550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Luật Thương mại quốc tế, quyền đối với bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp phải được bảo hộ như thế nào?
A. Phải được bảo hộ ít nhất 05 năm; Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ không có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ
B. Phải được bảo hộ ít nhất 07 năm; Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ không có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ
C. Phải được bảo hộ ít nhất 05 năm; Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ có thể có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ
D. Phải được bảo hộ ít nhất 10 năm; Chủ sở hữu các bản vẽ được bảo hộ phải có quyền ngăn cấm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc có chứa hình vẽ giống với hình vẽ đã được bảo hộ
-
Câu 2:
Theo luật Thương mại quốc tế, quyền đối với các sáng chế phải được bảo hộ như thế nào?
A. Phải được bảo hộ thông qua Văn bằng sáng chế trong thời hạn ít nhất 20 năm. Nếu Văn bằng sáng chế về quy trình sản xuất thì sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quy trình này cũng được bảo hộ
B. Phải được bảo hộ thông qua Văn bằng sáng chế trong thời hạn ít nhất 15 năm. Nếu Văn bằng sáng chế về quy trình sản xuất thì sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quy trình này cũng có thể được xét để bảo hộ
C. Phải được bảo hộ thông qua Văn bằng sáng chế trong thời hạn ít nhất 10 năm. Nếu Văn bằng sáng chế về quy trình sản xuất thì sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quy trình này không được bảo hộ
D. Phải được bảo hộ thông qua Văn bằng sáng chế trong thời hạn ít nhất 20 năm. Nếu Văn bằng sáng chế về quy trình sản xuất thì sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ quy trình này không được bảo hộ
-
Câu 3:
Theo Luật Thương mại quốc tế, quyền đối với sơ đồ bố trí mạch tích hợp phải được bảo hộ như thế nào?
A. Phải được thực hiện trên cơ sở Hiệp định TRIPS của WTO về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp
B. Phải được thực hiện trên cơ sở Hiệp định Washington 1989 về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp
C. Phải được thực hiện trên cơ sở Pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp.
D. Phải được thực hiện trên cơ sở Hiệp định song phương về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp
-
Câu 4:
Theo Luật Thương mại quốc tế, các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các yêu cầu gì?
A. Phải minh bạch, công khai, công bằng, không phải tốn kém một cách không cần thiết
B. Phải minh bạch, công khai, không quá phức tạp, không phải tốn kém một cách không cần thiết
C. Phải hợp pháp, công bằng, không quá phức tạp, không phải gây tốn kém một cách không cần thiết
D. Phải hợp pháp, nhanh chóng, không quá phức tạp, gây phiền toái cho người đi kiện, không phải tốn kém
-
Câu 5:
Theo Luật Thương mại quốc tế, Luật lệ về đầu tư quốc tế được hiểu là gì?
A. Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm luật khu vực về đầu tư quốc tế, luật đầu tư quốc tế song phương, pháp luật quốc gia về đầu tư quốc tế và các quy phạm hợp đồng đầu tư quốc tế.
B. Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm luật thương mai quốc tế về đầu tư quốc tế, luật thương mại khu vực về đầu tư quốc tế, pháp luật quốc gia về đầu tư nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
C. Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm luật thương mại quốc tế công về đầu tư quốc tế, luật thương mại quốc tế tư về đầu tư quốc tế, luật thương mại quốc tế công- tư hỗn hợp về đầu tư quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
-
Câu 6:
Theo Luật TMQT, Luật lệ về đầu tư quốc tế có các nguyên tắc cơ bản nào?
A. Áp dụng linh hoạt chế độ MFN và chế độ NT; Tự do hơn cho hoạt động ĐTQT; Bảo đảm tạo thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh của nhà ĐTQT và các chuyên gia ĐTQT
B. Không phân biệt đối xử; Áp dụng linh hoạt chế độ MFN và chế độ NT; Tự do hơn cho hoạt động ĐTQT; Tuân thủ PL và các quy tắc xử sự của nước tiếp nhận ĐT; Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc trọng tài
C. Không phân biệt đối xử; Không cho phép quốc hữu hóa, trưng dụng tài sản, nguồn vốn ĐTQT mà không có bồi thường theo thông lệ ĐTQT; Tạo thuận lợi cho viêc đăng ký hoạt động ĐTQT và hồi hương vốn ĐTQT
D. Tuân thử PL và các nguyên tắc xử sự của nước tiếp nhận ĐT; Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hoặc trọng tài. Tránh đánh thuế trùng trong lĩnh vực ĐTQT
-
Câu 7:
Liên hợp quốc có một điều ước quốc tế chung toàn cầu về Luật đầu tư quốc tế hay không?
A. Đã có
B. Chưa có
C. Đang soạn thảo
D. Không rõ
-
Câu 8:
Tổ chức thương mai thế giời (WTO) có một điều ước quốc tế chung toàn cầu về Luật đầu tư quốc tế hay không?
