500+ câu trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ
tracnghiem.net chia sẻ hơn 500 câu trắc nghiệm thi tuyển công chức chuyên ngành Văn thư lưu trữ, nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Siêu Có ích" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giải thích từ ngữ "Thu thập tài liệu" Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan
B. Là quá trình nghiên cứu để xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan
C. Là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử
D. Là quá trình xác định nguồn tài liệu thuộc thẩm quyền, lựa chọn, giao nhận tài liệu để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử
-
Câu 2:
Giải thích từ ngữ "Lập hồ sơ" Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Là việc phân loại, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân
B. Là việc tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định
C. Là việc sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo những nguyên tắc nhất định
D. Là việc tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định
-
Câu 3:
Phông lưu trữ là gì?
A. Phông lưu trữ là một khối tài liệu
B. Phông lưu trữ là phông tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan
C. Phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân
D. Phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức
-
Câu 4:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ lịch sử là cơ quan thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Là cơ quan thực hiện hoạt động lưu trữ
B. Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn
C. Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản lâu dài được tiếp nhận từ Lưu trữ cơ quan và từ các nguồn khác
D. Là cơ quan thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn được tiếp nhận từ Lưu trữ cơ quan và từ các nguồn khác
-
Câu 5:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào thực hiện quản lý Nhà nước về lưu trữ ở địa phương?
A. UBND tỉnh
B. Sở Nội vụ
C. Lưu trữ lịch sử
D. UBND các cấp
-
Câu 6:
Ai là người có thẩm quyền cho phép sao tài liệu lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Phụ trách lưu trữ cơ quan
B. Chánh Văn phòng
C. Người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ
D. Giám đốc Lưu trữ lịch sử
-
Câu 7:
Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định trong của Luật lưu trữ?
A. Có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để nghiên cứu lịch sử, học tập và các nhu cầu chính đáng khác
B. Có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các mục đích chính đáng khác
C. Có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác, trừ tài liệu hạn chế sử dụng
D. Có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác
-
Câu 8:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu hoặc tài liệu không thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử được quản lý như thế nào?
A. Được nộp vào lưu trữ có thẩm quyền
B. Được nộp vào lưu trữ Nhà nước có thẩm quyền
C. Được quản lý tại Lưu trữ cơ quan
D. Được nộp vào lưu trữ Nhà nước Việt Nam
-
Câu 9:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu lưu trữ quý, hiếm phải được quản lý và sử dụng như thế nào?
A. Phải được kiểm kê, quản lý, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo chế độ đặc biệt
B. Phải được kiểm kê, bảo quản lâu dài, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng khi được người có thẩm quyền cho phép
C. Phải được thống kê, bảo quản an toàn, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo chế độ đặc biệt
D. Phải được kiểm kê, bảo quản, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo chế độ đặc biệt
-
Câu 10:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc bảo quản tài liệu lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Có trách nhiệm xây dựng kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ
B. Có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo vệ, bảo quản tài liệu lưu trữ và bảo đảm việc sử dụng tài liệu lưu trữ
C. Có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ
D. Có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ và bảo đảm việc sử dụng tài liệu lưu trữ
-
Câu 11:
Một trong những trách nhiệm của cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử khi giao nộp tài liệu Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Chỉnh lý tài liệu trước khi giao nộp và lập Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu
B. Chỉnh lý tài liệu trước khi giao nộp và lập danh mục hồ sơ, tài liệu nộp lưu
C. Chỉnh lý tài liệu trước khi giao nộp, lập Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và biên bản bàn giao
D. Chỉnh lý sơ bộ tài liệu trước khi giao nộp, lập Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và biên bản bàn giao
-
Câu 12:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm gì khi tiếp nhận tài liệu nộp lưu?
A. Có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và lập Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu
B. Có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và nhập hồ sơ, tài liệu vào kho
C. Có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và ký Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu
D. Có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và ký Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu
-
Câu 13:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Khi giao nhận tài liệu vào lưu trữ lịch sử Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành mấy bản?
A. 02 bản
B. 04 bản
C. 03 bản
D. 06 bản
-
Câu 14:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Khi giao, nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lưu giữ và bảo quản như thế nào?
A. Cơ quan, tổ chức giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử giữ 01 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử
B. Cơ quan, tổ chức giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử giữ 01 bản và được lưu trữ lâu dài tại cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử
C. Cơ quan, tổ chức giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử giữ 02 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử
D. Cơ quan, tổ chức giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử giữ 02 bản và được lưu trữ ít nhất 20 năm tại cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử
-
Câu 15:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan lưu trữ nào thu thập tài liệu của các cơ quan, tổ chức trung ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam?
A. Lưu trữ trung ương
B. Lưu trữ có thẩm quyền
C. Lưu trữ lịch sử ở trung ương và cấp tỉnh
D. Lưu trữ lịch sử ở trung ương
-
Câu 16:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Người làm lưu trữ ở cơ quan Nhà nước có đủ tiểu chuẩn theo quy định của pháp luật thì có được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù hay không?
