350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế
Với hơn 350 câu trắc nghiệm Địa lý kinh tế được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Loại cây công nghiệp dài ngày nào của nước ta đang có diện tích lớn nhất:
A. Cao su
B. Chè
C. Cà phê
D. Dừa
-
Câu 2:
Ngành chăn nuôi nào cung cấp nhiều thịt nhất hiện nay ở Việt Nam:
A. Gà
B. Lợn
C. Bò
D. Trâu
-
Câu 3:
Nước ta có thể phát triển nhiều loại cây công nghiệp vì:
A. Đào tạo nguồn lao động kỹ thuật
B. Tập trung vốn đầu tư, áp dụng kỹ thuật
C. Tận dụng thế mạnh của điều kiện tự nhiên
D. Năng suất cao, chất lượng tốt, tiêu thụ thuận lợi
-
Câu 4:
Cần kết hợp trồng trọt với chăn nuôi vì:
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
B. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
C. Chăn nuôi cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt
D. Tất cả các ý đưa ra
-
Câu 5:
Trong nông nghiệp Việt Nam cơ cấu ngành thay đổi theo chiều hướng:
A. Lúa gạo chiếm tỷ lệ ngày một cao
B. Cây công nghiệp chiếm tỷ lệ cao
C. Chăn nuôi, cây ăn quả phát triển
D. Giá trị của ngành chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp ngày một tăng
-
Câu 6:
Lương thực được chú trọng đầu tư phát triển ở Việt Nam vì:
A. Cung cấp khối lượng nông phẩm lớn
B. Ổn định đời sống và xuất khẩu lớn
C. Có thị trường thế giới
D. Điều kiện sản xuất thuận lợi
-
Câu 7:
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở một số tỉnh của đồng bằng sông cửu long tăng nhanh vì:
A. Thời tiết thuận lợi
B. Dân nhập cư đông
C. Công tác thuỷ lợi, cải tạo đất
D. Phát triển chăn nuôi
-
Câu 8:
Bình quân lúa trên đầu người của đồng bằng sông hồng còn thấp song đã hình thành một số vùng lúa hàng hoá chất lượng cao phục vụ xuất khẩu vì:
A. Công nghiệp và làng nghề phát triển, nông nghiệp đều phát triển
B. Có truyền thống thâm canh, lương thực lưu thông trên cả nước
C. Nhờ lưu thông lương thực trên cả nước
D. Nhu cầu của các vùng xung quanh
-
Câu 9:
Hoa màu hiện nay quan trọng nhất đối với nước ta:
A. Lương thực cho người
B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
C. Cho đại gia súc
D. Cho thị trường nước ngoài
-
Câu 10:
Các loại cây ăn quả, cây thực phẩm của vùng á ôn đới trồng nhiều ở vùng nào ở Việt Nam:
A. Vùng núi phía bắc
B. Đông nam bộ, đồng bằng sông cửu long
C. Tây nguyên, đông nam bộ
D. Vùng núi phía bắc, đồng bằng sông hồng
-
Câu 11:
Vùng có diện tích cây ăn quả lớn nhất ở nước ta:
A. Đông nam bộ
B. Miền núi phía bắc
C. Đồng bằng sông hồng
D. Đồng bằng sông cửu long
-
Câu 12:
Yếu tố nào quyết định sự phát triển chăn nuôi:
A. Nguồn lao động
B. Thức ăn
C. Điều kiện tự nhiên
D. Giống tốt
-
Câu 13:
Lợn nuôi ở vùng nào nhiều nhất:
A. Đồng bằng sông hồng
B. Đồng bằng sông cửu long
C. Ven biển trung bộ
D. Đông nam bộ
-
Câu 14:
Ở Việt Nam gia cầm được chăn nuôi theo hình thức nào là chính:
A. Hợp tác xã
B. Trại của quốc danh
C. Chăn nuôi gia đình
D. Trang trại lớn
-
Câu 15:
Đất dùng trong nông nghiệp chỉ cho phép ở độ dốc:
A. Từ 00 đến dưới 250
B. Từ 00 đến trên 250
C. Từ 00 đến 300
D. Từ 250 đến trên 300
-
Câu 16:
Thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt trong nông nghiệp Việt Nam vì:
A. Nhiệt đới, mưa nhiều, ẩm độ cao
B. Gió mùa, nhiệt đới, ẩm độ cao
C. Nhiệt đới, gió mùa, mưa nhiều, phân bố không đều
D. Tính thất thường của khí hậu nhiệt đới, phân bố không đều của nguồn nước
-
Câu 17:
Việt Nam có thể sản xuất nông nghiệp quanh năm, nhiều vụ trong 1 năm vì:
A. Mưa nhiều, nắng nhiều, gió mùa
B. Độ ẩm cao, mưa nhiều, mưa theo mùa
C. Gió mùa, mưa nhiều, mưa quanh năm
D. Mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều
-
Câu 18:
Yếu tố nào là nguồn lực quan trọng nhất trong công nghiệp hoá nông nghiệp Việt Nam hiện nay:
A. Thị trường tiêu thụ trong nước
B. Lao động nông nghiệp
C. Công nghiệp chế biến
D. Cách mạng khoa học kỹ thuật
-
Câu 19:
Khu gang thép đầu tiên của nước ta phân bố ở Thái Nguyên vì:
A. Gần nguyên liệu, gần nguồn nước
B. Gần thị trường tiêu thụ
C. Gần nguyên liệu, trung tâm của vùng đông bắc bắc bộ
D. Gần nhiên liệu, có than ở Quán Triều
-
Câu 20:
Vùng công nghiệp nào có giá trị sản lượng lớn nhất Việt Nam:
A. Đông bắc bắc bộ
B. Đồng bằng sông hồng
C. Đồng bằng sông cửu long
D. Đông nam bộ
-
Câu 21:
Động lực cho sự biến đổi cơ cấu lãnh thổ công nghiệp trong những năm sắp tới là:
A. Các vùng công nghiệp đã có lịch sử lâu đời
B. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất, khu kỹ nghệ cao, khu công nghiệp tập trung
C. Các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu
D. Các vùng nguyên, nhiên liệu do thiên nhiên cung cấp
-
Câu 22:
Sự phân bố tập trung là đặc điểm của ngành nào:
A. Vận tải
B. Lâm nghiệp
C. Công nghiệp
D. Nông nghiệp
-
Câu 23:
Cần phân bố và phát triển công nghiệp trong cả nước vì:
A. Trình độ kỹ thuật cao
B. Có tác động lớn đến phát triển ngành nông nghiệp
C. Tạo khả năng phát triển và phân bố nhiều ngành sản xuất và cơ cấu hạ tầng
D. Giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống
-
Câu 24:
Công nghiệp cần phải phân bố tập trung thành cụm, khu, vùng vì:
A. Liên hiệp sản xuất, có mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất
B. Chuyên môn hoá cao, hợp tác hoá chặt chẽ, sử dụng chung cơ cấu hạ tầng
C. Sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu
D. Sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật cao
-
Câu 25:
Đặc điểm nào ảnh hưởng nhất đối với phân bố công nghiệp:
A. Chuyên môn hoá cao, hợp tác chặt chẽ
B. Tính tập trung sản xuất
C. Thời gian lao động thống nhất với thời gian sản xuất
D. Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp với điều kiện tự nhiên