A. Đã có
B. Đang soạn thảo
C. Chưa có
D. Không rõ
-
Câu 9:
ASEAN có một điều ước chung toàn khối ASEAN về Luật đầu tư quốc tế hay không?
A. Chưa có
B. Có
C. Đang đàm phán
D. Không rõ
-
Câu 10:
Việt Nam có cam kết gì với WTO về đầu tư quốc tế hay không?
A. Có
B. Chưa có
C. Đang đàm phán
D. Không rõ
-
Câu 11:
Theo Luật TMQT, "Đầu tư quốc tế" được hiểu là gì?
A. Là hình thức vận động của tư bản từ nước này sang nước khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và bành trướng thị trường. (ii) là tư bản đầu tư của nước này được đưa vào nước khác hoặc nằm ở nước khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và bành trướng thị trường..
B. Là hình thức vận động của tư bản từ nước này sang nước khác nhằm những mục đích nhất định và tuân theo những điều kiện nhất định. (ii) là tư bản đầu tư của nước này được đưa vào nước khác hoặc nằm ở nước khác nhằm những mục đích nhất định và tuân theo những điều kiện nhất định
C. Là hình thức vận động của tư bản từ nước này sang nước khác nhằm những mục đích quân sự và chiếm đóng lãnh thổ nước khác. (ii) là tư bản đầu tư của nước này được đưa vào nước khác hoặc nằm ở nước khác nhằm mục đích quân sự và chiếm đóng lãnh thổ nước khác
D. Là hình thức vận động của tư bản từ nước này sang nước khác nhằm những mục đích kinh tế, chính trị và các mục đích khác. (ii) là tư bản đầu tư của nước này được đưa vào nước khác hoặc nằm ở nước khác nhằm những mục đích kinh tế, chính trị và các mục đích khác.
-
Câu 12:
Luật TMQT chú ý nghiên cứu những loại hình đầu tư quốc tế nào?
A. Đầu tư quốc tế trực tiếp, Đầu tư quốc tế gián tiếp và Đầu tư quốc tế hỗn hợp
B. Đầu tư quốc tế công, Đầu tư quốc tế tư và Đầu tư tài chính quốc tế
C. Đầu tư quốc tế công, Đầu tư quốc tế tư và Đầu tư quốc tế công, tư hỗn hợp
D. Đầu tư tài chính quốc tế công, Đầu tư tài chính quốc tế tư và Đầu tư quốc tế hỗn hợp
-
Câu 13:
Theo Luật TMQT, Đầu tư quốc tế công chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức nào?
A. Cho vay, trợ cấp hoặc việc trợ có hoàn lại của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính phù hợp áp dụng trong quan hệ thương mại thông thường
B. Cho vay, tín dụng, trợ cấp hoặc việc trợ của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính dễ dàng, tương đương với các điều kiện tín dụng trong quan hệ thương mại thông thường
C. Cho vay, tín dụng, trợ cấp hoặc việc trợ của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính áp dụng trong quan hệ thương mại thông thường
D. Cho vay, tín dụng, trợ cấp hoặc việc trợ không hoàn lại của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính dễ dàng, không áp dụng trong quan hệ thương mại thông thường
-
Câu 14:
Theo Luật TMQT, Đầu tư quốc tế tư chủ yếu được thể hiện dưới các hình thức nào?
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đầu tư gián tiếp nước ngoài; và tín dụng quốc tế của các nhân, tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ một quốc gia khác nhằm mục đích kinh tế, kinh tế- xã hội nhất định và tuân theo những điều kiện cụ thể của nước nhận đầu từ
B. Cho vay, tín dụng, trợ cấp của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính dễ dàng, tương đương với các điều kiện tín dụng trong quan hệ thương mại thông thường
C. Cho vay, tín dụng, trợ cấp của các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế liên chính phủ cấp cho một nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện mức sống ở nước đó, với những điều kiện tài chính áp dụng trong quan hệ thương mại thông thường
D. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đầu tư gián tiếp nước ngoài; và tín dụng quốc tế của các nhân, tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ một quốc gia khác nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường của nước nhận đầu tư
-
Câu 15:
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMS, của WTO là hiệp định về vấn đề gì?
A. Là hiệp định của WTO quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không được áp dụng như là các biện pháp bảo hộ thương mại trong nước
B. Là hiệp định của WTO quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại mà các Thành viên WTO có thể được phép áp dụng trong thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO không được phép áp dụng trong thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO
C. Là hiệp định của WTO quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại thường được áp dụng như là các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thương mại trong nước
D. Là hiệp định của WTO quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại mà các Thành viên WTO có thể được phép áp dụng trong thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO có thể được phép áp dụng trong thương mại quốc tế giữa các thành viên WTO
-
Câu 16:
Theo Luật TMQT, Hiệp định đầu tư toàn diện của ASEAN (ACIA) tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nào?
A. Sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp; Ngư nghiệp; Lâm nghiệp; Khai khoáng và khai thác đá; Các dịch vụ liên quan đi kèm của các lĩnh vực trên; Bất kỳ lĩnh vực nào được các nước thành viên nhất trí
B. Sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp; Ngư nghiệp; Lâm nghiệp; Khai khoáng và khai thác đá
C. Ngư nghiệp; Lâm nghiệp; Khai khoáng và khai thác đá; Các dịch vụ liên quan đi kèm của các lĩnh vực trên; Bất kỳ lĩnh vực nào được các nước thành viên nhất trí
D. Sản xuất công nghiệp; Nông nghiệp; Ngư nghiệp; Lâm nghiệp; Khai khoáng và khai thác đá; Các dịch vụ liên quan đi kèm của các lĩnh vực trên; Bất kỳ lĩnh vực nào không được các nước thành viên nhất trí
-
Câu 17:
Theo Hiệp định đầu tư toàn diện của ASEAN (ACIA), Nhà đầu tư được hiểu là gì?
A. Là một thể nhân của một nước thành viên hoặc một pháp nhân của một nước thành viên đang hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của một nước thành viên bất kỳ
B. Là một thể nhân của một nước thành viên đang hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của một nước thành viên bất kỳ
C. Là một pháp nhân của một nước thành viên đang hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của một nước thành viên bất kỳ
D. Là một thể nhân của một nước thành viên hoặc một pháp nhân của một nước bất kỳ đang hoặc đã thực hiện đầu tư trong lãnh thổ của một nước thành viên bất kỳ;
-
Câu 18:
Theo Hiệp định đầu tư toàn diện của ASEAN (ACIA), ''Khoản đầu tư'' được hiểu là gì?
A. Tài sản di chuyển và cố định và các quyền tài sản khác như thế chấp hoặc cầm cố
B. Là tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một nhà đầu tư
C. Cổ phiếu, trái phiếu và các hình thức tham gia vào một pháp nhân và quyền hoặc lợi ích phát sinh từ việc tham giá đó
D. Quyền sở hữu trí tuệ được trao theo quy định của pháp luật của mỗi nước thành viên
-
Câu 19:
Luật lệ về bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế được hiểu tổng quát là gì?
A. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế theo phương thức vận tải hàng không quốc tế
B. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế theo phương thức vận tải đường bộ quốc tế
C. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chinh quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế theo các phương thức vận tải quốc tế khác nhau
D. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa trong vận tài quốc tế theo phương thức vận tải đường biển quốc tế
-
Câu 20:
Luật lệ về bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế có những đặc điểm cơ bản nào?
A. Ra đời sau đại chiến thế giới lần thứ nhất; Đang được nhất thể hóa; Chủ thể cơ bản là Người bảo hiểm và Người được bảo hiểm; Có nhiều loại bảo hiểm trong vận tải quốc tế; Có nhiều phương tiện vận tải quốc tế được bảo hiểm
B. Ra đời khá sớm; Chưa được nhất thể hóa; Có nhiều phương thức vận tải quốc tế được bảo hiểm; Có nhiều loại bảo hiếm trong vận tải quốc tế; Chủ thể cơ bản là Người vận tải và hàng hóa được vận tải
C. Ra đời khá muộn, chưa hoàn thiện; Cần được nhất thể hóa; Chưa được kiểm soát; Chủ thể cơ bản là Người vận tải và Người được vận tài; Có nhiều loại bảo hiểm trong vận tải quốc tế; Có nhiều công cụ vận tải quốc tế được bảo hiểm
D. Ra đời khá sớm, ngày càng hoàn thiện; Văn kiện pháp luật cơ bản của luật lệ về bảo hiểm hàng hóa trong vận tải quốc tế là các hợp đồng bảo hiểm quốc tế; Có nhiều phương tiện/công cụ vận tải và hàng hóa được bảo hiểm trong vận tải quốc tế
-
Câu 21:
Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được hiểu tổng quát là gì?
A. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật, trình tự, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
B. Là hệ thống các quy phạm pháp luật thương mại quốc tế, trình tự, thủ tục tổ tụng giải quyết tranh chấp khác nhau liên quan đến kinh doanh giữa các tổ chức, cá nhân các nước khác nhau trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
C. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc gia, trình tự, thủ tục tố tụng tại tòa án trong nước giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
D. Là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc gia, trình tự, thủ tục tổ tụng tại trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư có yếu tố nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
-
Câu 22:
Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế có những đặc điểm cơ bản nào?
