550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng, khi nói về tỷ giá hối đoái?
A. Tỷ giá hối đoái không phụ thuộc vào lạm phát, lãi suất
B. Tỷ giá hối đoái lá giá cả của một đơn vị tiền tệ một quốc gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác
C. Chính phủ không đủ khả năng làm thay đổi tỷ giá
D. Tỷ giá hối đoái thực tế là mức giá thị trường của một đồng tiền tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định
-
Câu 2:
Các bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới bao gồm?
A. Các quốc gia trên thế giới
B. Các tổ chức kinh tế quốc tế cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế
C. Các quốc gia và các liên kết kinh tế quốc tế
D. Các chủ thể kinh tế quốc tế (bao gồm các quốc gia các chủ thể ở cấp độ cao hơn và thấp hơn quốc gia cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế)
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây về toàn cầu hóa là đúng?
A. Toàn cầu hóa là một quá trình phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế quốc tế trên quy mô toàn cầu
B. Toàn cầu hóa là một quá trình loại bỏ sự phân tách cách biệt về biên giới lãnh thổ quốc gia
C. Toàn cầu hóa là quá trình loại bỏ sự phân đoạn thị trường để đi đến một thị trường toàn cầu duy nhất
D. Cả A và C
-
Câu 4:
Đâu là sự khác biệt giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa?
A. Là sự mở rộng, gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
B. Giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả trên quy mô lớn
C. Loại bỏ các trở ngại về rào cản trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia
D. Làm gia tăng về cường độ và khối lượng của các quan hệ kinh tế quốc tế
-
Câu 5:
Chủ thế kinh tế quốc tế bao gồm?
A. Chủ thể ở cấp độ quốc gia
B. Chủ thế ở cấp độ cao hơn quốc gia
C. Chủ thể ở cấp độ thấp hơn quốc gia
D. Cả A và C
-
Câu 6:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho rằng?
A. Trong trao đổi quốc tế, tất cả các quốc gia đều có lợi
B. Trong trao đổi quốc tế, các quốc gia chỉ có lợi khi họ trao đổi theo một tỉ lệ nhất định
C. Trong trao đổi quốc tế, các quốc gia được lợi khi họ tập trung chuyên môn hóa và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối
D. Cả B và C
-
Câu 7:
Tác động của thuế quan nhập khẩu?
A. Phân phối lại thu nhập
B. Không tác động đến giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu mà chỉ tác động đến khối lượng hàng hóa nhập khẩu
C. Khuyến khích xuất khẩu
D. Không phải các phương án trên
-
Câu 8:
Nhà nước quản lý hoạt động ngoại thương bằng các công cụ?
A. Hạn ngạch nhập khẩu
B. Các kế hoạch phát triển kinh tế
C. Hệ thống kho đệm và dự trữ quốc gia
D. Cả A và C
-
Câu 9:
Hình thức nào sau đây không được coi là hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)?
A. Viện trợ đa phương
B. Những khoản cho vay của các tổ chức chính thức theo các điều khoản thương mại
C. Viện trợ lương thực thực phẩm
D. Giúp đỡ kỹ thuật
-
Câu 10:
Thứ tự về thời gian Việt Nam gia nhập các tổ chức (sớm nhất đến muộn nhất)?
A. ASEAN – APEC – AFTA – WTO
B. APEC – ASEAN – AFTA – WTO
C. ASEAN – AFTA – APEC – WTO
D. AFTA – ASEAN – APEC – WTO
-
Câu 11:
ODA nằm trong tài khoản nào trong số các tài khoản sau?
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia
D. Tài khoản chênh lệch số thống kê
-
Câu 12:
Khi sức mua của đồng tiền Việt Nam tăng so với đồng USD thì điều gì sau đây xảy ra?
A. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng, nhập khẩu từ Mỹ giảm
B. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng
C. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm
D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng
-
Câu 13:
Việc Ngân hàng trung ương bán ngoại tệ dự trữ có tác động như thế nào đến nền kinh tế?
A. Đầu tư không đổi
B. Đầu tư từ trong nước ra nước ngoài tăng
C. Đầu tư từ trong nước ra nước ngoài giảm
D. Không phải các phương án trên
-
Câu 14:
Chế độ bản vị vàng hối đoái được sử dụng vào thời gian nào?
