900 câu trắc nghiệm môn Quản lý thuế
Chia sẻ hơn 900 câu trắc nghiệm môn Quản lý thuế có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi bao gồm các khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế; xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hàng hóa được nhập khẩu vào VN có xuất xứ từ nước, khối nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử gây bất lợi cho hàng hóa của VN NK vào nước đó thì Nhà nước phải sử dụng công cụ nào dưới đây để chống lại hiện tượng nói trên?
A. Thu thuế chống bán phá giá
B. Thu thuế chống phân biệt đối xử (3)
C. Thu thuế chống trợ cấp
D. Cả (A) và (C)
-
Câu 2:
Hàng hóa được nhập khẩu vào VN phải chịu thuế tự vệ khi nào?
A. Hàng hóa được nhập khẩu vào VN gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất ở VN.
B. Hàng hóa được trợ cấp giá gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất ở VN
C. Hàng hóa được nhập khẩu vào VN có sự phân biệt đối xử từ nước xuất khẩu.
D. Hàng hóa bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất ở VN
-
Câu 3:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kê khai như thế nào để tính thuế XNK?
A. Kê khai gộp nhiều lần có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
B. Kê khai hàng tháng
C. Kê khai hàng hóa từng chuyến XK, NK
D. Kê khai mỗi lần có hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
-
Câu 4:
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu được xác định là?
A. Tất cả hàng hóa vận chuyển quá cảnh qua cửa khẩu biên giới VN
B. Tất cả hàng hóa chở đến cảng VN rồi đi luôn sang nước nhập khẩu
C. Tất cả hàng hóa được phép XNK qua cửa khẩu biên giới VN, ra vào khu phi thuế quan
D. Tất cả hàng hóa vận chuyển qua dường VN
-
Câu 5:
Công thức tính thuế nhập khẩu nào sau đây là đúng nhất?
A. Thuế XNK phải nộp = Số lượng từng mặt hàng * giá tính thuế từng mặt hàng * thuế suất từng mặt hàng của hàng hóa, dịch vụ đó.
B. Thuế XNK phải nộp = Số lượng từng mặt hàng * FOB * thuế suất * tỷ giá.
C. Thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hóa XNK * giá tính thuế theo quy định * thuế suất.
D. Thuế XNK phải nộp = Hàng hóa nhập khẩu * CIF * thuế suất.
-
Câu 6:
Khi nào giá tính thuế hàng nhập khẩu được áp dụng theo giá ghi trong bảng giá tối thiểu của Bộ tài chính?
A. Hàng nhập khẩu Nhà nước không quản lý giá tính thuế.
B. Hàng nhập khẩu Nhà nước VN cần quản lý nhưng có giá ghi trên hợp đồng thấp hơn giá ghi trong bảng giá tối thiểu của Bộ tài chính.
C. Hàng nhập khẩu đã qua sử dụng
D. Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn thuế theo luật đầu tư nước ngoài tại VN.
-
Câu 7:
Giá tính thuế TT ĐB đối với hàng xuất khẩu trong nước được xác định trên căn cứ nào?
A. Giá chưa có thuế GTGT
B. Giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TT ĐB và chưa có thuế GTGT
C. Giá có thuế TT ĐB, chưa có thuế GTGT
D. Giá có thuế GTGT, chưa có thuế TT ĐB
-
Câu 8:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế?
A. Thu nhập
B. Tài sản
C. Trực thu
D. Tiêu dùng
-
Câu 9:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng của cơ sở sản xuất bán thông qua các đại lý bán theo đúng giá quy định của CSSX hưởng hoa hồng được xác định như thế nào?
A. Giá bán của CSSX có thuế GTGT.
B. Giá bán của CSSX không có thuế GTGT.
C. Giá bán chưa có thuế GTGT do CSSX quy định bao gồm cả hoa hồng
D. Giá bán ra của đại lý có thuế TT ĐB
-
Câu 10:
Giá tính thuế TT ĐB đối với hàng bán trả góp là giá nào?
