350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kháng thể IgE thường tham gia trực tiếp vào hiện tượng (hoặc hiệu quả) gì trong các hiện tượng (hoặc hiệu quả) sau đây:
A. opsonin hoá
B. hiệu quả ADCC (gây độc tế bào bởi tế bào phụ thuộc kháng thể)
C. hiệu quả canh cửa
D. trung hoà ngoại độc tố vi khuẩn
-
Câu 2:
Kháng thể IgE có thể gắn lên bề mặt của các tế bào nào dưới đây:
A. bạch cầu trung tính
B. bạch cầu ái kiềm
C. bạch cầu ái toan
D. lympho bào B
-
Câu 3:
Kháng thể IgE có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến những quá trình nào trong các quá trình dưới đây:
A. thực bào
B. gây độc tế bào bởi lympho bào Tc
C. giải phóng amin hoạt mạch
D. sản xuất lymphokin
-
Câu 4:
Sự sản xuất IgA tiết trong lòng ống tiêu hoá có sự tham gia trực tiếp của các tế bào:
A. đại thực bào
B. tế bào biểu mô niêm mạc ống tiêu hoá
C. tế bào mast
D. lựa chọn A và D
-
Câu 5:
Kháng thể IgA tiết thường có mặt trong:
A. dịch nhày đường tiêu hoá, hô hấp
B. nước bọt
C. sữa mẹ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Chức năng sinh học của kháng thể trong đáp ứng miễn dịch:
A. chỉ thể hiện khi kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên
B. có được là do kháng thể có khả năng gắn lên một số tế bào có thẩm quyền miễn dịch và hoạt hoá các tế bào này
C. thể hiện ở việc kháng thể sau khi gắn với kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích thì có khả năng trực tiếp gây tan tế bào đích
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Kháng thể có thể trực tiếp gây ra những tác động, hiệu quả hoặc hiện tượng gì trong số các tác động, hiệu quả hoặc hiện tượng dưới đây:
A. cố định bổ thể, đưa đến hoạt hoá bổ thể
B. kích thích sản xuất lymphokin
C. tan tế bào vi khuẩn (không cần sự tham gia của bổ thể)
D. kích thích sản xuất bổ thê
-
Câu 8:
Hoạt tính sinh học của kháng thể IgE:
A. tương tự như IgG, nghĩa là IgE có thể kết hợp với kháng nguyên, gây ra những hiệu quả tương tự như khi IgG kết hợp với kháng nguyên
B. khác với của IgG ở chỗ IgE chỉ có thể tham gia vào hiện tượng opsonin hoá chứ không tham gia vào các hiệu quả khác mà IgG có thể tham gia, như cố định bổ thể, làm tan tế bào đích ...
C. khác với các lớp kháng thể khác ở chỗ IgE không trực tiếp tham gia vào các hiện tượng (hoặc hiệu quả) như kháng thể nói chung (chẳng hạn opsonin hoá, cố định bổ thể, làm tan tế bào đích ...), mà nó có tác dụng tạo thuận cho các cơ chế đáp ứng miễn dịch khác
D. tương tự như các lớp kháng thể khác ở chỗ IgE thể hiện các hoạt tính này khi ở dạng tự do lưu hành trong máu ngoại vi
-
Câu 9:
Nồng độ kháng thể IgE trong huyết thanh:
A. rất thấp, vì IgE có khả năng kết hợp kháng nguyên cao, do đó khi được sản xuất ra sẽ kết hợp với kháng nguyên, dẫn đến giảm nồng độ trong huyết thanh
B. rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với các tế bào đại thực bào
C. rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với các lympho bào T
D. rất thấp, vì IgE khi được sản xuất ra sẽ gắn với các tế bào mast, bạch cầu ái kiềm
-
Câu 10:
Trong phân tử kháng thể, các chỗi polypeptid nối với nhau bằng:
A. cầu nỗi disulfua
B. lưc liên kết tĩnh điện Coulomb
C. lực liên kết hydro
D. lực liên phân tử van der Waals
-
Câu 11:
Hoạt tính sinh học của IgE:
A. chỉ có thể được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của tế bào đại thực bào
B. chỉ có thể được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của lympho bào T
