375 câu trắc nghiệm ôn thi công chức, viên chức môn Luật viên chức
Tổng hợp 375 câu trắc nghiệm Luật Viên chức có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Điều 48 cơ quan quy định quản lí viên chức là?
A. Bộ giáo dục và đào tạo
B. Đơn vị sự nghiệp công lập
C. Chính phủ
D. Nhà nước
-
Câu 2:
Điều 50: Kiểm tra, thanh tra?
A. Cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập, thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lí viên chức tại các đvị sự nghiệp công lập được giao quản lí
B. Bộ Nội vụ thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức ttheo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
C. Các bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lí
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 3:
Điều 51. Khen thưởng quy định:
A. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
B. Viên chức được khen thưởng do có công trạng, thành tích đặc biệt được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ
C. Viên chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập giao phó
D. a và b đúng
-
Câu 4:
Điều 52. Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu 1 trong các hình thức kỉ luật nào sau đây?
A. Khiển trách
B. Cảnh cáo
C. Cách chức; Buộc thôi viêc
D. Cả 3 đáp án đều đúng
-
Câu 5:
Điều 52 Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: Hình thức kỉ luật cách chức chỉ áp dụng đối với.
A. Viên chức
B. Cán bộ
C. Viên chức quản lí
D. Cả 3 đều sai
-
Câu 6:
Điều 52 Các hình thức kỉ luật đối với viên chức quy định: cơ quan nào quy định việc áp dụng các hình thức kỉ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lí kỉ luật đối với viên chức?
A. Đơn vị sự nghiệp công lập
B. Bộ giáo dục và đào tạo
C. Chính phủ
D. Các bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 7:
Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định: Thời hiệu xử lí kỉ luật kể từ thời điểm có hành vi vi phạm là?
A. 12 tháng
B. 24 tháng
C. 36 tháng
D. 6 tháng
-
Câu 8:
Điều 53 Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định: Thời hạn xử lí kỉ luật không quá?
A. 1 tháng
B. không quá 1 tháng
C. 2 tháng
D. không quá 2 tháng
-
Câu 9:
Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định: trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lí kỉ luật có thể kéo dài nhưng không quá?
A. 2 tháng
B. 3 tháng
C. 4 tháng
D. 5 tháng
-
Câu 10:
Điều 53 Thời hiệu, thời hạn xử lí kỉ luật quy định : kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho đơn vị quản lí viên chức để xem xét xử lí kỉ luật trong thời hạn bao lâu?
A. 1 ngày
B. 2 ngày
C. 3 ngày
D. 4 ngày
-
Câu 11:
Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định: trong thời hạn xử lí kỉ luật ai là người quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lí kỉ luật.
A. Chính phủ
B. Người đúng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
C. Đơn vị sự nghiệp công lập
D. Bộ giáo dục và đào tạo
-
Câu 12:
Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định: thời hạn tạm đình chỉ công tác là?
A. không quá 5 ngày
B. không quá 10 ngày
C. không quá 15 ngày
D. không quá 20 ngày
-
Câu 13:
Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá?
A. 20 ngày
B. 25 ngày
C. 30 ngày
D. 40 ngày
-
Câu 14:
Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định: Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lí kỉ luật thì được?
A. bổ nhiệm vào vị trí việc làm cũ
B. bổ nhiệm vào vị trí việc làm khác
C. chấm dứt hợp đồng làm việc
D. cả 3 đều sai
-
Câu 15:
Điều 54 tạm đình chỉ công tác quy định: trong thời gian tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Điều 55 trách nhiệm bồi thường, hoàn trả quy định: cơ quan nào quy định chi tiết việc xác định mức hoàn trả của viên chức là?
A. Bộ giáo dục và đào tạo
B. Nhà nước
C. Pháp luật
D. Chính phủ
-
Câu 17:
Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 4 tháng
-
Câu 18:
Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: viên chức bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài?
A. 3 tháng
B. 4 tháng
C. 5 tháng
D. 6 tháng
-
Câu 19:
Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài đồng thời đơn vị sự nghệp công lập bố trí việc làm khác phù hợp?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 12 tháng
D. 24 tháng
-
Câu 20:
Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: viên chức bị kỉ luật từ khiểm trách đến cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn bao nhiêu kể từ ngày quyết định kỉ luật có hiệu lực?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 12 tháng
D. 24 tháng
-
Câu 21:
Điều 56 Các quy định khác liên quan đến kỉ luật viên chức: “viên chức đang trong thời hạn xử lí kỉ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, giái quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc” đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Điều 58 Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức: việc Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện theo mấy nội dụng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 23:
Điều 58 Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức: cơ quan nào quy định việc Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức?
A. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Các bộ, cơ quan ngang bộ
-
Câu 24:
Điều 59 Quy định chuyển tiếp; “Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003 có các quyền, nghĩa vụ và được quản lí như viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xá định thời hạn theo quy định của luật này.” Điều này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Điều 61: Hiệu lực thi hành: Luật viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày?
A. 1/1/2010
B. 1/1/2011
C. 1/1/2012
D. 1/1/2013
-
Câu 26:
Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kì họp thứ 8 thông qua ngày?
A. 15/9/2010
B. 15/11/2010
C. 15/10/2010
D. 15/12/2010
-
Câu 27:
Luật Viên chức gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
A. 6 chương, 60 điều
B. 7 chương, 62 điều
C. 6 chương, 62 điều
D. 7 chương, 70 điều
-
Câu 28:
Luật viên chức quy định các nội dung sau nằm trong nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của viên chức:
A. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hành nghề
B. Tận tụy phục vụ nhân dân
C. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử
D. Cả A, B và C
-
Câu 29:
Các nội dung dưới đây đều nằm trong quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại luật viên chức, trừ:
A. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
B. Được đảm bảo trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
C. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
D. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị.
-
Câu 30:
Các nội dung dưới đây đều nằm trong nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại luật viên chức, trừ:
A. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao đảm bảo yêu cầu về thời gian và chất lượng.
B. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
C. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao phụ trách.
D. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.