758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
ADN tái tổ hợp được tạo ra từ:
A. ADN của TB cho và ADN của TB nhận
B. ADN của thể truyền và ADN của TB nhận
C. ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền
D. ADN của thể truyền và ADN của plasmit
-
Câu 2:
Thể truyền được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là:
A. plasmit hoặc thể ăn khuẩn
B. plasmit hoặc vi khuẩn
C. plasmit hoặc ADN của tế bào cho
D. ADN của tế bào nhận hoặc thể ăn khuẩn
-
Câu 3:
Thao tác không thuộc các khâu của kĩ thuật cấy gen là:
A. tách AND NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào
B. cắt và nối AND của tế bào cho và AND plasmit ở những điểm xác định tạo AND tái tổ hợp
C. chuyển AND tái tổ hợp vào TB nhận tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
D. tạo ADN tái tổ hợp nhờ cơ chế nhân đôi
-
Câu 4:
Vectơ sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là 1 phân tử ADN có khả năng …với hệ gen của TB và có thể gắn vào hệ gen của TB, sử dụng để … từ TB này sang TB khác. Trong các dấu … lần lượt là:
A. nhân đôi cùng lúc - đưa 1 gen
B. nhân đôi độc lập- gây đột biến
C. nhân đôi độc lập- đưa 1 gen
D. nhân đôi cùng lúc - gây đột biến
-
Câu 5:
Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Làm biến đổi 1 gen sẵn có trong hệ gen
B. Nhân bản vô tính ở ĐV
C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt 1 gen nào đó trong hệ gen
D. Đưa 1 mới vào hệ gen
-
Câu 6:
Các dấu chuẩn trên các thể truyền có tác dụng:
A. dễ tạo ra ADN tái tổ hợp
B. dễ nhận ra ADN tái tổ hợp
C. giúp ADN tái tổ hợp dễ xâm nhập tế bào cho
D. giúp ADN tái tổ hợp dễ nhân lên trong tế bào cho
-
Câu 7:
Đễ dễ dàng đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhân người ta thường làm dãn màng sinh chất của TB nhận bằng:
A. xung điện
B. CaCl2
C. NaCl
D. xung điện hoặc CaCl2
-
Câu 8:
Các loại enzim dùng để cắt và nối ADN trong quá trình tạo ADN tái tổ hợp là:
A. restrictaza và ADN polymeraza
B. ligaza và ADN polymeraza
C. restrictaza và ARN polymeraza
D. restrictaza và ligaza
-
Câu 9:
Phát biểu không đúng về công nghệ chuyển gen là:
A. Dùng thể truyền là plasmit hoặc virut lây nhiễm vi khuẩn
B. Các thể truyền được tách ra từ TB ĐV hoặc thực vật
C. ADN tái tổ hợp được tạo ra từ ADN của các loài khác nhau
D. ADN tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của đoạn ADN cho và nhận có trình tự nuclêôtit bổ sung nhau
-
Câu 10:
Quá trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen gọi là:
A. công nghệ gen
B. kĩ thuật chuyển gen
C. công nghệ tế bào
D. kĩ thuật nhân gen
-
Câu 11:
Khi chuyển một gen tổng hợp prôtêin của người vào vi khuẩn E.coli, các nhà khoa học đã làm được điều gì có lợi cho con người?
A. Sản xuất insulin với giá thành hạ, dùng chữa bệnh tiểu đường cho người
B. Prôtêin hình thành sẽ làm giảm tác hại của vi khuẩn đối với con người
C. Lợi dụng khả năng sinh sản nhanh, trao đổi chất mạnh của vi khuẩn để tổng hợp một lượng lớn prôtêin đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người
D. Thuần hoá một chủng E.coli để nuôi cấy vào hệ tiêu hoá của người
-
Câu 12:
Chuyển gen tổng hợp chất kháng sinh của xạ khuẩn penicillium sp vào vi khuẩn E.coli, người ta đã giải quyết được vấn đề gì trong sản xuất kháng sinh?
A. Tăng sản lượng chất kháng sinh
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm
C. Hạ giá thành sản phẩm
D. Rút ngắn thời gian sản xuất
-
Câu 13:
Trong các ứng dụng sau, ứng dụng nào không phải là của kĩ thuật chuyển gen?