C. chỉ có thể được thể hiện khi có sự tham gia trực tiếp của bổ thể
D. chỉ có thể được thể hiện có sự tham gia trực tiếp của tế bào mast, bạch cầu ái kiềm
-
Câu 12:
Tế bào nào có khả năng sản xuất kháng thể IgE:
A. tế bào mast
B. bạch cầu ái kiềm
C. tế bào plasma
D. lympho bào B
-
Câu 13:
Sự liên kết giữa kháng nguyên và kháng thể diến ra nhờ:
A. lưc liên kết tĩnh điện Coulomb
B. lực liên kết hydro
C. lực liên phân tử van der Waals
D. tất cả các lực trên
-
Câu 14:
Ở người nhiễm HIV/AIDS:
A. không có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì các lympho bào B và tế bào plasma không bị HIV tấn công
B. có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì HIV tấn công các lympho bào B, làm cho các tế bào này không biệt hoá thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể đượcc
C. có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì HIV tấn công các tế bào plasma, làm cho các tế bào này không sản xuất kháng thể đượ
D. có sự giảm tổng hợp kháng thể, mặc dù HIV không tấn công trực tiếp các lympho bào B và tế bào plasma
-
Câu 15:
Ba vùng quyết định tính bổ cứu (CDR) của chuỗi nặng kết hợp với ba CDR của chuỗi nhẹ tạo thành:
A. mãnh Fab
B. mãnh F(ab/ )2
C. vùng thay đổi
D. paratop
-
Câu 16:
Người nhiễm HIV/AIDS thường dễ mắc bệnh lao vì:
A. cơ thể những người này suy giảm khả năng sản xuất kháng thể chống lao
B. các tế bào thực bào ở những người này giảm khả năng bắt giữ vi khuẩn lao
C. cơ thể những người này suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào, do đó giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao
D. cơ thể những người này suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn, do đó giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn lao
-
Câu 17:
Vùng siêu biến nằm trong:
A. vùng CH1
B. vùng CH2
C. vùng CH3
D. vùng VH và VL
-
Câu 18:
Lớp kháng thể có thể cố định bổ thể là:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgG và IgM
-
Câu 19:
Người nhiễm HIV/AIDS thường có các biểu hiện của:
A. suy giảm đáp ứng tạo kháng thể, vì các lympho bào B bị tấn công bởi HIV
B. suy giảm đáp ứng tạo kháng thể, mặc dù HIV không tấn công lympho bào B
C. suy giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, nhưng khả năng đáp ứng tạo kháng thể vẫn bình thường vì HIV không tấn công các lympho bào B
D. Cả 3 lựa chọn trên đều sai
-
Câu 20:
Thành phần của bổ thể tham gia hiện tương opsonin hoá các tế bào thực bào là:
A. C1
B. Yếu tố B
C. C3b
D. C5a
-
Câu 21:
Kháng thể IgA tiết trong lòng ống tiêu hoá thường tham gia vào các hiện tượng (hoặc hiệu quả) gì trong số các hiện tượng (hoặc hiệu quả) dưới đây:
A. trung hoà ngoại độc tố vi khuẩn
B. opsonin hoá
C. làm tan tế bào vi khuẩn
D. hiệu quả ADCC
-
Câu 22:
Thành phần của bổ thể có tác dụng hoá ứng động dương đối với bạch cầu hạt trung tính là:
A. C1
B. Yếu tố B
C. C3b
D. C5a
-
Câu 23:
Một phân tử kháng thể IgA tiết cấu tạo bởi:
A. 4 chuỗi polypeptide
B. 5 chuỗi polypeptide
C. 8 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết (secretory component)
D. 9 chuỗi polypeptide và một mảnh tiết
-
Câu 24:
Trong một phân tử kháng thể IgA tiết có:
A. 1 phân tử IgA đơn phân
B. 2 phân tử IgA đơn phân
C. 4 phân tử IgA đơn phân
D. 5 phân tử IgA đơn phân
-
Câu 25:
Lớp kháng thể nào có trọng lượng phân tử lớn nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE