345 câu trắc nghiệm Tổ chức và quản lý y tế
Với hơn 470 câu trắc nghiệm Tổ chức và quản lý y tế (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Dân số bình quân trong năm được tính bằng công thức:
A. (1/2) dân số hiện có cuối năm
B. (1/2) dân số hiện có lúc 0 giờ ngày 1 tháng 7 của năm điều tra
C. (1/2) dân số hiện có giữa năm
D. (1/2) [ dân số hiện có đầu năm + dân số hiện có lúc cuối năm
-
Câu 2:
Tỷ số chết mẹ (Maternal Mortality Ratio ( MMR):
A. tỷ số phần ngàn số bà mẹ chết trong năm so với tổng số trẻ sinh ra và sống trong năm.
B. tỷ số phần ngàn số bà mẹ chết do thai sản trong năm so với tổng số trẻ sinh ra và sống trong năm
C. tỷ số phần ngàn số bà mẹ chết do thai sản trong năm so với tổng số trẻ sinh ra trong năm.
D. tỷ số phần ngàn số bà mẹ chết do thai sản trong năm so với tổng số trẻ sinh ra và sống giữa năm
-
Câu 3:
Các chỉ số hậu cần y tế thường dùng trong quản lý thông tin y tế bao gồm:
A. Tỷ lệ bệnh viện có trang thiết bị 4 khoa ở trên địa bàn (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, cấp cứu hồi sức và phòng mổ), số giường bệnh tính trên 1000 dân
B. Tỷ lệ bệnh viện có trang thiết bị 4 khoa ở trên địa bàn (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, cấp cứu hồi sức và phòng mổ), số cán bộ y tế trên 1000 dân
C. Tỷ lệ bệnh viện có trang thiết bị 4 khoa ở trên địa bàn (chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, cấp cứu hồi sức và phòng mổ), tỷ lệ trạm y tế có đủ thuốc thiết yếu cung cấp cho người dân theo danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế
D. Tỷ lệ trạm y tế có đủ thuốc thiết yếu cung cấp cho người dân theo danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế, ngân sách y tế nhà nước tính theo đầu dân
-
Câu 4:
Các chỉ số hoạt động khám chữa bệnh thường dùng trong quản lý thông tin y tế bao gồm:
A. Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin, tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván
B. Số lần khám bệnh trên số dân, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú
C. Số lần khám bệnh trên số dân, tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin
D. Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú
-
Câu 5:
Công tác bảo vệ, bồi dưỡng sức khỏe ( chế độ lao động, công tác ăn uống nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ) bảo vệ đặc hiệu ( vắc xin ) đó là:
A. Dự phòng cấp I
B. Dự phòng cấp II
C. Dự phòng cấp III
D. Dự phòng ở mức độ IV
-
Câu 6:
Khi đã mắc bệnh thì cần phải giới hạn sự tác hại của bệnh tật đến mức tối đa. Đó là công tác dự phòng ở mức độ:
A. Dự phòng cấp I
B. Dự phòng cấp II
C. Dự phòng cấp III
D. Dự phòng cấp IV
-
Câu 7:
Các chỉ số hoạt động khám chữa bệnh (dinh dưỡng)thường dùng trong quản lý thông tin y tế bao gồm:
A. Tỷ lệ trẻ đẻ có cân nặng < 2.500 gam, tỷ lệ trẻ < 1 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ từ 4-6 tháng tuổi không đủ sữa mẹ
B. Tỷ lệ trẻ đẻ có cân nặng < 2.500 gam, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ từ 4-12 tháng tuổi không đủ sữa mẹ
C. Tỷ lệ trẻ đẻ có cân nặng < 2.500 gam, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ từ 4-6 tháng tuổi không đủ sữa mẹ
D. Tỷ lệ trẻ đẻ có cân nặng < 2.500 gam, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng tuổi không đủ sữa mẹ
-
Câu 8:
Chẩn đoán sớm rất khó, vì vậy chủ yếu là phải tiến hành:
A. Khám phát hiện hàng loạt, Khám phát hiện bằng những phương tiện hiện đại, Khám kiểm tra khi bệnh đã xẩy ra, Khám dự phòng
B. Khám phát hiện hàng loạt
C. Khám phát hiện bằng những phương tiện hiện đại
D. Khám kiểm tra khi bệnh đã xẩy ra
-
Câu 9:
Các chỉ số sức khỏe sinh sản /KHHGĐ thường dùng trong quản lý thông tin y tế bao gồm:
A. Tỷ lệ sản phụ đẻ được CBYT đỡ đẻ, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp KHHGĐ, tỷ lệ trẻ đẻ có cân nặng < 2.500 gam
B. Tỷ lệ sản phụ đẻ được CBYT đỡ đẻ, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp KHHGĐ, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
C. Tỷ lệ sản phụ đẻ được CBYT đỡ đẻ, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp KHHGĐ
D. Tỉ lệ sản phụ được khám thai ít nhất 3 lần trong năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp KHHGĐ, tỷ lệ trẻ từ 4-6 tháng tuổi không đủ sữa mẹ
-
Câu 10:
Các chỉ số mô hình bệnh tật tử vong thường dùng trong quản lý thông tin y tế bao gồm:
A. Mười bệnh chết cao nhất điều trị tại bệnh viện
B. Cơ cấu % mắc theo các nhóm bệnh theo ICD 10
C. Cơ cấu % chết theo các nhóm bệnh theo ICD 10
D. Cơ cấu % mắc, chết theo các nhóm bệnh theo ICD 10
-
Câu 11:
Các đối tượng ưu tiên khám dự phòng:
A. Cán bộ nhân viên y tế , Cán bộ nhân viên nhà trẻ, bếp ăn tập thể, Công nhân ở những bộ phận sản xuất có nguy hại đến cơ thể, Trẻ em
B. Cán bộ nhân viên y tế
C. Cán bộ nhân viên nhà trẻ, bếp ăn tập thể
D. Công nhân ở những bộ phận sản xuất có nguy hại đến cơ thể
-
Câu 12:
Quan sát trực tiếp là kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách:
A. người quan sát tham dự vào bối cảnh để quan sát và thu thập số liệu
B. người quan sát xem xét tình huống một cách công khai hay kín đáo nhưng không tham gia vào tình huống quan sát
C. Nhìn và ghi chép một cách có hệ thống về các hành động và đặc tính của đối tượng nghiên cứu
D. hỏi trực tiếp đối tượng và ghi chép một cách có hệ thống về các hành động và đặc tính của đối tượng nghiên cứu
-
Câu 13:
Gắn liền với công tác chẩn đoán và điều trị là công tác giám định khả năng lao động nhằm:
A. Đánh giá tình hình sức khỏe của những người lao động, Qua công tác giám định khả năng lao động nghiên cứu các chế độ, chính sách đối với từng loại ngành nghề thích hợp
B. Qua công tác giám định khả năng lao động nghiên cứu các chế độ, chính sách đối với từng loại ngành nghề thích hợp
C. Đánh giá công tác chẩn đoán
D. Đánh giá công tác điều trị
-
Câu 14:
Hệ thống quản lý thông tin y tế ở nước ta hiện nay bao gồm:
A. Bộ phận thống kê y tế ở bộ y tế, bộ phận thống kê y tế ở các sở y tế, bộ phận thống kê y tế ở trạm y tế xã phường
B. Phòng thống kê tổng hợp bộ y tế, phòng thống kê tin học thuộc vụ kế hoạch, bộ phận thống kê y tế ở các trung tâm y tế huyện
C. Phòng thống kê tổng hợp bộ y tế, phòng thống kê tin học thuộc vụ kế hoạch, tổng cục thống kê
D. Bộ phận thống kê y tế ở bộ y tế, bộ phận thống kê y tế ở các sở y tế, bộ phận thống kê y tế ở các trung tâm y tế huyện, bộ phận thống kê y tế ở trạm y tế xã phường
-
Câu 15:
Hệ thống thu thập thông tin của ngành y tế nước ta bao gồm mấy 5 nguồn chính:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 16:
Phục hồi chức năng có những nhiệm vụ là:
A. Tâm lý trị liệu, Phục hồi xã hội, Phục hồi nghề nghiệp, Điều trị phục hồi
B. Tâm lý trị liệu
C. Phục hồi xã hội
D. Phục hồi nghề nghiệp
-
Câu 17:
Cơ quan có quyền ban hành và quản lý sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê của ngành y tế, thống nhất và chuẩn hóa biểu mẫu thống kê, sổ sách ghi chép ban đầu và phần mềm tin học chuyên dụng là:
A. Bộ phận thống kê y tế ở bộ y tế
B. Bộ phận thống kê y tế ở bộ, bộ phận thống kê y tế ở các sở y tế
C. Bộ phận thống kê y tế ở các sở y tế
D. Bộ phận thống kê y tế ở các trung tâm y tế huyện
-
Câu 18:
Mô hình thu thập thông tin đang áp dụng trong quản lý thông tin y tế hiện nay gồm:
A. Hệ thống báo cáo thống kê định kỳ của tuyến y tế cơ sở tổng hợp tại huyện, tỉnh rồi chuyển cho Phòng TK-TH thuộc Vụ Kế Hoạch, Bộ Y Tế
B. Báo cáo của các chương trình y tế ngành dọc, báo cáo định kỳ trực tiếp từ 61 huyện trọng điểm của UNICEF
C. Báo cáo của Tổng Cục Thống Kê, hệ thống báo cáo chính thức của bộ y tế
D. Hệ thống thông tin chính thức, hệ thống thông tin của các chương trình y tế ngành dọc, hệ thống thông tin điều tra nghiên cứu
-
Câu 19:
Điều trị phục hồi có tác dụng:
A. Phòng ngừa biến dạng, Rút ngắn quá trình bù trừ tự nhiên, Tập luyện để đem lại sự cân bằng thể chất và tinh thần
B. Rút ngắn quá trình tái tạo tự nhiên
C. Phòng ngừa biến dạng
D. Rút ngắn quá trình bù trừ tự nhiên
-
Câu 20:
Phục hồi xã hội nhằm mục đích tạo cho bệnh nhân các yếu tố:
A. Thích nghi với môi trường xã hội, Phục hồi lại nghề nghiệp, Phục hồi về tâm lý, Thích nghi với gia đình
B. Thích nghi với môi trường xã hội
C. Phục hồi lại nghề nghiệp
D. Phục hồi về tâm lý
-
Câu 21:
Phương tiện thu thập thông tin chính thức của Bộ Y Tế hiện nay gồm có:
A. 6 cuốn sổ từ A1 đến A6
B. 7 cuốn sổ từ A1 đến A7
C. 8 cuốn sổ từ A1 đến A8
D. 9 cuốn sổ từ A1 đến A9
-
Câu 22:
Một số nhược điểm trong công tác quản lý thông tin y tế nước ta hiện nay:
A. Thiếu sự thống nhất trong điều phối, số liệu thông tin quá nhiều nhưng không đầy đủ, chất lượng thông tin còn thấp, ít sử dụng thông tin y tế
B. Số liệu thông tin ít và không đầy đủ, chất lượng thông tin còn thấp, ít sử dụng thông tin y tế
C. Chưa có các biểu mẫu ghi chép thống nhất, số liệu thông tin quá nhiều nhưng không đầy đủ, chất lượng thông tin còn thấp, ít sử dụng thông tin y tế
D. Thiếu sự phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, sử dụng thông tin không đúng mục đích
-
Câu 23:
Phục hồi chức năng cho trẻ em ngoài việc điều trị phục hồi, còn có:
A. Phục hồi xã hội, Phục hồi nghề nghiệp, Phục hồi sư phạm, Phục hồi tâm lý
B. Phục hồi xã hội Phục hồi sư phạm
C. Phục hồi nghề nghiệp
D. Phục hồi sư phạm
-
Câu 24:
Những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng thông tin y tế ở nước ta còn thấp là do:
A. Người dân không hợp tác, phải thu thập nhiều thông tin, nguồn số liệu lại chưa chuẩn xác
B. Cán bộ y tế chưa có trách nhiệm cao, nguồn số liệu lại chưa chuẩn xác, biểu mẫu chưa thực sự khoa học
C. Phải thu thập nhiều thông tin, nguồn số liệu lại chưa chuẩn xác, đội ngũ cán bộ thống kê chưa ổn định và phương tiện chưa đầy đủ
D. Phải thu thập nhiều thông tin, nguồn số liệu lại chưa chuẩn xác, biểu mẫu chưa thực sự khoa học, đội ngũ cán bộ thống kê chưa ổn định và phương tiện chưa đầy đủ
-
Câu 25:
Phục hồi sư phạm cần tổ chức:
A. Tổ chức giáo dục lúc trẻ em còn điều trị tại trung tâm phục hồi, Giáo dục tại nhà cho trẻ em , Giáo dục để cho em có thể trở lại trường phổ thông, Tổ chức giáo dục ở các trường đặc biệt
B. Giáo dục tại nhà cho trẻ em
C. Giáo dục để cho em có thể trở lại trường phổ thông
D. Tổ chức giáo dục ở các trường đặc biệt