350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế
Với hơn 350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong việc phát triển kinh tế của Đông Nam Á hiện nay, trở ngại lớn nhất trong các trở ngại:
A. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt
B. Giá lao động tăng dần
C. Phụ thuộc bên ngoài về vốn và công nghệ
D. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé
-
Câu 2:
Trong thời đại hiện nay, thế giới đã hình thành 3 trung tâm tư bản lớn:
A. Bắc hoa kỳ, tây âu, nhật
B. Bắc hoa kỳ, tây âu, châu á thái bình dương
C. Tây âu, hoa kỳ, Ôxtralia
D. Hoa kỳ, nhật, tây âu
-
Câu 3:
Trong bốn nhận xét sau đây, nhận xét nào là chính xác hơn cả về vai trò của dân tộc Nga trong lịch sử nhân loại?
A. Một dân tộc tài năng
B. Một dân tộc hiền lành
C. Một dân tộc thiếu đoàn kết
D. Một dân tộc hiệp sĩ
-
Câu 4:
Sự sai lầm của phân bố xí nghiệp công nghiệp sẽ dẫn đến hậu quả lớn nhất đối với vấn đề:
A. phân bố các ngành sản xuất nguyên liệu
B. phân bố giao thông vận tải
C. phân bố dân cư
D. tổ chức kinh tế xã hội trên toàn lãnh thổ
-
Câu 5:
Tình hình tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay:
A. Còn tăng nhanh
B. Đã chậm ngang mức trung bình của thế giới
C. Mức sinh giảm, mức tử giảm
D. Mức sinh giảm chậm, mức tử giảm nhanh
-
Câu 6:
Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất:
A. Đông bắc bắc bộ
B. Tây bắc
C. Tây nguyên
D. Đông nam bộ
-
Câu 7:
Các bước của quá trình hợp tác phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm theo trình tự đúng là?
A. Nghiên cứu tác động phát triển vào cấp độ địa phương - Nghiên cứu khả năng thực hiện - Nghiên cứu ở câp cao đôi với cơ quan quản lý điêm đên
B. Nghiên cứu khả năng thực hiện - Nghiên cứu ở cấp cao đối với cơ quan quản lý điểm đến - Nghiên cứu tác động phát triển vào câp độ địa phương
C. Nghiên cứu ở cấp cao đối với cơ quan quản lý điểm đến - Nghiên cứu tác động phát triển vào cấp độ địa phương - Nghiên cứu khả năng thực hiện
D. Tất cả đều sai
-
Câu 8:
Vùng nào ở HK có diện tích nhỏ nhất nhưng lại đông dân nhất và tập trung nhiều công nghiệp nhất?
A. Miền tây giàu có tài nguyên
B. Miền nam nóng ẩm
C. Miền trung tây với những vùng đất phì nhiêu bao la
D. Miền đông bắc với cảng biển lớn và ngũ hổ
-
Câu 9:
Rừng Việt Nam bị suy thoái nhiều vì:
A. khai thác vô ý thức
B. do không có khả năng trồng lại
C. do nông nghiệp lấn chiếm đất rừng
D. do khai thác khoáng sản, nhiên liệu
-
Câu 10:
Ý nghĩa kinh tế của khí hậu Việt Nam:
A. trồng được tất cả các loại cây
B. trồng cây được quanh năm
C. chỉ trồng được các loại cây nhiệt đới
D. trồng cây quanh năm với nhiều loại cây
-
Câu 11:
Miền nào của Hoa Kỳ giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng đã xuất hiện Vành Đai công nghiệp chế tạo đầu tiên của nước này:
A. Miền tây nam
B. Miền đông bắc
C. Miền nam
D. Miền trung tây
-
Câu 12:
Ngành phụ trong vùng là ngành có nhiệm vụ:
A. Tận dụng phế liệu, phế thải của chuyên môn hoá
B. Phục vụ nhu cầu của vùng
C. Tận dụng mọi khả năng khai thác của vùng mà chuyên môn môn hoá không sử dụng
D. Gồm cả 3 nhiệm vụ trên
-
Câu 13:
Đạo hồi ko phải là tôn giáo chính ở nước nào trong các số nước sau đây:
A. Mailaixia
B. Inđônêxia
C. Brunây
D. Philippin
-
Câu 14:
Thế mạnh của rừng Việt Nam:
A. nhiều loại gỗ quý, đặc sản nhiều
B. rừng hỗn giao, phát triển mạnh
C. rừng nhiều tầng, ít loại cây
D. động, thực vật phong phú, đa dạng phát triển nhanh
-
Câu 15:
Bản sắc tự nhiên của vị trí địa lý Việt Nam:
A. lục địa và hải dương
B. lục địa châu á
C. công nghiệp quốc tế
D. vận tải quốc tế
-
Câu 16:
Loại hình DMZ được thực hiện tại các địa phương nào dưới đây?
A. Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang
B. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
C. Tây Ninh, Bình Định, Phú Yên
D. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh
-
Câu 17:
Lấy một ví dụ cho thấy có những trường hợp thì sự nhu cầu cũng có thể tạo ra một sức mạnh trên thị trường thế giới?
A. Hoa kỳ
B. Trung quốc
C. Ấn độ
D. Nhật bản
-
Câu 18:
Tại sao cần xây dựng mạng lưới điện trong cả nước:
A. Sử dụng nhiều nhiên liệu, nguyên liệu
B. Sản phẩm không tồn kho được, nhưng có thể vận chuyển bằng đường dây cao thế
C. Thị trường tiêu thụ ở khắp nơi, sử dụng nhiều nước
D. Nông nghiệp cần nhiều điện, đưa điện vào vùng tiêu thụ
-
Câu 19:
Nhà nước nào sửa chữa nền kinh tế bằng biện pháp đầu tư trực tiếp vào sản xuất:
A. Hoa Kỳ
B. Nga
C. Pháp
D. Nhật
-
Câu 20:
Vùng nào giữ vai trò điều khiển nền kinh tế HK:
A. Vùng đông nam
B. Vùng trung hoa kỳ
C. Vùng tây nam
D. Vùng đông bắc
-
Câu 21:
Tại sao nước Pháp lại chủ trương phát triển việc sản xuất điện bằng năng lượng nguyên tử:
A. Vì Pháp có đủ trình độ kỹ thuật để đảm bảo sự an toàn môi trường
B. Vì muốn củng cố uy tín trên thị trường quốc tế
C. Vì Pháp ko có dầu mỏ nhưng lại có mỏ Uranium
D. Vì giá thành sản xuất điện nguyên tử rẻ hơn so với dùng những nguyên liệu khác
-
Câu 22:
Nên phân bố dân cư từ vùng nào đến vùng nào là hợp lý nhất:
A. Đồng bằng bắc bộ đến tây nguyên, đông nam bộ
B. Đồng bằng bắc bộ đến đồng bằng nam bộ, tây nguyên
C. Bắc trung bộ, duyên hải nam trung bộ, đồng bằng bắc bộ đến tây nguyên, đông nam bộ
D. Đồng bằng nam bộ đến tây nguyên, đông nam bộ, duyên hải nam trung bộ
-
Câu 23:
Rừng Việt Nam chủ yếu thuộc kiểu rừng:
A. nhiệt đới ẩm, xanh quanh năm
B. cận nhiệt đới gió mùa, rụng lá theo mùa
C. cận nhiệt đới, xanh quanh năm
D. xích đạo, xanh quanh năm
-
Câu 24:
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng điển hình của Việt Nam là sản phẩm nào?
A. Du lịch biển
B. Du lịch núi
C. Du lịch nông thôn
D. Du lịch đảo
-
Câu 25:
Vì sao Bordeaux trở thành thủ đô của rượu vang?
A. Vì đó là một hải cảng lớn để xuất khẩu của Pháp, một trung tâm công nghiệp lớn
B. Vì nó là cửa ngõ của một vùng sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới
C. Vì nó nằm trong châu thổ sông Garonne, nhận gió của đại tây dương và địa trung hải
D. Vì nó là một trung tâm thương nghiệp từ thời trung cổ của châu âu, trung tâm công nghiệp, hải cảng