375 câu trắc nghiệm ôn thi công chức, viên chức môn Luật viên chức
Tổng hợp 375 câu trắc nghiệm Luật Viên chức có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với Viên chức là?
A. Là Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền
B. Là thời hạn xử lý kỷ luật đối với Viên chức là thời gian Viên chức chịu hình thức xử lý kỷ luật từ khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
C. Là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì Viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm
-
Câu 2:
Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá bao nhiêu ngày? (Trừ trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm)
A. 90 ngày
B. 60 ngày
C. 120 ngày
D. 30 ngày
-
Câu 3:
Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá bao nhiêu ngày:
A. 150 ngày
B. 180 ngày
C. 120 ngày
D. 90 ngày
-
Câu 4:
Theo Luật Viên chức sửa đổi năm 2019. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn ......... ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật?
A. 03
B. 07
C. 10
D. 05
-
Câu 5:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Cơ quan nào quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Bộ Nội vụ
-
Câu 6:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không áp dụng đối với Viên chức?
A. Khiển trách; Cảnh cáo
B. Hạ bậc lương
C. Cách chức; Buộc thôi việc
D. Không có phương án nào đúng
-
Câu 7:
Theo Luật Cán bộ, Công chức sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây áp dụng đối với Viên chức quản lý?
A. Khiển trách; Cảnh cáo
B. Buộc thôi việc
C. Cách chức
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 8:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây áp dụng đối với Viên chức không quản lý?
A. Khiển trách
B. Buộc thôi việc
C. Cảnh cáo
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 9:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không phải là hình thức kỷ luật đối với Viên chức không quản lý?
A. Khiển trách
B. Buộc thôi việc
C. Cách chức
D. Cảnh cáo
-
Câu 10:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không phải là hình thức kỷ luật đối với Viên chức quản lý?
A. Khiển trách; Cảnh cáo
B. Buộc thôi việc
C. Cách chức
D. Giáng chức
-
Câu 11:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không áp dụng đối với Viên chức không quản lý?
A. Khiển trách
B. Buộc thôi việc
C. Cảnh cáo
D. Cách chức
-
Câu 12:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Có bao nhiêu Hình thức kỷ luật đối với Viên chức không quản lý?
A. 3 hình thức
B. 5 hình thức
C. 4 hình thức
D. 2 hình thức
-
Câu 13:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Có bao nhiêu Hình thức kỷ luật đối với Viên chức quản lý?
A. 4 hình thức
B. 3 hình thức
C. 5 hình thức
D. 2 hình thức
-
Câu 14:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật đối với Viên chức quản lý nhiều hơn bao nhiêu Hình thức kỷ luật đối với Viên chức không chức quản lý?
A. 2 hình thức
B. 1 hình thức
C. 3 hình thức
D. 4 hình thức
-
Câu 15:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hình thức kỷ luật nào sau đây không phải là hình thức kỷ luật đối với Viên chức giữ chức quản lý?
A. Khiển trách; Cảnh cáo
B. Buộc thôi việc
C. Cách chức
D. Thôi giữ chức vụ bầu cử
-
Câu 16:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Viên chức không quản lý bị kỷ luật nào sau đây bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan?
A. Khiển trách
B. Buộc thôi việc
C. Cảnh cáo
D. Tất cả các phương án
-
Câu 17:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Quyết định kỷ luật của Viên chức được?
A. Lưu vào hồ sơ viên chức
B. Công khai tại đơn vị nơi Viên chức làm việc
C. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
D. Tất cả các phương án
-
Câu 18:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được?
A. Được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
B. Được ký kết hợp đồng không xác định thời hạn làm việc
C. Được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi thăng hạng viên chức
D. Tất các phương án
-
Câu 19:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của cơ quan nào?
A. Bộ nội vụ
B. Chính phủ
C. Bộ Lao động thương binh và xã hội
D. Nhà nước
-
Câu 20:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, cơ quan nào quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật?
A. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
B. Sở Nội vụ
C. Chính phủ
D. Người đứng đầu cơ quan quản lý Viên chức
-
Câu 21:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá bao nhiêu ngày?
A. 15 ngày
B. 20 ngày
C. 30 ngày
D. 10 ngày
-
Câu 22:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá bao nhiêu ngày?
A. 15 ngày
B. 20 ngày
C. 30 ngày
D. 10 ngày
-
Câu 23:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì giải quyết như thế nào?
A. Được bố trí vào vị trí việc làm mới
B. Được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xin lỗi bằng văn bản
C. Được bố trí vào vị trí việc làm cũ
D. Được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng là không bị xử lý kỷ luật
-
Câu 24:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của cơ quan nào?
A. Đơn vị trực tiếp sử dụng Viên chức làm việc
B. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
C. Chính phủ
D. Bộ nội vụ
-
Câu 25:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Ai là người phải bồi thường thiệt hại khi Viên chức làm mất, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập?
A. Viên chức
B. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
C. Người đứng đầu cơ quan quản lý viên chức
-
Câu 26:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Viên chức khi thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được phân công có lỗi gây thiệt hại cho người khác mà đơn vị sự nghiệp công lập phải bồi thường thì ai là người có nghĩa vụ hoàn trả cho đơn vị sự nghiệp công lập?
A. Viên chức
B. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
C. Người đứng đầu cơ quan quản lý viên chức
D. Tất cả các phương án
-
Câu 27:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Cơ quan quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức?
A. Người đứng đầu cơ quan quản lý viên chức
B. Bộ Nội vụ
C. Chính phủ
D. Nhà nước
-
Câu 28:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài bao nhiêu tháng?
A. 03 tháng
B. 04 tháng
C. 05 tháng
D. 06 tháng
-
Câu 29:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Viên chức bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài bao nhiêu tháng?
A. 03 tháng
B. 04 tháng
C. 05 tháng
D. 06 tháng
-
Câu 30:
Theo Luật Viên chức 2010 và sửa đổi năm 2019. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài bao nhiêu tháng?
A. 06 tháng
B. 09 tháng
C. 12 tháng
D. 18 tháng