380 câu trắc nghiệm môn Quản trị văn phòng
Chia sẻ hơn 380 câu trắc nghiệm môn Quản trị văn phòng có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi giúp cho sinh viên có thể hiểu biết được các vấn đề chung về hành chánh văn phòng, có khả năng đưa ra các quyết định và xử lý công việc văn phòng, hiểu và có khả năng thực hiện các chức năng cơ bản của nhân viên văn phòng bao gồm hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công việc hành chánh văn phòng, văn thư, soạn thảo văn bản, giao tiếp, tiếp khách ....... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đâu không phải là văn bản quy định căn cứ vào danh mục bí mật Nhà nước?
A. Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật.
B. Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ bí mật.
C. Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ tối mật.
D. Loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước thuộc độ mật.
-
Câu 2:
Đối với những cơ quan tổ chức ban hành dưới 500 văn bản một năm thì nên lập mấy loại sổ để đăng kí văn bản đi?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Những cơ quan tổ chức ban hành từ 500 đến dưới 2000 văn bản một năm thì cần lập loại sổ nào để đăng kí văn bản đi?
A. Sổ đăng kí văn bản đi.
B. Sổ đăng kí văn bản mật đi.
C. Sổ đăng kí văn bản đặc biệt.
D. Sổ đăng kí văn bản tối mật đi.
-
Câu 4:
Bì văn bản cần có kích thước như thế nào so với kích thước của văn bản kho được vào bì?
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Bằng.
D. Tuỳ ý người làm.
-
Câu 5:
Bì văn bản cần được làm bằng loại giấy như thế nào?
A. Dai, bền, có định lượng ít nhất từ 80gr/m2 trở lên.
B. Khó thấm nước, dai.
C. Không nhìn thấu qua được, bền, khó thấm nước.
D. Dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được, và có định lượng ít nhất từ 80gr/m2 trở lên.
-
Câu 6:
Bước 5 của quy trình quản lí hành chính văn phòng là gì?
A. Kiểm tra thể thức hình thức trình bày văn bản
B. Đóng dấu cơ quan và dấu khẩn mật
C. Đăng kí văn bản đến
D. Lưu văn bản đi
-
Câu 7:
Khái niệm con dấu là gì?
A. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và một số chức danh khẳng định giá trị pháp lí của VB, thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan và cá nhân được quản lí thống nhất.
B. Con dấu được sử dụng trong các cơ quan, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội.
C. Là một vật không có giá trị chỉ dùng để đóng dấu
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 8:
Có bao nhiêu nguyên tắc đóng dấu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 9:
Đâu là nguyên tắc đóng dấu?
A. Chỉ đóng lên VB giấy tờ khi đã có chữ kí của cấp có thẩm quyền
B. Thích đóng thì đóng
C. Đóng chỗ nào cũng được
D. Có thể đóng dấu lúc nào cũng được
-
Câu 10:
Chọn phương án đúng. Đâu là nguyên tắc đóng dấu?
A. Đóng rõ ràng ngay ngắn lên từ 1/3 đến ¼ chữ kí về phía bên trái
B. Thích đóng thì đóng
C. Đóng chỗ nào cũng được
D. Có thể đóng dấu lúc nào cũng được
-
Câu 11:
Đâu là nguyên tắc đóng dấu? Chọn phương án đúng.
A. Chỉ người giao giữ dấu mới được phép trực tiếp đóng dấu
B. Thích đóng thì đóng
C. Đóng chỗ nào cũng được
D. Có thể đóng dấu lúc nào cũng được
-
Câu 12:
Đâu là nguyên tắc đóng dấu? Chọn phát biểu đúng dưới đây?
A. Dấu của cơ quan chỉ được đóng vào VB do cơ quan ban hành
B. Thích đóng thì đóng
C. Đóng chỗ nào cũng được
D. Có thể đóng dấu lúc nào cũng được
-
Câu 13:
Đâu là phương án đúng về nguyên tắc đóng dấu?
A. Đối với cơ quan NN không đóng dấu ngoài giờ hành chính
B. Thích đóng thì đóng
C. Đóng chỗ nào cũng được
D. Có thể đóng dấu lúc nào cũng được
-
Câu 14:
Có bao nhiêu loại con dấu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
Đâu là 1 loại con dấu
A. Dấu nổi
B. Dấu bay
C. Dấu mầu
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 16:
Đâu là 1 loại con dấu?
A. Dấu chìm
B. Dấu bay
C. Dấu mầu
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 17:
Chọn phương án đúng về 1 loại con dấu?
A. Dấu mật
B. Dấu bay
C. Dấu mầu
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 18:
Đâu là 1 loại con dấu? Chọn phương án đúng?
A. Dấu bay
B. Dấu khẩn
C. Dấu mầu
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 19:
Có bao nhiêu cách bảo quản con dấu?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 20:
Đâu là cách bảo quản con dấu?
A. Dấu phải được bảo quản tại trụ sở cơ quan và được quản lí chặt chẽ
B. Khi dùng dấu xong phải cọ rửa sạch sẽ
C. Dấu có thể cho nhiều người cũng giữ
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 21:
Đâu là cách bảo quản con dấu? Chọn phương án đúng.
A. Dấu phải được bảo quản trong tủ sắt có khóa
B. Khi dùng dấu xong phải cọ rửa sạch sẽ
C. Dấu có thể cho nhiều người cũng giữ
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 22:
Cách mà bảo quản con dấu?
A. Dấu chỉ do một người chịu trách nhiệm giữ
B. Khi dùng dấu xong phải cọ rửa sạch sẽ
C. Dấu có thể cho nhiều người cũng giữ
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 23:
Cách nào bảo quản con dấu?
A. Không dùng vật cứng để cọ rửa con dấu
B. Khi dùng dấu xong phải cọ rửa sạch sẽ
C. Dấu có thể cho nhiều người cũng giữ
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 24:
Cách nào dưới đây bảo quản con dấu?
A. Dấu bị mòn, hư hỏng phải xin phép khắc dấu mới và nộp lại dấu cũ
B. Khi dùng dấu xong phải cọ rửa sạch sẽ
C. Dấu có thể cho nhiều người cũng giữ
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 25:
Cách bảo quản con dấu đúng cách?
A. Nếu để mất dấu đóng dấu không đúng quy định, sử dụng con dấu hoạt đọng phi pháp sẽ bị xử lí trước pháp luật
B. Khi dùng dấu xong phải cọ rửa sạch sẽ
C. Dấu có thể cho nhiều người cũng giữ
D. Không có đáp án đúng