A. Rất ít khi xẩy ra tranh chấp; Các bên tham gia chủ yếu là thương gia; Quy mô vụ tranh chấp thường không lớn; Chi phí cho vụ tranh chấp cao; Cơ chế giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng
B. Rất hay xẩy ra tranh chấp; Tính đa dạng của các bên tham gia; Quy mô vụ tranh chấp, tính phức tạp của vụ tranh chấp ngày càng tăng; Chi phí cho vụ tranh chấp ngày càng lớn; Cơ chế giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng
C. Rất hay xẩy ra tranh chấp; Các bên tham gia chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài; Quy mô vụ tranh chấp thường không lớn; Chi phí cho vụ tranh chấp không nhiều; Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ yếu là tòa án và trọng tài
D. Ít khi xẩy ra tranh chấp; Các bên tham gia chủ yếu là thương gia trong nước; Quy mô vụ tranh chấp ngày càng tăng; Chi phí cho vụ tranh chấp không nhiêu; Cơ chế giải quyết tranh chấp ngày càng đa dạng
-
Câu 23:
Theo Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, có những cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế (DSM) cơ bản nào?
A. Có sáu nhóm DSM cơ bản, đó là các DSM theo điều ước quốc tế đa phương/toàn cầu; Các DSM theo điều ước quốc tế khu vực/liên khu vực; Các DSM theo điều ước quốc tế song phương; Các DSM theo pháp luật quốc gia; Các DSM theo các hợp đồng khác nhau; Các DSM theo các thỏa thuận khác nhau
B. Có năm nhóm DSM cơ bản, đó là DSM trực tiếp giữa các bên tranh chấp; DSM thông qua Nguyên thủ quốc gia; DSM của các tổ chức quốc tế; theo Tòa án quốc gia; DSM Trọng tài quốc tế
C. Có bốn nhóm DSM cơ bản, đó là DSM thông qua Bên thứ ba; DSM của các tổ chức quốc tế; theo Tòa án quốc gia; DSM Trọng tài quốc tế
D. Có bốn nhóm DSM cơ bản, đó là DSM trực tiếp giữa các bên tranh chấp; DSM thông qua Bên thứ ba; DSM của các tổ chức quốc tế; DSM Trọng tài quốc tế
-
Câu 24:
Theo Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, có những loại tranh chấp cơ bản nào theo pháp luật áp dụng?
A. Có hai loại cơ bản, đó là Tranh chấp thương mại quốc tế theo Công pháp quốc tế và Tranh chấp thương mại quốc tế theo Tư pháp quốc tế
B. Có hai loại cơ bản, đó là Tranh chấp thương mại quốc tế theo Tư pháp quốc tế và Tranh chấp thương mại quốc tế theo Luật thương mại quốc tế Công-Tư hỗn hợp
C. Có ba loại cơ bản, đó là Tranh chấp thương mại quốc tế theo Công pháp quốc tế; Tranh chấp thương mại quốc tế theo Tư pháp quốc tế; Tranh chấp thương mại quốc tế theo Luật thương mại quốc tế Công-Tư hỗn hợp
D. Có ba loại cơ bản, đó là Tranh chấp thương mại quốc tế theo pháp luật quốc gia; Tranh chấp thương mại quốc tế theo Tu pháp quốc tế; Tranh chấp thương mại quốc tế theo Luật thương mại quốc tế Công-Tư hỗn hợp
-
Câu 25:
Theo Luật lệ về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, có những loại tranh chấp cơ bản nào theo chủ thể tham gia quan hệ tranh chấp?
A. Có hai loại cơ bản, đó là Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với cá nhân/ pháp nhân theo Tư pháp quốc tế, Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với quốc gia/ chính phủ theo Luật thương mại quốc tế Công- Tư hỗn hợp
B. Có ba loại cơ bản, đó là Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với cá nhân/ pháp nhân theo Tư pháp quốc tế, Tranh chấp giữa quốc gia/ chính phủ với quốc gia/ chính phủ theo Công pháp quốc tế, Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với quốc gia/ chính phủ theo Luật thương mại quốc tế Công- Tư hỗn hợp
C. Có ba loại cơ bản, đó là Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với cá nhân/ pháp nhân theo pháp luật quốc gia, Tranh chấp giữa quốc gia/ chính phủ với quốc gia/ chính phủ theo Công pháp quốc tế, Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với quốc gia/ chính phủ theo Luật thương mại quốc tế Công- Tư hỗn hợp
D. Có hai loại cơ bản, đó là Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với cá nhân/ pháp nhân theo Tư pháp quốc tế, Tranh chấp giữa quốc gia/ chính phủ với quốc gia/ chính phủ theo Công pháp quốc tế, Tranh chấp giữa cá nhân/pháp nhân với quốc gia/ chính phủ theo Luật thương mại quốc tế Công- Tư hỗn hợp