A. Chuyển gen giữa các loài khác nhau
B. Tạo ưu thế lai
C. Sản xuất insulin
D. Sản xuất trên quy mô công nghiệp các sản phẩm công nghiệp
-
Câu 14:
Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
A. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n
B. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng
C. Cây đậu tương có gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pentunia
D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm
-
Câu 15:
Thành quả không phải của công nghệ gen là:
A. tuyển chọn được các gen mong muốn ở vật nuôi, cây trồng
B. cấy được gen của động vật vào thực vật
C. cấy được gen của người vào vi sinh vật
D. tạo được chủng penicillium có hoạt tính phênixilin gấp 200 lần chủng ban đầu
-
Câu 16:
Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của:
A. dùng kĩ thuật vi tiêm
B. kĩ thuật cấy gen nhờ vectơ là plasmit
C. lai tế bào xôma
D. gây đột biến nhân tạo
-
Câu 17:
Tạo giống bằng phương pháp nhân bản vô tính đã tạo ra:
A. nhiều con vật có tổ hợp gen mới
B. quần thể mới có ưu thế lai cao.
C. nhiều con vật cùng kiểu gen với cơ thể gốc
D. giống đồng hợp về tất các gen
-
Câu 18:
Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn đã tạo ra:
A. nhiều cá thể có tổ hợp gen mới
B. quần thể mới có ưu thế lai cao
C. nhiều cá thể cùng kiểu gen với cơ thể gốc
D. giống đồng hợp về tất các gen
-
Câu 19:
Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào đã tạo ra:
A. nhiều cá thể có tổ hợp gen mới
B. quần thể mới có ưu thế lai cao
C. nhiều cá thể cùng kiểu gen với cơ thể gốc
D. giống đồng hợp về tất các gen
-
Câu 20:
Ở người, trong tế bào sinh dưỡng nếu ở cặp NST 21 có 3 chiếc, người này bị:
A. hội chứng 3X
B. hội chứng Tơcnơ
C. hội chứng Claiphentơ
D. hội chứng Đao
-
Câu 21:
Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con:
A. alen
B. kiểu hình
C. kiểu gen
D. tính trạng
-
Câu 22:
Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố mẹ có mang gen bệnh tiềm ẩn, xác suất con của họ bị mắc bệnh này là:
A. 50%
B. 25%
C. 12,5%
D. 100%
-
Câu 23:
Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được 1 người con gái có dạng XO và biểu hiện bệnh mù màu. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây nếu giả thuyết rằng không xảy ra đột biến gen?
A. Có rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ
B. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ
C. Có rối loạn phân bào giảm phân ở bố
D. Chưa đủ điều kiện để xác định
-
Câu 24:
Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được 1 người con trai có dạng XXY và biểu hiện bệnh máu khó đông. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây nếu giả thuyết rằng không xảy ra đột biến gen?
A. Có rối loạn phân bào giảm phân I ở mẹ
B. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở mẹ
C. Có rối loạn phân bào giảm phân II ở bố
D. Chưa đủ điều kiện để xác định
-
Câu 25:
Di truyền y học tư vấn nhằm chẩn đoán 1 số bệnh tật di truyền ở thời kì:
A. trước sinh
B. sắp sinh
C. mới sinh
D. còn bú mẹ
-
Câu 26:
Bệnh Phêninkitô niệu là bệnh di truyền do đột biến:
A. gen trội nằm trên NST thường
B. gen lặn nằm trên NST thường
C. đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X
D. đột biến gen nằm trên NST giới tính Y
-
Câu 27:
Nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu:
A. thiếu enzim chuyển hóa phêninalanin
B. do đột biến NST
C. do thừa 1 NST 21
D. do đột biến cấu trúc NST
-
Câu 28:
Nguyên nhân của bệnh tật di truyền là:
A. đột biến gen
B. đột biến NST
C. bất thường trong bộ máy di truyền
D. do bố mẹ truyền cho con
-
Câu 29:
Liệu pháp gen là gì?
A. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay kiểu gen
B. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay gen
C. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách phục hồi gen
D. Chữa trị bệnh di truyền bằng cách đưa bổ sung gen lành hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành
-
Câu 30:
Chỉ số IQ là gì?
A. chỉ số đánh giá chất lượng bộ não
B. chỉ số đánh giá sự di truyền trí năng
C. chỉ số đánh giá sự di truyền của tính trạng số lượng ở người
D. chỉ số đánh giá khả năng di truyền số lượng gen cấu trúc hay gen điều hòa sự thông minh