550 câu hỏi trắc nghiệm Thương mại quốc tế
tracnghiem.net chia sẻ 550 câu trắc nghiệm Thương mại quốc tế có đáp án đi kèm dành cho các bạn sinh viên khối ngành Thương mại, giúp các bạn có thêm tư liệu tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các vấn đề liên quan về thương mại như: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, marketing quốc tế, quản trị tài chính quốc tế... Để việc ôn tập trở nên dễ dàng hơn, các bạn có thể ôn tập theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Ngoài ra còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Nhanh tay cùng nhau tham khảo bộ trắc nghiệm "Siêu Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nằm trong hạng mục nào của cán cân thanh toán
A. Tài khoản vãng lai
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia
D. Tài khoản chênh lệch số thống kê
-
Câu 2:
Có 2 nước Đức và Việt Nam.Tỷ giá hối đoái là 1ECU = 22000VNĐ. Tỷ lệ lạm phát của Đức là 2% và của Việt Nam là 6%. Tính tỷ giá hối đoái sau lạm phát (với giả định các yếu tố khác không đổi)
A. 1ECU = 21170 VNĐ
B. 1ECU = 22863 VNĐ
C. 1ECU = 17333 VNĐ
D. 1ECU = 66000 VNĐ
-
Câu 3:
Khi ngân hàng Trung Ương giảm lãi suất thì?
A. Lượng tiền thực tế giảm
B. Lượng tiền thực tế tăng
C. Lượng tiền thực tế không thay đổi
D. Không câu nào đúng
-
Câu 4:
Các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc ngân sách của nhà nước là theo phương thức cung cấp nào?
A. Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách
B. Hỗ trợ chương trình
C. Hỗ trợ dự án hoặc hàng hoá để hỗ trợ cán cân thanh toán
D. Không phải các phương án trên
-
Câu 5:
Các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi hội tụ đủ 3 lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu, lợi thế về nội hoá là nội dung của lý thuyết nào?
A. Lý thuyết lợi ích cận biên
B. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
C. Lý thuyết về quyền lực thị trường
D. Lý thuyết chiết trung
-
Câu 6:
Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới như thế nào?
A. Khu vục hoá toàn cầu hoá
B. Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật công nghệ
C. Sự đối thoại chuyển sang đối đầu, hợp tác chuyển sang biệt lập
D. Cả A và B
-
Câu 7:
Thương mại quốc tế không bao gồm nội dung nào sau đây?
A. Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
B. Gia công quốc tế
C. Chuyên môn hoá vào những mặt hàng không có lợi thế so sánh
D. Tái xuất khẩu, chuyển khẩu
-
Câu 8:
Lý thuyết nào sau đây không coi trọng vai trò của chính phủ trong các hoạt động mậu dịch quốc tế?
A. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith
B. Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo
C. Lý thuyết về đầu tư
D. Cả B và C
-
Câu 9:
Công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách thương mại
A. Thuế
B. Hạn ngạch
C. Trợ cấp xã hội
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 10:
Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế
A. Chế độ đãi ngộ quốc gia
B. Cấm nhập khẩu
C. Chế độ đãi nhất
D. Cả A và C
-
Câu 11:
Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước tiếp nhận đầu tư
A. Làm nguồn tài nguyên của nước tiếp nhận đầu tư thêm dồi dào và phong phú
B. Giảm bớt các tệ nạn xã hội
C. Giải quyết khó khăn do thiếu vốn
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
A. Hỗ trợ phát triển chính thức
B. Mua cổ phiếu và trái phiếu
C. Vay ưu đãi
D. Tất cả đều sai
-
Câu 13:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập năm nào?
A. 1952
B. 1963
C. 1967
D. 1968
-
Câu 14:
Theo hiệp định CEPT các nước sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan
A. 0- 5%
B. 5-10%
C. 10-15%
D. 15-20%
-
Câu 15:
Trong các nguyên tắc sau đâu là nguyên tắc của APEC?
A. Nguyên tắc tự do hoá thương mại, thuận lợi hoá thương mại
B. Nguyên tắc đầu tư không ràng buộc
C. Nguyên tắc nhất trí
D. Cả A và B
-
Câu 16:
Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế?
A. Nền kinh tế một quốc gia
B. Các chủ thể kinh tế quốc tế
C. Các quan hệ kinh tế quốc tế
D. Cả B và C
-
Câu 17:
Quan điểm của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế đối ngoại, khái niệm “mở cửa” có nghĩa là?
A. “Mở toang cửa”, “thả cửa một cách tuỳ tiện”
B. Mở cửa là một chính sách nhất thời, một biện pháp kỹ thuật
C. Mở cửa là mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, trao đổi và phân công lao động quốc tế
D. Mở cửa là xoá bỏ hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu
-
Câu 18:
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu?
A. Xuất khẩu hàng hoá vô hình
B. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch quốc tế
C. Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
D. Nhập khẩu tạm thời và sau đó xuất khẩu sang một nước khác
-
Câu 19:
Chức năng của thương mại quốc tế?
A. Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
B. Giúp các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia
C. Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do khai thác triệt để lợi thế của quốc gia
D. Cả A và C
-
Câu 20:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?
A. Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó
B. Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác
C. Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước
D. Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước
-
Câu 21:
Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được định nghĩa
A. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay
B. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận được thực hiện trong một thời gian nhất định
C. Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thu lợi dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối
D. Là nghiệp vụ bán một đồng tiền nào đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó tại một thời điểm xác định trong tương lai
-
Câu 22:
Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế vì?
A. Giảm bớt được hàng rào thuế khi xuất khẩu
B. Tăng dòng vốn đầu tư quốc tế vào trong nước
C. Điều chỉnh được hiệu quả hơn các chính sách thương mại
D. Tất cả các ý kiến trên
-
Câu 23:
Một trong các mục tiêu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là?
A. Chống lại sự ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á
B. Mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực
C. Thúc dục Quốc Hội Mỹ trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho các quốc gia thành viên của ASEAN
D. Tăng giá dầu thô
-
Câu 24:
Năm nay tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là: 1USD = 16080VND. Giả sử năm sau tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 6% và của Mỹ là 3%, thì tỷ giá hối đoái sau lạm phát sẽ là?
A. 16824
B. 16548
C. 15625
D. 16080