Trắc nghiệm Mạch R-L-C nối tiếp Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) thì dòng điện trong mạch là \(i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{6} \right)\) Đoạn mạch điện này luôn có
-
Câu 2:
Đặt một hiệu điện thế xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào hai đầu một đoạn mạch điện RLC không phân nhánh. Dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch điện này khi
-
Câu 3:
Mạch RLC nối tiếp, nếu giảm tần số của hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì
-
Câu 4:
Nếu dòng diện đi qua cuộn dây chậm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu nó góc \(\frac{\pi }{4}\) thì cuộn dây
-
Câu 5:
Hiệu điện thế xoay chiều giữa hai đầu một đoạn mạch trễ pha so với cường độ dòng điện trong trường hợp mạch
-
Câu 6:
Đoạn mạch điện khi đặt dưới hiệu điện thế: \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{4} \right)\) thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức: \(i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{4} \right).\) Phần tử hoặc các phần tử mắc trong đoạn mạch này có thể là:
-
Câu 7:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết \(R=10\text{ }\Omega ,\) cuộn cảm thuần có \(L=\frac{1}{10\pi }\text{ }H,\) tụ điện có \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{2\pi }\text{ F}\) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là \({{u}_{L}}=20\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\text{ V}\text{.}\) Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
-
Câu 8:
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có cảm kháng với giá trị bằng R. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện trong mạch bằng
-
Câu 9:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz. Biết điện trở thuần R = 25 W, cuộn thuần cảm có \(L=\frac{1}{\pi }\text{ }H.\) Để hiệu điện thếở hai đầu đoạn mạch trể pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là
-
Câu 10:
Đặt một hiệu điện thế xoay chiều \(u=200\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\text{ V}\) vào hai đầu đoạn mạch điện gồm tụ điện có dung kháng ZC = 50 W mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 50 W. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch được tính theo biểu thức
-
Câu 11:
Cho một đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C không phân nhánh có \(R=10\text{ }\Omega , {{Z}_{L}}=10\text{ }\Omega , {{Z}_{C}}=20\text{ }\Omega ,\) cường độ dòng điện \(i=2\sqrt{2}\cos 100\pi t\text{ }(\text{A})\).Biểu thức tức thời của hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch là
-
Câu 12:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 40 Ω và tụ điện mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệnh pha \(\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{3}}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Dung kháng của tụ điện bằng
-
Câu 13:
Đặt một điện thế xoay chiều u = 300cosωt (V) vào hai đầu một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp gồm tụ điện có dung kháng ZC = 200 W, điện trở thuần R = 100 W và cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL = 100 W. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong đoạn mạch này bằng
-
Câu 14:
Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp là
-
Câu 15:
Chọn phát biểu sai?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 16:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}sin\left( \omega t \right).\) Kí hiệu UR; UL, Uc tương ứng là điện áp hiệu dụng ờ hai đâu điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu \({{U}_{R}}=\frac{1}{2}{{U}_{L}}={{U}_{C}}\) thì dòng điện qua đoạn mạch
-
Câu 17:
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu \({{u}_{R}},{{u}_{L}},{{u}_{C}}\) tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là
-
Câu 18:
Trong một đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha một góc φ so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch \(\left( 0<\varphi <\frac{\pi }{2} \right).\) Đoạn mạch đó:
-
Câu 19:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh RLC một điện áp \(u={{U}_{0}}sin\left( \omega t \right)\text{ }\left( V \right)\) thì cường độ dòng điện của đoạn mạch là \(i={{I}_{0}}\sin \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\) đoạn mạch này luôn có
-
Câu 20:
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R. Tụ điện C1 , C2 mắc nối tiếp. Tổng trở Z của đoạn mạch được tính bằng công thúc nào sau đây?
-
Câu 21:
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L1, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L2 mắc nối tiếp. Tổng trở Z của đoạn mạch được tính bằng công thức nào sau đây?
-
Câu 22:
Một mạch điện xoay chiêu gồm R mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L. Tổng trở Z cúa đoạn mạch được tính bằng công thức nào sau đây?
-
Câu 23:
Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}sin(\omega t)\) (với u và ω không đổi) vào hai đầu một đoạn mạch RLC không phân nhánh, xác định. Dòng điện chạy trong mạch có
-
Câu 24:
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì tổng trở Z được xác định theo công thức
-
Câu 25:
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì
-
Câu 26:
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện C. Nếu dung kháng ZC bằng R thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở luôn
-
Câu 27:
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC độ lệch pha giữa điện áp giữa hai đầu toàn mạch và cường độ dòng điện trong mạch là \(\varphi ={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i}}=\frac{\pi }{3}.\)
-
Câu 28:
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC. Nếu tăng tần số của điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch thì
-
Câu 29:
Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC, một hiệu điện thế không đổi UDC. Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải
-
Câu 30:
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC thì dòng điện nhanh hay chậm pha so với điện áp của đoạn mạch phụ thuộc vào
-
Câu 31:
Hai cuộn dây R1, L1 và R2, L2 mắc nối tiếp nhau và đặt vào một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Gọi U1 và U2 là điện áp hiệu dụng tưong ứng giữa hai cuộn R1, L1 và R2, L2. Điều kiện U = U1 + U2 là:
-
Câu 32:
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}sin\omega t\) thì độ lệch pha của điện áp u với cường độ dòng điện i trong mạch được tính theo công thức
-
Câu 33:
Phát biểu nào là không đúng?
-
Câu 34:
Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
-
Câu 35:
Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc \(\frac{\pi }{2}\)
-
Câu 36:
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở
-
Câu 37:
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm điện trở R và cuộn dây mắc nối tiếp. Điện áp đặt vào hai đầu mạch có tần số 15 Hz và có giá trị hiệu dụng U không đổi. Điện áp giữa hai đầu R và giữa hai đầu của cuộn dây có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch nhau một góc Để hệ số công suất của mạch bằng 1, người ta phải mắc nối tiếp với mạch một tụ điện và khi đó công suất tiêu thụ của mạch là 100 W. Hỏi khi chưa mắc thêm tụ thì công suất tiêu thụ của mạch bằng bao nhiêu?
-
Câu 38:
Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\) (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây và tụ điện. Biết cuộn dây có hệ số công suất 0,8 và tụ điện có điện dung thay đổi được. Gọi Ud và UC là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện. Điều chỉnh C để (Ud + UC) đạt giá trị cực đại, khi đó tỉ số của cảm kháng với dung kháng của đoạn mạch là
-
Câu 39:
Đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC một điện áp \(u=400cos100\pi t\text{ }\left( V \right)\) thì cường độ dòng điện trong mạch có cường độ hiệu dụng là 2 A và sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với u. Biết L là cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{1}{\pi }\text{ }H.\) Dung kháng của tụ điện C là
-
Câu 40:
Đoạn mạch RLC nối tiếp với cuộn dây không thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số góc \(\omega =\frac{1}{\sqrt{L.C}}\) thì
-
Câu 41:
Trong mạch RLC \(\left( R\ne 0 \right)\) nối tiếp với điện áp 2 đầu đoạn mạch là u và cường độ qua mạch là i. Chọn phát biểu đúng.
-
Câu 42:
Điện áp xoay chiều ổn định \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào 2 đầu cuộn dây có điện trở R thì cường độ dòng điện qua cuộn dây trễ pha \(\frac{\pi }{3}\) so với u. Tổng trở cuộn dây bằng
-
Câu 43:
Một đoạn mạch gồm cuộc dây thuần cảm có độ tự cảm \(\text{L}=\frac{\text{1}}{\pi }\text{ H}\) mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 100 W. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\text{ (V)}\text{.}\) Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
-
Câu 44:
Lần lượt đặt các điện áp xoay chiều u1, u2 và u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng tần số khác nhau vào hai đầu một đoạn mạch R, L, C nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch tương ứng là \({{i}_{1}}=I\sqrt{2}\cos \left( 150\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\text{ }(\text{A});\text{ }{{i}_{2}}=I\sqrt{2}\cos \left( 200\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\text{ }(\text{A});\text{ }{{i}_{3}}=I\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\text{ }(\text{A}).\) Nhận định nào sau đây là đúng ?
-
Câu 45:
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) (với U0 và \(\omega\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại. Khi đó
-
Câu 46:
Một mạch điện xoay chiều gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, biến trở R và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp theo thứ tự L, R, C. Khi chỉ R thay đổi mà \({Z_L} = 2{Z_C}\)điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch chứa RC
-
Câu 47:
Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
-
Câu 48:
Đặt hiệu điện thế \(\text{u}=100\sqrt{2}\text{sin}\left( 100\text{t} \right)\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh với C, R có độ lớn không đổi và \(L=\frac{1}{\pi }\,\,H.\) Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mỗi phần tử R, L và C có độ lớn như nhau. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
-
Câu 49:
Lần lượt đặt hiệu điện thế xoay chiều \(\text{u}=5\sqrt{2}\text{sin}\left( \omega \text{t} \right)\,\,\left( V \right)\) với ω không đổi vào hai đầu mỗi phần tử: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì dòng điện qua mỗi phần tử trên đều có giá trị hiệu dụng bằng 50 mA. Đặt hiệu điện thế này vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử trên mắc nối tiếp thì tổng trở của đoạn mạch là
-
Câu 50:
Cho một đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết \(L=\frac{1}{\pi }\,\,H\) và \(C=\frac{25}{\pi }\,\,\mu F,\) hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch ổn định và có biểu thức u = U0sin100\(\pi\)t. Ghép thêm tụ C’ vào đoạn chứa tụ C. Để hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch lệch pha \(\frac{\pi }{2}\) so với hiệu điện thế giữa hai đầu bộ tụ thì phải ghép thế nào và giá trị của C’ bằng bao nhiêu?