A. 1867 – 1914
B. 1922 – 1939
C. 1944 – 1971
D. 1978 đến nay
-
Câu 15:
Việc ra đời hai tổ chức tài chính quốc tế World Bank và IMF là đặc điểm của hệ thống tiền tệ nào?
A. Bretton Woods
B. Jamaica
C. EMS
D. Không phải các phương án trên
-
Câu 16:
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay phụ thuộc vào?
A. Sự phát triển hơn nữa của các quốc gia phát triển
B. Sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển
C. Sự mở rộng và tăng cường các quan hệ quốc tế
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động quốc tế và các quan hệ quốc tế
-
Câu 17:
Các chủ thể kinh tế quốc tế bao gồm?
A. Các nền kinh tế của các quốc gia độc lập
B. Các công ty, đơn vị kinh doanh
C. Các thiết chế, tổ chức quốc tế
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 18:
Các nhận định nào sau đây là đúng?
A. Toàn cầu hóa là quá trình phát triển mạnh mẽ trao đổi thương mại quốc tế giữa các quốc gia
B. Toàn cầu hóa luôn có lợi cho các công dân toàn cầu
C. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển tất yếu luôn tuôn theo quy luật khách quan
D. Toàn cầu hóa đồng nhất với khu vực hóa
-
Câu 19:
Trong các trường hợp sau đâu là hình thức tái xuất khẩu?
A. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu nhập nguyên vật liệu mà trong nước không sản xuất được để sản xuất hàng xuất khẩu
B. Một doanh nghiệp Đài Loan thuê tổng công ty dệt may gia công một lô hàng áo xuân-hè
C. Một doanh nghiệp Hồng Kông nhập khẩu giày da của Việt Nam sau đó xuất sang EU
D. Do gặp thời tiết xấu tàu chở hàng của Việt Nam phải tạm trú ở cảng Singapore sau đó tiếp tục xuất khẩu sang Châu Âu
-
Câu 20:
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Quan hệ kinh tế quốc tế chính là sự thể hiện của thương mại quốc tế
B. Qua thương mại quốc tế các nước đang phát triển tiếp nhận được nguồn vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế
C. Thương mại quốc tế là sự trao đổi giá trị giữa các nền kinh tế
D. Thương mại quốc tế là tòan bộ họat động mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia
-
Câu 21:
Tìm nhận định đúng?
A. Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một hàng hóa khi họ sản xuất hàng hóa đó với các chi phí nhỏ hơn
B. Quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất một loại hàng hóa nào đó tức là họ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa đó
C. Quốc gia có lợi thế tuyệt đối về hàng hóa nào thì họ cũng có lợi thế tương đối trong sản xuất hàng hóa đó
D. Khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối để sản xuất sản phẩm nào thì họ sẽ bị thiệt trong thương mại quốc tế
-
Câu 22:
Thuế quan là gì?
A. Thuế quan là công cụ của chính sách thương mại quốc tế
B. Là một dạng của chính sách thương mại quốc tế
C. Thuế quan nhập khẩu làm cho nhà nhập khẩu phải chịu chi phí lớn
D. Khi một quốc gia muốn thu lợi từ một mặt hàng truyền thống của mình họ sẽ thu thuế nhập khẩu của mặt hàng đó
-
Câu 23:
Tìm câu đúng?
A. Thuế quan xuất khẩu là sự thể hiện của bảo hộ mậu dịch
B. Mục tiêu của bảo hộ mậu dịch là bảo vệ thị trường nội địa
C. Bảo hộ mậu dịch được coi là biện pháp duy nhất để bảo vệ “ngành công nhiệp non trẻ”
D. Bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại là hai xu hướng đối nghịch nhau, không thể nương tựa nhau
-
Câu 24:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Đầu tư quốc tế là một trong những nội dung của các quan hệ kinh tế quốc tế
B. Đầu tư quốc tế thực chất là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc gia
C. Đầu tư quốc tế luôn có lợi với nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư
D. ODA là một dạng của đầu tư quốc tế
-
Câu 25:
Hình thức nào sau đây là đầu tư trực tiếp nước ngoài?
A. Một quỹ tài chính quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam vay vốn
B. Một số các tổ chức tài chính đầu tư vào thị truờng chứng khoán Việt Nam
C. Một ngân hàng nước ngoài mua 20% cổ phần của ngân hàng VIP Bank để trở thành cổ đông chiến luợc
D. Chính phủ Hà Lan đài thọ cho các chương trình y tế giáo dục ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam