Trắc nghiệm Đột biến gen Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì:
-
Câu 2:
Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu khi nói về đột biến gen là đúng đây đúng?
(1)Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2)Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3)Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4)Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
(5)Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường -
Câu 3:
Bazonitric dạng hiểm (G*) thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua ít nhất mấy lần nhân đôi?
-
Câu 4:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂ AaBbDd X ♀ AabbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến?
-
Câu 5:
Cho các trường hợp sau:
1. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit.
2. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit. 4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit.
5. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1aa. 6. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 aa
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen? -
Câu 6:
Đột biến nào sau đây khác với các loại đột biến còn lại về mặt phân loại?
-
Câu 7:
Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến?
1. Đa số đột biến là trung tính.
2. Phần lớn alen đột biến là alen trội.
3. Đột biến là một nhân tố tiến hóa vô hướng.
4. Đột biến làm tăng tính đa dạng cho quần thể.
5. Giá trị đột biến phụ thuộc và tổ hợp kiểu gen.
6. Đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.
7. Đột biến làm giảm tính đa dạng da đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến. -
Câu 8:
Một cá thể chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu sau:
ABD = 10 ABd = 10 AbD = 190 Abd = 190
aBD = 190 aBd = 190 abD = 10 abd = 10
Kết luận nào sau đây là phù hợp nhất với các số liệu trên?
I. 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
II. Tần số hoán vị gen là 5%.
III. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng.
IV. Tần số hoán vị gen là 2,5% -
Câu 9:
Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
-
Câu 10:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu sau đây đúng?
-
Câu 11:
Gen A bị đột biến thành gen a. Chiều dài của gen a ngắn hơn chiều dài của gen A là 10,2Å. Dạng đột biến đã xảy ra là:
-
Câu 12:
Gen A bị đột biến thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axit amin và trong thành phần xuất hiện 2 axit amin mới. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với trường hợp trên:
-
Câu 13:
Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá cho các axit amin tương ứng như sau:AAA: lizin; AUU: isôlơxin; UUG:lơxin;AXX:trêônin; AUA:isôlơxin; AAX:asparagin; UAA:bộ ba kết thúc Nếu đột biến làm thay cặp nuclêôtít XG bằng AT ở vị trí thứ 5 tính từ nuclêôtít cuối cùng thì phân tử prôtêin sau đột biến sẽ như thế nào?
-
Câu 14:
Cho biết các bộ ba trên phân tử mARN mã hóa axit amin tương ứng như sau: 5’AUG3’ quy định Met; 5’UAU3’ và 5’UAX3’ quy định Tyr; 5’UGG3’ quy định Trip; 5’UXU3’ quy định Ser; 5’AGG3’ quy định Arg; Các bộ ba 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’ kết thúc dịch mã. Xét một đoạn gen có trình tự nuclêôtit trên mạch gốc là: 3’TAX ATA AXX5’. Trong đó, thứ tự các nuclêôtit tương ứng là: 123 456 789. Trong các dự đoán sau đây về sự thay đổi của các nuclêôtit trên mạch gốc, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Nếu nuclêôtit thứ 6 bị thay thành T thì chuỗi nuclêôtit tương ứng không thay đổi.
(2) Nếu nuclêôtit thứ 9 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường.
(3) Nếu nuclêôtit thứ 5 bị thay thành G thì chuỗi pôlipeptit tương ứng không thay đổi.
(4) Nếu nuclêôtit thứ 8 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ dài hơn chuỗi bình thường.
(5) Nếu nuclêôtit thứ 7 bị thay thành T thì chuỗi pôlipeptit tương ứng sẽ không bị thay đổi.
-
Câu 15:
Một đột biến điểm xảy ra không liên quan đến bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc và không làm thay đổi chiều dài của gen. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp sẽ thay đổi thế nào so với gen ban đầu:
-
Câu 16:
Cho biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc (KT). Trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit như sau: mêtiônin - alanin – lizin – valin – lơxin – KT. Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7, 8, 9 trong gen thì đoạn pôlipeptit tương ứng được tổng hợp có thành phần và trật tự axit amin như thế nào?
-
Câu 17:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn biến dị sơ cấp?
-
Câu 18:
Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến giảm 2 liên kết hiđrô?
-
Câu 19:
Kết quả phân tích trình tự 7axit amin đầu mạch của phân tử prôtêin hêmôglôbin (Hb) ở người bình thường được ký hiệu là HbA, còn của người bệnh là HbB, như sau:
HbA: Val-His-Leu-Thr-Pro-Glu-Glu
HbB: Val-His-Leu-Thr-Pro-Val-Glu
Hiện tượng gì đã xảy ra đổi gen mã hóa cho phân tử HbB? -
Câu 20:
Cho các phát biểu sau về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
1. Các tác nhân gây đột biến có thể làm thay đổi tần số đột biến gen trong tự nhiên
2. Đột biến gen có thể không làm thay đổi cấu trúc của gen
3. Đột biến gen làm thay đổi chức năng của protein nhưng vẫn có thể có lợi cho thể đột biến
4. Trong tự nhiên, mỗi gen có tần số đột biến gen rất thấp (10-6 – 10-4) nên không tạo được nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa -
Câu 21:
Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không cỏ khả năng:
-
Câu 22:
Loại đột biến gen nào có thể di truyền qua con đường sinh sản vô tính?
