350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chức năng của các lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch:
A. tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn
B. tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào
C. tham gia điều hoà đáp ứng miễn dịch
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Chức năng của lympho bào B trong đáp ứng miễn dịch bao gồm:
A. biệt hoá thành tế bào B trí nhớ miễn dịch (memory B cell)
B. sản xuất kháng thể
C. sản xuất bổ thê
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 3:
Sự xuất hiện các “tâm điểm mầm” trong các nang lympho của hạch lympho thể hiện rằng:
A. hạch lympho đó có biểu hiện bất thường bệnh lý, cần có biện pháp điều trị thích hợp
B. tại hạch lympho đang diễn ra một đáp ứng miễn dịch
C. hạch lympho đó bị nhiễm khuẩn
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 4:
“Vùng phụ thuộc tuyến ức” trong cấu trúc của một hạch lympho có đặc điểm là:
A. bao gồm chủ yếu là các lympho bào B
B. bao gồm chủ yếu là các lympho bào T
C. ở người trưởng thành, khi tuyến ức bị thoái hoá thì vùng này trở nên thưa thớt tế bào
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Kháng nguyên CD8 có mặt trên tế bào nào?
A. lympho bào T gây độc
B. lympho bào T hỗ trợ
C. lympho bào B
D. tế bào plasma
-
Câu 6:
Tế bào nào tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào?
A. đại thực bào
B. bạch cầu trung tính
C. lympho bào T
D. tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Kháng nguyên CD4 có mặt trên tế bào nào?
A. lympho bào T gây độc
B. lympho bào T hỗ trợ
C. lympho bào B
D. bạch cầu ái toan
-
Câu 8:
Lympho bào T biệt hoá ở cơ quan, tổ chức nào?
A. hạch lympho
B. gan
C. tuyến ức
D. tuỷ xương E. lách
-
Câu 9:
Trong các cơ quan dưới đây, cơ quan nào là cơ quan lympho trung ương:
A. hạch lympho vùng hầu họng
B. hạch mạc treo ruột
C. lách
D. tuyến ức
-
Câu 10:
Kháng thể chống kháng nguyên nhóm máu hệ ABO có mặt trong huyết thanh người thường có nguồn gốc là:
A. từ cơ thể mẹ chuyển sang cho thai nhi trong thời kỳ bào thai B. do được truyền máu có kháng thể chống kháng nguyên nhóm máu
B. tự nhiên (bẩm sinh)
C. do được gây miễn dịch thông qua việc truyền máu khác nhóm trước đó
D. cả 4 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 11:
Tính sinh miễn dịch của kháng nguyên phụ thuộc vào những yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. tính lạ của kháng nguyên
B. cấu trúc hoá học của kháng nguyên
C. liều lượng kháng nguyên và đường đưa kháng nguyên vào cơ thể
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 12:
Tính đặc hiệu của kháng nguyên được quy định bởi:
A. toàn bộ phân tử kháng nguyên
B. các nhóm chức hoá học trong phân tử kháng nguyên
C. các quyết định kháng nguyên
D. kích thước phân tử kháng nguyên
-
Câu 13:
Trong hệ thống nhóm máu ABO của người có các kháng nguyên sau:
A. kháng nguyên A
B. kháng nguyên O
C. kháng nguyên AB
D. tất cả các kháng nguyên kể trên
-
Câu 14:
Người nhóm máu A trong huyết thanh có kháng thể gì?
A. chống A
B. chống B
C. chống A và chống B
D. không có kháng thể chống A và chống B
-
Câu 15:
Người nhóm máu AB trong huyết thanh có kháng thể gì?
A. chống A
B. chống B
C. chống A và chống B
D. không có kháng thể chống A và chống B
-
Câu 16:
Đặc điểm lâm sàng của mày đay:
A. Thường xuất hiện ở mí mắt và môi
B. Thường xuất hiện nhanh và mất nhanh
C. Xuất hiện chậm và mất chậm
D. Ban là dạng nốt
-
Câu 17:
Triệu chứng thường gặp trong cơn hen:
A. Rối loạn nhịp thở
B. Ngừng thở
C. Nhịp thở tăng, thở gấp
D. Mạch chậm
-
Câu 18:
CĐPB hen với một số bệnh có tắc nghẽn đường hô hấp, cần:
A. Khám lâm sàng
B. Điều trị thở
C. Test phục hồi phế quản
D. Khai thác tiền sử
-
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây điển hình với phù Quinke:
A. Là mảng phù nề, căng mọng
B. Là nốt chấm phù nề
C. Thường xuất hiện ở các khớp
D. Phù nề lan tràn
-
Câu 20:
Triệu chứng của hen phế quản:
A. Gõ đục
B. Rung thanh tăng
C. Rales rít
D. Rì rào phế nang giảm
-
Câu 21:
Trong các bệnh dị ứng, bệnh nào sau đây là hay gặp nhất:
A. Viêm mũi dị ứng
B. Hen phế quản
C. Mày đay
D. Phù quince
-
Câu 22:
Liều lượng Adrenalin một lần trong sử trí sốc phản vệ đối với người lớn thường là:
A. 0.1 ml
B. 2 ml
C. 0.2 ml
D. 0.5 ml
-
Câu 23:
Mày đay mạn có đặc điểm:
A. Thường biết rõ nguyên nhân
B. Thường không rõ nguyên nhân
C. Đáp ứng tốt với điều trị
D. Là loại mày đay dị ứng
-
Câu 24:
Triệu chứng khó thở trong cơn HPQ có đặc điểm:
A. Khó thở cả 2 thì
B. Khó thở ra là chủ yếu
C. Khó thở liên tục
D. Nhịp thở kiểu Cheyne – stoch
-
Câu 25:
Đặc điểm lâm sàng đặc trưng của hội chứng SJS:
A. Xuất hiện ban da > 30% diện tích da cơ thể
B. Loét ít nhất 2 hốc tự nhiên
C. Ban dạng nút
D. Hồng ban đa dạng