A. Giá bán trả nhiều lần bao gồm cả lãi trả góp.
B. Giá bán chưa có thuế TT ĐB của hàng bán theo phương thức trả ngay, không bao gồm lãi trả góp, trả chậm và chưa GTGT
C. Giá bán trả lần đầu bao gồm cả lãi trả góp.
D. Giá bán trả lần đầu một phần và trả các kỳ tiếp theo bao gồm cả lãi trả góp.
-
Câu 11:
Có bao nhiêu trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 12:
Giá tính thuế TT ĐB đối với hàng nhập khẩu là giá nào?
A. Giá mua tại cửa khẩu nước xuất khẩu.
B. Giá mua bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm.
C. Giá tính thuế nhập khẩu + thuế GTGT hàng nhập khẩu.
D. Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu
-
Câu 13:
Thuế TT ĐB phải nộp được tính theo công thức nào là đúng nhất?
A. Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ (nhập khẩu) * Giá tính thuế đơn vị * Thuế suất.
B. Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa * Giá bán * Thuế suất.
C. Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất hoặc nhập khẩu * Giá bán * Thuế suất.
D. Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa sản xuất ra * Giá tính thuế * Thuế suất
-
Câu 14:
Thuế TT ĐB được thu như thế nào?
A. Thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (nếu có).
B. Không thu ở khâu sản xuất mà thu ở khâu lưu thông tiếp theo.
C. Thu vào hàng hóa, dịch vụ cả ở khâu sản xuất và khâu lưu thông.
D. Thu một lần ở khâu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
-
Câu 15:
Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TT ĐB bằng nguyên kiệu đã chịu thuế TT ĐB thì kê khai thuế TT ĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TT ĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Số thuế TT ĐB được khấu trừ được xác định như thế nào?
A. Tối đa không quá số thuế TT ĐB tương ứng với số nguyên liệu đã dùng để sản xuất ra hàng hóa của cơ sở.
B. Toàn bộ số thuế TT ĐB đối với nguyên liệu đã mua dùng để sản xuất sản phẩm hàng hóa của cơ sở.
C. Tối đa không quá số thuế TT ĐB tương ứng với số nguyên liệu đã dùng để sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thụ.
D. Toàn bộ số thuế TT ĐB đối với nguyên liệu đã mua và nhập kho.
-
Câu 16:
Căn cứ và đâu để xác định giá tính thuế TT ĐB đối với kinh doanh giải trí có đặt cược?
A. Doanh số bán vé số đặt cược trừ số tiền trả thưởng cho khách hàng thắng cuộc bao gồm cả doanh số bán vé xem các trò giải trí có đặt cược.
B. Giá bán vé số đặt cược chưa có thuế GTGT cho khách hàng đặt cược.
C. Doanh số bán vé số đặt cược trừ số tiền trả thưởng cho khách hàng thắng cuộc chưa có thuế GTGT
D. Giá bán vé số đặt cược đã có thuế GTGT cho khách hàng đặt cược.
-
Câu 17:
Giá dịch vụ làm căn cứ xác định giá tính thuế TT ĐB đối với dịch vụ kinh doanh golf là giá nào?
A. Doanh thu thực thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi golf, phí chơi golf và tiền ký quỹ nếu có.
B. Giá bán bao gồm cả phí chơi golf, giá thẻ hội viên, giá bán vé và tiền ký gửi chưa có thuế TT ĐB.
C. Giá bán bao gồm cả tiền phí chơi golf và phần thuế TT ĐB
D. Giá bán thẻ hội viên, bán vé chơi golf đã có thuế TT ĐB.
-
Câu 18:
Thuế TNDN được thu vào cái gì?
A. Thu vào lợi tức kinh doanh.
B. Thu vào thu nhập ổn định của cá nhân có được do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh.
C. Thu vào lợi nhuận kinh doanh và thu nhập khác của doanh nghiệp.
D. Thu vào lợi nhuận kinh doanh XNK.
-
Câu 19:
Khi nào cơ sở kinh doanh được giảm thuế TNDN?
A. Khi thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
B. Khi bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong kỳ.
C. Khi CSKD đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái.
D. Khi bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới.
-
Câu 20:
Thuế TNDN phải nộp được tính theo công thức nào là đúng nhất?
A. Thuế TNDN phải nộp = ( Doanh thu tính thuế TNDN – chi phí trong kỳ tính thuế ) * Thuế suất (%)
B. Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ * Thuế suất (%)
C. Thuế TNDN phải nộp = [(Doanh thu tính thuế TN – chi phí hợp lý trong kỳ) + (Thu nhập từ hoạt động khác – chi phí từ hoạt động khác)] * Thuế suất (%)
D. Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế từ SXKD + Thu nhập chịu thuế khác) * Thuế suất (%)
-
Câu 21:
Khi nào sơ sở kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập có được?
A. Khi mới thành lập từ dự án đầu tư, di chuyển địa điểm
B. Khi CSKD đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái.
C. Khi dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư.
D. Khi thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
-
Câu 22:
Doanh thu tính thuế TNDN đối với hoạt động gia công hàng hóa được xác định như thế nào?
A. Số tiền công, chi phí nguyên, vật liệu và chi phí khác phục vụ cho việc gia công.
B. Số tiền thu về gia công bao gồm chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
C. Số tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công và chi phí về nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
D. Số tiền công phải thu từ phía giao gia công.
-
Câu 23:
Căn cứ để xác định donh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng là?
A. Giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu tặng.
B. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó.
C. Giá thành công xưởng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó.
D. Chi phí để sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó.
-
Câu 24:
Đối tượng nào sau đây chưa phải nộp thuế TNDN?
A. Hộ cá thể, hộ gia đình, cá nhân nông dân có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên 36 triệu đồng và giá trị sản lượng hàng hóa từ trên 90 triệu đồng.
B. Hộ cá thể, hộ gia đình, cá nhân nông dân có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
C. Hộ cá thể, cá nhân nông dân có sản xuất hàng hóa lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
D. Hộ cá thể, cá nhân nông dân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
-
Câu 25:
Thuế TNDN được xác định theo căn cứ nào?
A. Doanh thu tính thuế và thuế suất.
B. Thu nhập chịu thuế và thuế suất.
C. Doanh thu tính thuế, thu nhập chịu thuế và thuế suất.
D. Chi phí hợp lý và thuế suất.
-
Câu 26:
Doanh thu tính thuế TNDN đối với sản phẩm tự dùng được xác định theo?
A. Giá bán trên thị trường của sản phẩm đó.
B. Giá bán trên thị trường của sản phẩm tương đương.
C. Giá thành toàn bộ của sản phẩm đó.
D. Giá thành sản xuất của sản phẩm đó.
-
Câu 27:
Đối tượng nào sau đây phải nộp thuế TNDN?
A. Hộ cá thể, hộ gia đình, cá nhân nông dân có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên 36 triệu đồng và giá trị sản lượng hàng hóa từ trên 90 triệu đồng.
B. Hộ, cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
C. Hộ cá thể, hộ gia đình, cá nhân nông dân có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
D. Cá nhân hành nghề độc lập: Bác sĩ, Luật sư, Kiểm toán…
-
Câu 28:
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
A. Là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập từ tài sản, đầu tư tài chính, lao động.
B. Là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước và thu nhập chịu thuế khác.
C. Là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của CSSX.
D. Là loại thuế trực thu đánh vào kết quả sản xuất kinh doanh.
-
Câu 29:
Vì sao phải đổi tên từ luật thuế lợi tức thành luật thuế TNDN?
A. Thuế TNDN có ít mức thuế suất hơn so với thuế lợi tức.
B. Để phù hợp với thong lệ quốc tế.
C. Số lượng đối tượng nộp thuế nhiều hơn.
D. Thuế TNDN bao quát được hết các khoản thu nhập của CSKD, dịch vụ.
-
Câu 30:
Các chi phí sau đây được trừ dể tính thu nhập chịu thuế TNDN là?
A. Các khoản chi đầu tư XDCB, chi ủng hộ địa phương.
B. Các khoản chi tính trước vào chi phí mà thực tế không chi hoặc chi không hết.
C. Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động.
D. Các khoản phạt do vi phạm hợp đồng.