các gen có vùng mã hoá không liên tục (có sự xen kẻ giữa các đoạn êxon và các đoạn intron) được gọi là các gen:
A. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực
B. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ
C. phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân thực
D. không phân mảnh và gặp ở sinh vật nhân sơ
-
Câu 23:
Đặc điểm Bản chất của mã di truyền là:
A. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin
B. một bộ ba mã hoá cho một axitamin
C. các axitamin đựơc mã hoá trong gen
D. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
-
Câu 24:
Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau)
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ)
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG)
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
-
Câu 25:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
A. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn
B. NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn
C. NTBS và nguyên tắc gián đoạn
D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc gián đoạn
-
Câu 26:
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. A liên kết với X, G liên kết với T
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X
D. A liên kết với T, G liên kết với X
-
Câu 27:
Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 phân tử ADN con thì một phân tử là từ ADN mẹ và một phân tử mới tổng hợp
B. Trong mỗi phân tử ADN con thì có sự xen kẻ giữa các đoạn của ADN mẹ với các đoạn mới tổng hợp
C. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là từ ADN mẹ và một mạch mới tổng hợp
D. Trong mỗi phân tử ADN con thì một nửa phân tử ADN mẹ nối với một nửa phân tử ADN mới tổng hợp
-
Câu 28:
Hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y nhờ:
A. các enzim tháo xoắn
B. enzim ADN pôlimeraza
C. enzim ligaza
D. ARN pôlimeraza
-
Câu 29:
Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều:
A. chiều 3’-> 5’
B. chiều 5’-> 3’
C. chiều 5’-> 3’ hoặc 3’ 5’ tùy theo từng mạch khuôn
D. cả 2 chiều
-
Câu 30:
Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên:
A. mạch khuôn có chiều 3’-> 5’
B. mạch khuôn có chiều 5’-> 3’
C. cả 2 mạch
D. Mạch khuôn có chiều 5’ 3’ hoặc 3’ 5’