A. Có được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật
B. Không được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi
C. Chỉ được hưởng phụ cấp độc hại
D. Chỉ được vận dụng các chính sách ưu đãi theo quy định pháp luật
-
Câu 17:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Trường hợp đơn vị, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu để phục vụ công việc thì phải được giải quyết như thế nào?
A. Phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý
B. Phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý và phải lập mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho Lưu trữ cơ quan
C. Phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho Lưu trữ cơ quan
D. Phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại
-
Câu 18:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Thời gian giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu để phục vụ công việc là bao nhiêu năm?
A. 02 năm
B. 01 năm kể từ ngày đến hạn nộp lưu
C. 03 năm kể từ ngày đến hạn nộp lưu
D. Không quá 02 năm, kể từ ngày đến hạn nộp lưu
-
Câu 19:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Ai là người tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xác định thời hạn bảo quản tài liệu và loại tài liệu hết giá trị?
A. Chánh Văn phòng
B. Văn thư, Lưu trữ cơ quan
C. Lưu trữ cơ quan
D. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
-
Câu 20:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử, khi giải thể, tài liệu được xử lý thế nào?
A. Khi giải thể, tài liệu phải được chỉnh lý và giao nộp vào lưu trữ Nhà nước
B. Khi giải thể, tài liệu phải được chỉnh lý và giao nộp vào cơ quan lưu trữ Nhà nước
C. Khi giải thể, tài liệu phải được chỉnh lý và giao nộp vào lưu trữ lịch sử có thẩm quyền
D. Giao cho cơ quan mới tiếp thu trụ sở
-
Câu 21:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu phông lưu trữ nào sau đây phải được thống kê tập trung trong hệ thống sổ sách, cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý?
A. Tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam
B. Tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam
C. Tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Tài liệu Phông lưu trữ cơ quan
-
Câu 22:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan nào có trách nhiệm xác định giá trị tài liệu của cá nhân có giá trị thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam?
A. Lưu trữ lịch sử Nhà nước
B. Lưu trữ lịch sử Quốc gia Việt Nam
C. Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền
D. Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký
-
Câu 23:
Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản vào lưu trữ cơ quan Theo quy định của Luật Lưu trữ
A. 02 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán
B. 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán
C. 03 tháng, kể từ ngày công trình được hoàn thành
D. 05 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán
-
Câu 24:
Theo quy định của Luật Lưu trữ Ai tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xác định thời hạn bảo quản?
A. Chánh Văn phòng của cơ quan tham mưu cho người đứng đầu cơ quan trong việc xác định thời hạn bảo quản
B. Người chịu trách nhiệm về công tác lưu trữ của cơ quan tham mưu cho người đứng đầu cơ quan trong việc xác định thời hạn bảo quản
C. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
D. Người chịu trách nhiệm về công tác văn thư của cơ quan tham mưu cho người đứng đầu cơ quan trong việc xác định thời hạn bảo quản
-
Câu 25:
Theo quy định củaNghị định số 01/2013/NĐ-CP, Ai có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân được sử dụng hạn chế đã đến hạn được sử dụng rộng rãi đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử cấp trung ương?
A. Cục trưởng Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước
B. Bộ trưởng Bộ Nội vụ
C. Giám đốc lưu trữ lịch sử trung ương
D. Thủ tướng Chính phủ
-
Câu 26:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu của các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phông lưu trữ nào sau đây?
A. Thuộc phông lưu trữ lịch sử Nhà nước Việt Nam
B. Thuộc phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam
C. Thuộc phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Thuộc phông lưu trữ Nhà nước có thẩm quyền
-
Câu 27:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử phải có trách nhiệm gì sau đây?
A. Lập danh mục hồ sơ và bàn giao cho lưu trữ lịch sử
B. Lập danh mục hồ sơ và biên bản bàn giao cho lưu trữ lịch sử
C. Lập danh mục hồ sơ có đóng dấu chỉ các mức độ mật và biên bản bàn giao cho lưu trữ lịch sử
D. Giao nộp tài liệu và công cụ tra cứu vào Lưu trữ lịch sử
-
Câu 28:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Lưu trữ nào thu thập tài liệu của cơ quan, tổ chức cấp bộ liên khu, khu, đặc khu của nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hòa?
A. Lưu trữ có thẩm quyền
B. Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền
C. Lưu trữ lịch sử cấp trung ương và cấp tỉnh
D. Lưu trữ lịch sử cấp trung ương
-
Câu 29:
Một trong những nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ Theo quy định của Luật Lưu trữ?
A. Bảo vệ sự toàn vẹn của tài liệu
B. Tuân theo các thủ tục đã được quy định
C. Thực hiện các quy định của Luật Lưu trữ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liên quan
D. Thực hiện các quy định của Luật Lưu trữ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ
-
Câu 30:
Theo quy định của Luật Lưu trữ, Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng Nhân dân xã được lựa chọn và lưu trữ?
A. Được nộp vào Lưu trữ có thẩm quyền
B. Tại Văn phòng UBND xã
C. Được nộp vào Lưu trữ lịch sử tỉnh
D. Được nộp vào Lưu trữ lịch sử huyện