-
Câu 23:
Tần số đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
Câu 24:
Giải thích nào sau đây liên quan đến đột biến gen là đúng?
-
Câu 25:
Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?
I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.
III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.
IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.
V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.
-
Câu 26:
Để đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong 1 quần thể giao phối cần:
-
Câu 27:
Nếu đột biến giao tử là một đột biến lặn thì cơ chế nào dưới đây trong quá trình biểu hiện của gen đột biến này là không đúng:
-
Câu 28:
Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì căn cứ vào:
-
Câu 29:
Có bao nhiêu trường hợp sau đây, gen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình? (Cho rằng đột biến không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật)?
(1). Đột biến lặn phát sinh trong nguyên phân
(2). Đột biến phát sinh trong quá trình phân chia ti thể
(3). Đột biến trội phát sinh trong quá trình hình thành giao tử
(4). Đột biến trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của hợp tử
(5). Đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X có ở giới dị giao tử
-
Câu 30:
Thể khảm được tạo nên do:
-
Câu 31:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
(2) Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân gây đột biến.
(3) Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
(4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(5) Đột biến xoma nếu là đột biến thành gen trội sẽ được biểu hiện ở một phần của cơ thể và có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng và được truyền qua sinh sản hữu tính.
(6) Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình.
(7) Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
-
Câu 32:
Giả sử alen a bị đột biến thành alen A, alen B bị đột biến thành alen b. Biết alen A là trội hoàn toàn so với alen a, alen B là trội hoàn toàn so với alen b. Kiểu gen nào sau đây là thể đột biến? Biết thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến mà đã biểu hiện ra kiểu hình.
-
Câu 33:
Một bazo nito của gen trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi ADN sẽ phát sinh dạng đột biến nào sau đây?
-
Câu 34:
Các phát biểu đúng khi nói về đột biến gen
I. Đột biến xôma được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
II. Đột biến tiền phôi thường biểu hiện ngay ra kiểu hình khi bị đột biến.
III. Đột biến giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
IV. Đột biến xô ma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
-
Câu 35:
Về khái niệm, đột biến điểm là dạng đột biến gen
-
Câu 36:
Một gen có Ađênin (A) bằng 300 nucleotit và tỉ lệ . Đột biến đã xảy ra trên một cặp nucleotit của gen dẫn đến số liên kết hiđrô của gen sau đột biến là 1951. Dạng đột biến gen đã xảy ra là:
-
Câu 37:
Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
-
Câu 38:
Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây không phải của thể đột biến?
-
Câu 39:
Một NST ban đầu có trình tự sắp xếp gen: ABCDEFGH. Sau đột biến có trình tự là ABEDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến:
-
Câu 40:
Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là :
-
Câu 41:
Một đột biến xảy ra làm thay thế axitamin thứ 3 trong phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đó mã hoá. Xác định kiểu đột biến gen và vị trí xảy ra đột biến trong gen đó?
-
Câu 42:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
-
Câu 43:
Dưới tác động của một nhân tố tiến hóa, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối là 0,5 AA : 0.3 Aa : 0.2 aa đột ngột biến đổi thành 100% AA. Biết gen trội là trội hoàn toàn. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
-
Câu 44:
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
(2) Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến.
(3) Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
(4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinhdục.
(5) Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệsau.
(6) Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểuhình.
(7) Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. -
Câu 45:
Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
-
Câu 46:
Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.
(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.
(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirôzin.
-
Câu 47:
Có một trình tự mARN [5’- AUG GGG UGX UXG UUU - 3’] mã hoá cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
-
Câu 48:
Thalassemia là nhóm bệnh thiếu máu di truyền, xảy ra do sản xuất hemoglobin ở tủy xương bị rối loạn, hồng cầu sinh ra dễ tan và tan sớm, gây thiếu máu.
Quan sát hình và cho biết trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Bệnh Thalassemia do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
(2) Bệnh Thalassemia gây ứ đọng sắt ngày càng nhiều trong cơ thể và gây tổn thương đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
(3) Cần ăn nhiều các thực phẩm như thịt bò, mộc nhĩ, … để bổ sung máu cho cơ thể.
(4) Sàng lọc phát hiện bệnh sớm cho thai nhi bằng phương pháp chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau và tìm đột biến gen.
-
Câu 49:
Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X của gen?
(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X. (2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.
(3) Thêm một cặp nuclêôtit. (4) Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
-
Câu 50:
Alen B có 300A và có A+T/G+X=1/4. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G – X trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là.