306 câu trắc nghiệm Kỹ thuật cảm biến
tracnghiem.net chia sẻ hơn 300+ câu trắc nghiệm môn Kỹ thuật cảm biến có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cảm biến tiệm cận điện cảm đo sự dịch chuyển loại hỗ cảm theo nguyên lý khoảng cách khe hở không khí thay đổi có tín hiệu ra là:
A. Khoảng cách
B. Hệ số tự cảm
C. Sức điện động
D. Tiết diện
-
Câu 2:
Cảm biến tiệm cận điện cảm đo sự dịch chuyển loại hỗ cảm theo nguyên lý tiết diện thay đổi (bỏ qua từ trở lõi thép và phần ứng) có tín hiệu vào là:
A. Khoảng cách
B. Hệ số tự cảm
C. Sức điện động
D. Tiết diện
-
Câu 3:
Cảm biến đo biến dạng chính là các đầu đo biến dạng gồm hai loại đầu đo:
A. Đầu đo điện cảm và điện dung
B. Đầu đo điện cảm và điện trở
C. Đầu đo điện trở và điện dung
D. Đầu đo điện trở và đầu đo dạng dây rung
-
Câu 4:
Cảm biến đo biến dạng chính là các đầu đo biến dạng có thể sử dụng để đo:
A. Áp suất
B. Lực
C. Gia tốc
D. Áp suất, lực và gia tốc
-
Câu 5:
Khi đo biến dạng, các đầu đo biến dạng loại điện trở thường:
A. Dán trực tiếp lên bề mặt của cấu trúc cần khảo sát
B. Cách bề mặt của cấu trúc cần khảo sát một khoảng \(\delta \)
C. Có tiết diện thay đổi theo chiều dịch chuyển bề mặt của cấu trúc cần khảo sát
D. Có con trượt cơ học liên kết với vật trên bề mặt của cấu trúc cần khảo sát
-
Câu 6:
Các đầu đo biến dạng loại điện trở của cảm biến đo biến dạng sử dụng vât liệu:
A. Đầu đo kim loại, đầu đo hợp kim
B. Đầu đo kim loại, đầu đo bán dẫn
C. Đầu đo bán dẫn, đầu đo hợp kim
D. Đầu đo bán dẫn, đầu đo phi kim
-
Câu 7:
Điện trở của cảm biến đo biến dạng loại điện trở được biểu diễn bởi biểu thức:
A. \(R = \rho .S/l\)
B. \(R = \rho .l/S\)
C. \(R = l.S/\rho \)
D. \(R = l.S.\rho \)
-
Câu 8:
Điện trở loại N trong đầu đo bán dẫn đo biến dạng nhận được bằng cách:
A. Khuếch tán vào đế Silic loại P một tạp chất thuộc nhóm III
B. Khuếch tán vào đế Silic loại P một tạp chất thuộc nhóm V
C. Khuếch tán vào đế Silic loại N một tạp chất thuộc nhóm III
D. Khuếch tán vào đế Silic loại N một tạp chất thuộc nhóm V
-
Câu 9:
Điện trở loại P trong đầu đo bán dẫn đo biến dạng nhận được bằng cách:
A. Khuếch tán vào đế Silic loại P một tạp chất thuộc nhóm III
B. Khuếch tán vào đế Silic loại P một tạp chất thuộc nhóm V
C. Khuếch tán vào đế Silic loại N một tạp chất thuộc nhóm III
D. Khuếch tán vào đế Silic loại N một tạp chất thuộc nhóm V
-
Câu 10:
Hệ số đầu đo bán dẫn trong cảm biến đo biến dạng phụ thuộc:
A. Độ pha tạp
B. Nhiệt độ
C. Độ pha tạp, nhiệt độ
D. Nhiệt độ, lực gây biến dạng
-
Câu 11:
Các đại lượng nào sau đây là đại lượng điện tác động:
A. Điện trở
B. Điện áp
C. Nhiệt độ
D. Điện dung
-
Câu 12:
Các đại lượng nào sau đây là đại lượng điện thụ động:
A. Dòng điện
B. Gia tốc
C. Công suất
D. Điện cảm
-
Câu 13:
Các đại lượng nào sau đây là đại lượng không điện:
A. Điện áp
B. Vận tốc
C. Công suất
D. Điện trở
-
Câu 14:
Để đảm bảo độ chính xác nhiều khi ta phải đo nhiều lần sau đó lấy giá trị trung bình phương pháp đo này gọi là:
A. Đo trực tiếp
B. Đo gián tiếp
C. Đo thống kê
D. Đo tương quan
-
Câu 15:
Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng vôn kế đo được 49V. Vậy độ chính xác của phép đo này là:
A. 99%
B. 98%
C. 97%
D. 96%
-
Câu 16:
Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng vôn kế đo được 49V. Vậy sai số tương đối của phép đo này là:
A. 99%
B. 98%
C. 2%
D. 1V
-
Câu 17:
Điện áp 2 đầu điện trở có trị số “tin cậy” là 50V. Ta dùng vôn kế đo được 49V. Vậy sai số tuyệt đối của phép đo này là:
A. 99%
B. 98%
C. 2%
D. 1V
-
Câu 18:
Dùng 2 Volt kế A, B lần lượt đo điện áp. Khi Volt kế A đo được 300V thì sai số 3V; khi Volt kế B đo được 50V thì sai số 2,5V. Vậy phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Độ chính xác của Volt kế A cao hơn
B. Độ chính xác của Volt kế A thấp hơn
C. Sai số tuyệt đối của Volt kế A thấp hơn
D. Sai số tương đối của Volt kế A cao hơn
-
Câu 19:
Thế nào là sai số tuyệt đối:
A. Hiệu giữa trị số chỉ thị của đồng hồ đo với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn
B. Tỉ số phần trăm so sánh giữa sai số tương đối với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn
C. Số phần trăm giữa trị số tương đối so với trị số lớn nhất trên bảng chia độ đồng hồ đo
D. Là giá trị của 100% trừ cho trị số tương đối
-
Câu 20:
Trên đồng hồ miliampe kế có thang đo 25 mA. Sai số tương đối là ± 2%. Vậy ta có thể hiểu sai số tuyệt đối của đồng hồ là:
A. ∆I = ± 0,5 mA
B. ∆I = ± 0,1 mA
C. ∆I = ± 0,15 mA
D. ∆I = ± 0,25 mA
-
Câu 21:
Thế nào là phép đo trực tiếp?
A. Là phép đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một lần đo duy nhất
B. Là phép đo mà kết quả nhận được từ hai phép đo trực tiếp
C. Là phép đo phải tiến hành nhiều lần đo trực tiếp
D. Là phép đo mà kết quả đo nhận được thư ng phải thông qua giải một phương trình hay một hệ phương trình
-
Câu 22:
Thế nào là sai số tương đối:
A. Hiệu giữa trị số chỉ thị của đồng hồ đo với trị số chỉ thị của đồng hồ chuẩn
B. Là tỉ số của sai số tuyệt đối và giá trị thực của đại lượng cần đo
C. Số phần trăm giữa trị số tương đối so với trị số lớn nhất trên bảng chia độ đồng hồ đo
D. Là sai lệch giữa giá trị đo được và giá trị thực của đại lượng đo
-
Câu 23:
Đơn vị đo cư ng độ ánh sáng trong hệ thống đơn vị quốc tế là:
A. Kelvin
B. Mol
C. Candela
D. Kilogam
-
Câu 24:
Phương pháp đo kiểu so sánh là:
A. Phương pháp đo không có khâu phản hồi
B. Phương pháp đo có khâu phản hồi
C. Tín hiệu đo được đưa qua một hoặc nhiều khâu biến đổi
D. Tín hiệu đo được đưa trực tiếp đến bộ biến đổi A/D
-
Câu 25:
Thế nào là sai số chủ quan:
A. Là sai số sinh ra do sự không hoàn thiện của phương pháp đo
B. Là sai số của thiết bị đo sử dụng trong phép đo
C. Là sai số gây ra do ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài lên đối tượng đo
D. Là sai số gây ra do ngư i sử dụng