200 câu trắc nghiệm Hành vi tổ chức
tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 200 câu hỏi trắc nghiệm Hành vi tổ chức, bao gồm các kiến thức tổng quan về hành vi và thái độ của cá nhân, tương tác giữa hành vi và thái độ cá nhân với tổ chức,... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nhóm là hai hay nhiều cá nhân, có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, nhưng mục tiêu của mỗi thành viên trong nhóm là khác nhau:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Nhóm được phân thành:
A. Nhóm chính thức và nhóm bạn bè
B. Nhóm chính thức và nhóm lợi ích
C. Nhóm chính thức và nhóm không chính thức
D. Nhóm nhiệm vụ và nhóm không chính thức
-
Câu 3:
Nhóm được hình thành theo cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị được gọi là:
A. Nhóm nhiệm vụ
B. Nhóm lợi ích
C. Nhóm chỉ huy
D. a và c đúng
-
Câu 4:
Chuẩn mực chung của nhóm rất quan trọng:
A. Tạo ra sự tồn tại của nhóm
B. Giảm các vấn đề rắc rối trong quan hệ giữa các thành viên nhóm
C. Cho phép thành viên nhóm thể hiện giá trị trung tâm của nhóm và làm rõ sự khác biệt về tồn tại của nhóm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Trong một tổ chức, cá nhân ra quyết định thường gặp phải những hạn chế:
A. Thời gian
B. Theo lối cũ
C. Hệ thống khen thưởng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Trong học thuyết công bằng, nhân viên có thể áp dụng dạng so sánh:
A. Tự so sánh bên trong tổ chức
B. So sánh những người khác bên trong tổ chức và bên ngoài tổ chức
C. Tự so sánh bên ngoài tổ chức
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Ra quyết định trong nhóm có thể áp dụng kỹ thuật:
A. Động não
B. Họp điện tử
C. Các nhóm tương tác với nhau
D. Tất cả đều có thể áp dụng
-
Câu 8:
Những liên minh hình thành một cách tự nhiên từ môi trường công việc trên cơ sở những quan hệ thể hiện sự thụ cảm giữa các cá nhân được gọi là:
A. Nhóm nhiệm vụ
B. Nhóm chỉ huy
C. Nhóm không chính thức
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Nhóm yếu tố thuộc về môi trường trong học thuyết của Herzberg đề cập đến?
A. Môi trường làm việc, sự tôn vinh
B. Đặc điểm công việc, chính sách thù lao.
C. Môi trường làm việc, chính sách thù lao, cơ hội thăng tiến
D. Chính sách thù lao, điều kiện làm việc, sự giám sát của cán bộ quản lý
-
Câu 10:
Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới động lực của cá nhân:
A. Nhu cầu của cá nhân
B. Đặc điểm của công việc
C. Các chính sách thù lao và thăng tiến của tổ chức
D. Nhu cầu của cá nhân, đặc điểm của công việc và các chính sách thù lao và thăng tiến của tổ chức
-
Câu 11:
Biện pháp tạo động lực nào cho nhân viên thuộc nhóm biện pháp kích thích về tinh thần cho người lao động?
A. Chương trình lịch làm việc linh hoạt, chính sách khen thưởng và tiền lương
B. Cải thiện điều kiện làm việc, phong cách lãnh đạo, tăng lương
C. Trao quyền, tăng lương cho nhân viên
D. Chương trình khuyến khích sự tham gia của nhân viên, chương trình tôn vinh nhân viên, quản lý bằng mục tiêu
-
Câu 12:
Khi làm việc trong tổ chức, cá nhân luôn mong muốn được đối xử công bằng. Họ có xu hướng so sánh?
A. Tỷ suất giữa sự đóng góp của họ với quyền lợi mà họ được hưởng
B. Tỷ suất giữa sự đóng góp của họ với quyền lợi mà họ được hưởng với tỷ suất đó của người khác
C. Sự đóng góp của người khác và sự đóng góp của bản thân
D. Quyền lợi mà họ được hưởng với quyền lợi mà người khác được hưởng
-
Câu 13:
Biện pháp tạo động lực nào cho nhân viên thuộc nhóm biện pháp kích thích về vật chất cho người lao động?
A. Tiền lương, thưởng, chương trình sở hữu cổ phần
B. Quản lý theo mục tiêu
C. Chương trình tôn vinh nhân viên
D. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
-
Câu 14:
Theo Maslow, các nhu cầu của cá nhân được sắp xếp theo cách nào dưới đây?
A. Tồn tại song song nhau.
B. Được phân chia thành nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao
C. Được thỏa mãn thì động lực của cá nhân giảm sút
D. Được sắp xếp theo các thứ bậc, khi các nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì cá nhân sẽ có nhu cầu ở bậc cao
-
Câu 15:
Nhân viên phòng nghiên cứu phát triển không được đi làm muộn hơn thời gian làm việc theo quy định của công ty là 15 phút và phải mặc đồng phục tại nơi làm việc. Đây là ví dụ minh họa cho:
A. Địa vị cá nhân trong nhóm
B. Chuẩn mực nhóm
C. Sự tuân thủ quy định
D. Áp lực nhóm
-
Câu 16:
Sự liên kết nhóm được tăng cường với các điều kiện sau loại trừ?
A. Khi các cá nhân trong nhóm có nhiều điểm khác biệt
B. Khi có sự cạnh tranh từ bên ngoài.
C. Khi quy mô nhóm nhỏ
D. Khi các thành viên trong nhóm có thời gian chia sẻ với nhau
-
Câu 17:
Hai nhân viên phòng nghiên cứu phát triển, 1 nhân viên phòng kỹ thuật và một nhân viên phòng marketing tập hợp lại để thực hiện một dự án của công ty lập thành nào dưới đây?
A. Nhóm nhiệm vụ
B. Nhóm chỉ huy
C. Nhóm lợi ích
D. Nhóm bạn bè
-
Câu 18:
Những phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp ra quyết định nhóm:
A. Nhóm danh nghĩa
B. Động não
C. Bản đồ tư duy
D. Hội họp điện tử
-
Câu 19:
Một trong những điểm mạnh của quyết định nhóm là:
A. Áp lực tuân thủ trong nhóm
B. Sự đa dạng của các quan điểm
C. Trách nhiệm không rõ ràng
D. Không phải các lựa chọn trên
-
Câu 20:
Trong một tổ chức, có các hình thức giao tiếp sau đây:
A. Giao tiếp chéo cấp
B. Giao tiếp theo chiều ngang
C. Giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ
D. Giao tiếp theo chiều dọc
-
Câu 21:
Hiệu quả giao tiếp phụ thuộc vào yếu tố nào giữa người gửi thông tin và người nhận thông tin?
A. Sự hiểu biết lẫn nhau
B. Ngôn ngữ chung
C. Sự thân thiết
D. Sự thông cảm
-
Câu 22:
So với giao tiếp theo chiều dọc, quá trình giao tiếp theo chiều ngang có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có thể tạo nên nhiều mâu thuẫn và Khó khăn hơn
B. Có thể tạo nên ít mâu thuẫn và Khó khăn hơn
C. Có thể nảy sinh những mâu thuẫn như giao tiếp theo chiều dọc
D. Nảy sinh nhiều hay ít mâu thuẫn hơn tùy thuộc vào điều kiện tổ chứ
-
Câu 23:
Hình thức giao tiếp ngôn từ gồm:
A. Giao tiếp qua lời nói và qua chữ viết
B. Giao tiếp qua ánh mắt
C. Giao tiếp qua vẻ mặt
D. Giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể
-
Câu 24:
Nhận định nào không phải ưu điểm của giao tiếp bằng lời nói?
A. Rõ lời
B. Có thể lưu lại được các thông tin
C. Sự phản hồi thông tin nhanh
D. Những người tham gia quá trình giao tiếp có trách nhiệm hơn với thông điệp truyền đi.
-
Câu 25:
Khi quy mô nhóm làm việc là 15 người, thì rất có thể xuất hiện hiện tượng một vài thành viên trong nhóm không nỗ lực làm việc như lúc họ làm việc độc lập một mình. Hiện tượng này minh hoạ cho:
A. Tính tập thể
B. Sự liên kết
C. Sự tuân thủ
D. Tính ỷ lại
-
Câu 26:
Theo Alderfer, cá nhân có các nhu cầu sau?
A. Nhu cầu tồn tại, nhu cầu thành tích và nhu cầu phát triển
B. Nhu cầu tồn tại, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu phát triển
C. Nhu cầu quyền lực, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu phát triển
D. Nhu cầu sinh lý, nhu cầu quyền lực và nhu cầu phát triển
-
Câu 27:
Khi tổ chức tham gia vào xung đột và việc giải quyết xung đột quyết định đến sự sống còn của tổ chức thì tổ chức sẽ có xu hướng sử dụng phong cách sau để giải quyết xung đột:
A. Né tránh
B. Thỏa hiệp
C. Cạnh tranh
D. Dung nạp
-
Câu 28:
Theo Victor Vroom, động lực của cá nhân phụ thuộc vào các mối nào quan hệ sau đây?
A. Nỗ lực- kết quả
B. Kết quả-phần thưởng
C. Tính hấp dẫn của phần thưởng
D. Nỗ lực- kết quả, kết quả-phần thưởng và tính hấp dẫn của phần thưởng
-
Câu 29:
Xung đột có thể có tác động như thế nào đến hoạt động của nhóm và tổ chức?
A. Tiêu cực
B. Tích cực
C. Tiêu cực và tích cực
D. Không có tác động gì đáng kể
-
Câu 30:
Nghiên cứu về hành vi lãnh đạo của trường Đại học Ohio nhấn mạnh việc xác định những đặc điểm cơ bản trong hành vi ứng xử của nhà lãnh đạo là:
A. khả năng tổ chức và sự quan tâm tới nhân viên
B. sự quan tâm đến nhiệm vụ và quan tâm đến nhân viên
C. sự quan tâm đến nhân viên và mối quan hệ với nhân viên
D. sự quan tâm đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhân viên