350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế
Với hơn 350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nước Nga là thị trường lớn đầy triển vọng của Việt Nam:
A. Thị trường truyền thống, quen với Việt Nam
B. Thị trường hấp dẫn, có sức mua lớn
C. Không khắt khe về chất lượng, thị hiếu tiêu dùng
D. Có quan hệ hữu nghị hai nước
-
Câu 2:
Trong cải cách kinh tế, Trung Quốc đã có chính sách hợp lý với phát triển nông thôn, Đó là:
A. Công nghiệp hoá công nghiệp, nông dân ra thành phố
B. Chú ý phát triển kinh tế nông thôn
C. Chính sách hương trấn chú ý phát triển công nghiệp tại nông thôn và thành phố
D. Chính sách hương trấn, ly nông ko ly hương
-
Câu 3:
Trung Quốc có nền kinh tế khổng lồ, thị trường to lớn nhưng vẫn chưa được xếp vào hàng các nước kinh tế phát triển vì:
A. Nhiều ngành có sản phẩm bình quân trên đầu người thấp
B. Thu nhập của nhân dân thấp
C. Chỉ tiêu văn hoá, giáo dục thấp
D. Cả 3 lý do trên
-
Câu 4:
Hiện nay nước nào đứng đầu về số khách du lịch?
A. Pháp
B. Hoa Kỳ
C. Nhật
D. Trung Quốc
-
Câu 5:
Tại sao Trung Quốc không thể tiến hành khai phá miền tây để tạo ra sự phát triển như Hoa kỳ đã làm thế kỷ XIX?
A. Vì lợi ích thu được không bù nổi chi phí
B. Vì miền tây quá hiểm trở, khó khăn
C. Vì Trung quốc không đủ vốn đầu tư
D. Vì không đủ phương tiện kỹ thuật
-
Câu 6:
Yếu tố nào quyết định vị trí của Trung Quốc trên thị trường thế giới?
A. Một nước có diện tích hơn 9 triệu km2
B. Những tài nguyên phong phú của một đất nước rộng lớn
C. Một nước có xuất và nhập khẩu lớn nhất thế giới
D. Một nước có hơn một tỷ dân
-
Câu 7:
Con sông nào hàng năm đem lại 1.600 triệu tấn phù sa, nhiều nhất trên thế giới?
A. Sông Mississpi ở HK
B. Sông Hoàng Hà ở Trung quốc
C. Sông Vonga ở Nga
D. Sông Loire ở Pháp
-
Câu 8:
Vì sao Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lương thực nhất thế giới nhưng ko được coi là cường quốc lương thực:
A. Vì năng suất đất đai của Trung quốc rất thấp
B. Vì trang thiết bị còn yếu kém
C. Vì chủ yếu chỉ để tiêu thụ nội địa
D. Vì chất lượng lương thực còn kém
-
Câu 9:
Sông ngòi Trung Quốc mang những đặc điểm sau, trừ:
A. Nhiều sông lớn tầm cỡ thế giới
B. Chảy theo hướng bắc nam
C. Sông vùng đông bắc thường đóng băng về mùa đông
D. Tạo nên những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ
-
Câu 10:
Những nét đặc trưng kinh tế Trung Quốc ở thập kỷ 60 là:
A. Đạt hiệu quả cao
B. Tiếp xúc hạn chế với nước ngoài
C. Có thế cung cấp hầu hết các nhu cầu sản phẩm công nghiệp
D. Không thể thanh toán được hàng nhập khẩu
-
Câu 11:
Nét độc đáo trong dân cư Trung quốc so với các nước đang phát triển khác thể hiện ở:
A. Kết cấu tuổi
B. Kết cấu giới tính
C. Tỷ lệ tăng dân số
D. Kết cấu dân tộc
-
Câu 12:
Vùng đông bắc (TQ) có sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là:
A. Lúa mì
B. Lúa gạo
C. Chăn nuôi
D. Bông
-
Câu 13:
Trung Quốc là nước có tổng sản lượng lúa mì:
A. Đứng đầu thế giới
B. Thứ 2
C. Thứ 6
D. Thứ 4
-
Câu 14:
Trung Quốc có khả năng nhập khẩu hàng Việt Nam vì:
A. Đông dân, có thị hiếu tiêu dùng giống nhau
B. Thu nhập bình quân đầu người thấp
C. Giá hàng hoá tương đối rẻ
D. Cả 3 lý do đưa ra
-
Câu 15:
Nguyên nhân nào quan trọng hơn cả để trong năm 2002 Trung Quốc thu hút vốn đầu tư lớn nhất thế giới:
A. Nguồn tài nguyên giàu có
B. Nguồn nhân lực có trình độ cao
C. Luật khuyến khích đầu tư hấp dẫn
D. Kết cấu hạ tầng phát triển
-
Câu 16:
Nét đặc trưng nào ko phải của nền kinh tế Trung Quốc thập kỷ 90 và đầu thế kỷ 21:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất là công nghiệp và ổn định
B. Là nước kinh tế phát triển, có bình quân đầu người của nước phát triển, lương thực dư thừa
C. Nhiều ngành công nghiệp tăng đáng kể, nhất là công nghiệp điện tử
D. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, xoá bỏ dần sự khác biệt giữa các miền
-
Câu 17:
Vào cuối thập kỷ 90 sản lượng than và thép của Trung quốc đã:
A. Đuổi kịp Pháp
B. Vượt Pháp, đuổi kịp Nga và HK
C. Vượt Pháp và Nga, đuổi kịp HK
D. Đứng hàng đầu thế giới
-
Câu 18:
Ngành công nghiệp mang lại hiệu quả cao trong những năm đầu thế kỷ 21 của TQ là:
A. Công nghiệp chế tạo máy, thiết bị
B. Công nghiệp hoá chất
C. Công nghiệp nhẹ
D. Công nghiệp thông tin
-
Câu 19:
Hải cảng lớn của Trung quốc trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương là:
A. Đại liên
B. Thượng hải
C. Thiên tân
D. Quảng châu
-
Câu 20:
Yếu tố nào không quyết định Trung Quốc sẽ đứng vào hàng ngũ các cường quốc kinh tế trên thế giới trong thế kỷ 21:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
B. Tổng GDP lớn
C. Tổng kim ngạch xuất khẩu lớn
D. Tài nguyên phong phú